Xử lý vụ án khuất tất kit Việt Á – phép thử cho tương lai
nước Việt
31/12/2021
http://vanviet.info/van-de-hom-nay/xu-l-vu-n-khuat-tat-kit-viet-php-thu-cho-tuong-lai-nuoc-viet/
Thời gian qua, trên công luận cả mạng xã hội
và báo chí chính thống của nhà nước như “lên đồng” về chủ đề liên quan đến vụ
án kit Việt Á là điều dễ hiểu vì còn nhiều khuất tất liên quan đến sinh mạng
con người, lừa dối và bóc lột nhân dân, v.v.
Để khách quan, khoa học và minh bạch, bài viết
này mục đích để rút tỉa bài học kinh nghiệm và tìm đối sách ngăn ngừa những vấn
đề như thế trong tương lai. Bài viết gồm các phần: (1) Điểm tin các báo chính
thống của Nhà nước; (2) Phân tích đánh giá; (3) Các giải pháp và (4) Kết luận.
I. Điểm tin các
báo chính thống của nhà nước
Tôi đọc những tin tức trên các trang web tin cậy,
hệ thống lại thì thấy câu chuyện như sau.
Họ dùng tiền thuế của dân gần 19 tỷ để nghiên
cứu làm ra test kit mà có chuyên gia cho rằng số tiền này là quá cao so với những
công trình tương tự:
“Kỳ lạ” nghiệm thu kit xét nghiệm Việt Á sau khi vụ
án bị khởi tố
https://www.youtube.com/watch?v=BqBYPnHCfTs
Rồi khi làm được test kit thành công (cho là
như vậy đi) tiền kiếm được thành của riêng chứ không thấy người dân nhận được
gì.
Suốt quá trình vụ việc, có nhiều dối trá. Ban
đầu bảo rằng test kit đã được WHO duyệt. Họ trình ra công văn của WHO viết rằng
“your submission has been accepted and has been given the following reference
number” chỉ đơn giản có nghĩa họ đã nhận được hồ sơ xin cấp phép và cho số hiệu
tham khảo, rồi dịch ra thành “WHO đã đánh giá bộ kit” và “WHO vui mừng thông
báo bộ kit của Việt Nam đã được chấp nhận và được gắn mã số”. Thậm chí người ta
còn nói Anh Quốc cấp phép cho bộ kit. Ai ở Bộ Khoa học – Công nghệ dối trá
trong dịch thuật như thế?
Về sau, mới có bản tin WHO đã bác test kit và
Bộ Khoa học – Công nghệ gỡ bản tin “kit được WHO chấp thuận”.
Mãi về sau nữa Bộ Khoa học – Công nghệ mới có
giải thích:
Bộ Khoa học và công nghệ: Thông tin sai ‘WHO chấp
thuận kit xét nghiệm của Việt Á’ là do… báo chí
Giải thích này thiếu thuyết phục lại như dầu đổ
vào lửa vì không chỉ ra bản tin dựa theo báo chí nào, mà chính Bộ Khoa học –
Công nghệ đầu tiên đưa bản tin với bản chụp công văn của WHO mà họ trích dịch
sai.
Có một câu hỏi cốt lõi cần được giải trình thỏa
đáng:
Hai Bộ đã ở đâu sau khi WHO từ chối phê duyệt test
kit của Việt Á?
https://thesaigontimes.vn/hai-bo-da-o-dau-sau-khi-who-tu-choi-phe-duyet-test-kit-cua-viet-a/
Bộ Khoa học – Công nghệ có 6 tháng để đính
chính (mà họ không làm) về việc “hiểu sai” (?) bản tin “WHO chấp thuận” tháng
4/2020 đến tháng 10/2020 với bản tin “WHO không chấp thuận”, sau đó họ có thêm
14 tháng nữa để sửa sai (mà họ không làm) cho đến tháng 12/2021 khi vụ việc bị
phanh phui.
Có rất ít thông tin về quy trình thử nghiệm và
phê duyệt test kit của Việt Á. Nhưng vì Việt Á được tặng Huân chương Lao động hạng
3, ai dám thắc mắc?! Cần hỏi lại: quy trình đề nghị và trao tặng Huân chương
này là như thế nào?
Công ty Việt Á được tặng Huân chương Lao động, sẽ xử
lý thế nào?
https://tienphong.vn/cong-ty-viet-a-duoc-tang-huan-chuong-lao-dong-se-xu-ly-the-nao-post1405063.tpo
Phải làm rõ và xử lý nghiêm việc đề xuất khen thưởng
Huân chương Lao động cho Công ty Việt Á
BS Wynn Tran đưa ra một số suy nghĩ mà thiết
nghĩ người ta cần xem xét. Ví dụ: ngày 17/2/2020 Bộ Khoa học – Công nghệ phê
duyệt đề án nghiên cứu làm test kit, ngày 3/3/2020 Bộ Khoa học – Công nghệ nghiệm
thu giai đoạn 1, hôm sau 4/3/2020 Bộ Y tế cấp phép cho sử dụng – quá cập rập so
với quy trình khoa học. Lúc đó số ca COVID-19 chỉ đếm trên đầu ngón tay, làm thế
nào Việt Á có đủ thử nghiệm trên số ca để có giá trị khoa học?
Vụ bộ xét nghiệm Việt Á: ‘Một lỗi quá nặng trong
khoa học’
https://www.youtube.com/watch?v=zdxMgQt0dzI&t=1s
Không có thông tin về những chuyên gia nào nằm
trong hội đồng nghiệm thu, và họ làm việc ra sao.
Kế tiếp: ra lệnh xét nghiệm trên diện rộng, phải
chăng nhằm tạo điều kiện cho Việt Á khi công ty này được độc quyền dự thầu test
kit ở 62 tỉnh thành?
Chuyện khó tin mà
có thật:
Xưởng sản xuất cung ứng cả triệu kit test
COVID-19 của Việt Á chỉ rộng 10m2.
Xưởng sản xuất kit test Covid-19 ‘lớn nhất cả nước’
của Việt Á rộng… 10m2.
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/xuong-san-xuat-kit-test-covid-19-cua-viet-a-rong-10m2-802971.html
Thay vì hàng ngàn nhân viên kỹ thuật cao như
quảng cáo, chỉ có vài công nhân thời vụ với thiết bị hết sức sơ sài, không biết
gì về quy trình khoa học mà chỉ làm những việc pha trộn theo lệnh từ trên đưa
xuống. Những vấn đề hiển nhiên như thế mà không ai nhận ra trong quy trình xét
duyệt test kit???
Thâm nhập căn phòng 10m2, xuất xưởng 30
nghìn bộ kit xét nghiệm/tháng của công ty Việt Á | VTC Now
https://www.youtube.com/watch?v=3P6tX1BZPuA
Tủ cấp đông ở cơ sở là loại không đúng tiêu chuẩn,
chỉ dùng để trữ thịt heo, thịt gà làm bếp nên không thể đảm bảo chất lượng sinh
phẩm trữ trong đó. Nước để dùng trong việc chế tạo sinh phẩm cũng là loại không
đạt chất lượng.
Vụ bộ xét nghiệm Việt Á: “Một lỗi quá nặng trong
khoa học”.
https://www.youtube.com/watch?v=zdxMgQt0dzI&t=1s
Việc xét duyệt test kit cần có sự khảo sát
phòng thí nghiệm, xem xét hồ sơ chuyên môn và phỏng vấn nhân viên thực sự, rà
soát các quy trình – là những công việc hết sức cơ bản và quan trọng nhưng có vẻ
như chẳng được thực hiện gì cả?
Cho nên, có hậu quả về an toàn nhưng nặng nề đến
đâu cần làm rõ:
WHO: Kit xét nghiệm của Việt Á không cung cấp được bằng
chứng an toàn VTC Tin mới
https://www.youtube.com/watch?v=yQGbz6dqog4
Cũng nên khảo sát những hệ lụy do test kit cho
kết quả âm tính giả, khiến cho dịch bệnh lây lan thêm.
Người ta nghe nói đến Việt Á làm như thể đây
là nghi can duy nhất, chứ ít khi nghe nói đến những cơ quan khác có vai trò
quan trọng không kém nhưng lại đưa Việt-Á làm bia đỡ đạn. Nhất là những sân
sau, còn được gọi là chân rết, vòi bạch tuộc. Họ là những ai??? “Vụ việc chỉ là
phần nổi trong tảng băng chìm.” TS Nguyễn Việt Hùng – nguyên Vụ trưởng Vụ Quản
lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư – cho rằng có thể có cả một dây chuyền
nhiều người tham gia vào vụ sai phạm này.
Chuyên gia: Đằng sau sai phạm của Việt Á có thể là cả
một dây chuyền nhiều người tham gia VTC Now
https://www.youtube.com/watch?v=rBai3m592aw
Ngoài những vấn đề về tài chính, chuyên môn, đấu
thầu… còn có vấn đề về tính khoa học. Trang web Công an Nhân dân đặt câu hỏi rất
hay:
Ai chịu trách nhiệm về tính liêm chính của thông tin
khoa học?
https://cand.com.vn/phap-luat/ai-chiu-trach-nhiem-ve-tinh-liem-chinh-cua-thong-tin-khoa-hoc–i638871/
Tóm lại, có quá nhiều câu hỏi và quá ít câu trả
lời!
II. Phân tích đánh
giá
Nhiều nhà khoa học, kể cả chuyên gia Việt kiều
còn nặng lòng với đất nước vẫn hay nói khoa học Việt Nam cần một sự cải cách
sâu rộng. Cải cách về qui trình xét duyệt và tài trợ cho nghiên cứu, đến qui định
về công bố khoa học và tiêu chuẩn đề bạt các chức danh khoa học. Nhưng ở Việt
Nam cái sức ỳ ("silo") quá nặng nề, nên hậu quả là vẫn “vũ như cẩn”
và theo thời gian, các tiếng nói tâm huyết dần dần tắt đi. Thay vào đó là cái xấu
lên ngôi.
Sự vụ Việt Á phản ảnh đầy đủ những khuất tất
trong khoa học. Có chuyên gia đặt câu hỏi đề tài nghiên cứu chỉ là một
“reinvent the wheel” (phát minh lại cái bánh xe) bởi vì kỹ thuật đã được đăng tải
rộng rãi từ lâu thế mà tiêu tốn gần 19 tỉ tiền thuế của dân. Vai trò của các bộ/
ngành trong việc đánh giá lý luận khoa học và tính khái toán chi phí là như thế
nào?
Tôi đã tham gia nhiều hội đồng khoa học xác định
nhiệm vụ và hội đồng nghiệm thu đề tài cấp nhà nước nên cũng hiểu về nhiệm vụ
khoa học công nghệ cấp quốc gia, đây là đặt hàng của Bộ Khoa học – Công nghệ
khi phải đối phó với tình huống dịch COVID-19 khẩn cấp. Đề tài được giao cho Học
viện Quân y chủ trì, Việt Á chỉ là đơn vị phối hợp.
Tháng 3/2020 đề tài được
nghiệm thu giai đoạn 1 và Hội đồng đánh giá nghiệm thu xác định nội dung đề tài
đã đạt được yêu cầu đặt hàng và kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sản xuất. Đề tài tiếp
tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu và dự kiến sẽ nghiệm thu vào tháng 12/2021.
Như vậy, dưới góc độ nghiên cứu không có vấn đề gì về quy trình, thủ tục và kết
quả nghiên cứu, mặc dù sản phẩm kit test đã được nhiều nước công bố thành công
nhưng vẫn là mới đối với Việt Nam.
Vấn đề ở đây là Bộ Khoa học – Công nghệ khi
xét duyệt đề tài nghiên cứu của học viện quân y đã tỏ ra dễ dãi, ưu ái quá mức:
đồng ý cấp 1 nguồn kinh phí khủng (19 tỷ đồng) mà dường như không thẩm định về
năng lực nghiên cứu như tính khả thi của việc đạt được mục tiêu (thông qua thẩm
định kết quả đã có ở mức nào, cơ sở khoa học và thực tế để đạt được các kết quả
tiếp theo) cũng như năng lực tài chính về nguồn vốn đối ứng – ứng trước khi
chưa được cấp kinh phí vì chắc là việc cấp kinh phí từ ngân sách không dễ dàng
và sẽ phải chia nhỏ ra sau khi nghiệm thu từng giai đoạn.
Nếu Bộ Khoa học – Công nghệ làm đúng việc thẩm
định và nghiệm thu, cấp kinh phí cho từng giai đoạn với đề tài này như thông lệ
thẩm định với hầu hết các đề tài khoa học hiện nay mà tôi từng tham dự hội đồng
thì Bộ Khoa học – Công nghệ sẽ không khó để mà loay hoay thanh minh dẫn đến như
“tẩu hoả nhập ma” càng làm công luận bức xúc.
Thông tin Hội đồng nghiệm thu đề tài 8/8 đồng
ý. Hội đồng luôn có số lẻ 9 hoặc 11 thành viên. Khi nghiệm thu không được vắng
mặt hai phản biện. Như vậy, thành viên hội đồng nghiệm thu có người vắng mặt
không biết vì lý do gì?
Nếu “mổ xẻ”, có thể thấy cách thực hiện thí
nghiệm & nghiên cứu chẳng biết ra sao nhưng nhìn vào những cái mốc thời
gian là đáng ngờ. Đề tài được phê chuẩn vào tháng 2/2020, nhưng cuối tháng
2/2020 thì đã có dữ liệu nộp cho một tập san y khoa tầm thấp rồi! Làm thí nghiệm
gì mà nhanh thế? Làm nghiên cứu loại này đòi hỏi phải làm ra các chất liệu như
“primers, probe, beads”, v.v. và tốn rất nhiều thời gian, không thể chỉ vài
ngày được. Hay là người ta đã có sẵn một cái “assay” nào đó, rồi chỉ “pha chế”
cho ra cái assay mới’?
Tuy chưa biết làm nghiên cứu ra sao, nhưng chỉ
đọc qua bài báo là thấy nhiều vấn đề rồi. Có nhiều vấn đề rất sơ đẳng mà đáng
lí ra bất cứ nhà khoa học trưởng thành nào cũng biết. Ví dụ như họ làm nghiên cứu
trên vài chục người mà trong đó một số là “nghi ngờ” bị COVID. Nhóm chứng mà
bao gồm những người “nghi ngờ” nhiễm thì chứng cái gì? Đúng là một sai lầm rất
cơ bản trong thiết kế thí nghiệm.
Theo một thông tin từ báo (vì nhóm nghiên cứu
chẳng công bố minh bạch) thì sản phẩm của đề tài nghiên cứu là sáu bài báo khoa
học. Trong số này, có một bài trên tập san quốc tế (ý nói J Med Virol), một bài
tiếng Anh trên một tập san nào đó ở Á châu, và còn lại là đăng trong nước. Ấy
thế, mà Học viện Quân y tự đánh giá là hoàn thành xuất sắc!?
Chi ra gần 19 tỉ đồng để có một bộ kit mà phẩm
chất chưa rõ ràng và chỉ hai bài báo quốc tế (tạm cho như thế) mà nói là xuất sắc?
Nếu là nghiên cứu quan trọng và có kết quả tốt thì chẳng ai công bố trên mấy tập
san làng nhàng cả.
Vậy mà theo sau đó là những “tung hứng” quá đà
nhưng rất tiêu biểu Việt Nam. Báo chí tung hứng thì còn hiểu được (vì họ bán
báo) nhưng giới khoa học mà dùng những cách nói thậm xưng là rất kì cục. Buồn
cười nhất là việc thông báo rằng cái kit “Made in Vietnam” đã được WHO và Bộ Y
tế Anh chấp thận. Những giải thích về hiểu lầm sau đó của Bộ Khoa học – Công
nghệ chỉ làm trò cười cho công chúng.
Những câu hỏi/vấn
đề cần phải giải thích là:
Xét duyệt: Dựa
vào tiêu chí nào mà một đề tài nghiên cứu được thông qua? Trên thế giới lúc đó
đã có nhiều kit xét nghiệm nhanh và tương đối rẻ tiền được FDA phê chuẩn cho sử
dụng rồi, tại sao không mua những kit đó mà phải sáng chế ra cái mới mà sau này
chúng ta biết là rất mắc tiền?
Hội đồng xét duyệt: Thành viên hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu gồm những ai? Bao nhiêu
người trong hội đồng có kinh nghiệm về kit xét nghiệm và làm assay?
Nhóm nghiên cứu: Trong nhóm nghiên cứu có ai là người có kinh nghiệm làm assay xét nghiệm?
Thành tích nghiên cứu khoa học và xuất bản khoa học của người này ra sao?
Quá trình nghiên cứu: Công trình nghiên cứu được thực hiện như thế nào? Những chất liệu và
phương tiện nào được mua từ ngoài (ở đâu), và những gì là đóng góp mới của nhóm
nghiên cứu? Đã làm những nghiên cứu nào, những nghiên cứu đó được thiết kế ra
sao, bao nhiêu bệnh nhân và bao nhiêu nhóm chứng (giải thích tại sao có con số
đó), đo lường những gì, ai đánh giá outcome và đánh giá bằng phương pháp gì?
Minh bạch hoá dữ liệu thí nghiệm (nếu có).
Chi phí nghiên cứu: Ngân sách cho nghiên cứu này lên đến gần 19 tỉ đồng (tức khoảng
900.000 USD), tức rất lớn. Câu hỏi đặt ra là số tiền này đã được chi cho các
khoản nào: bao nhiêu là chi cho chất liệu nghiên cứu, bao nhiêu là lương cho
nhân viên? Minh bạch và cụ thể hoá chi tiêu rất quan trọng.
Nghiệm thu: Một cách chính thức,
nghiên cứu chưa được nghiệm thu, nhưng tại sao bộ kit xét nghiệm đã được bán
cho các bệnh viện và trung tâm y tế trên cả nước? Vai trò của công ty Việt Á là
gì trong nghiên cứu, và tại sao nghiên cứu được tài trợ bởi Nhà nước mà sản phẩm
thì lại giao cho tư nhân để lấy lời?
Công bố khoa học: Dữ
liệu khoa học cần phải được công bố minh bạch để giới khoa học đánh giá. Nếu
nghiên cứu này quan trọng và có những cái mới thì tại sao nhóm tác giả lại công
bố trên một tập san dưới trung bình?
Nhân đây, tôi muốn nói rõ hơn việc cấp phép khẩn
cấp là bình thường khi hội đồng khoa học chấp thuận kit test đáp ứng các tiêu
chí kỹ thuật, nhiều loại sinh phẩm và kit của các nước khác cũng đã được cấp
phép khẩn cấp khi chưa qua hết công đoạn cuối của quá trình thử nghiệm. Và việc
cấp phép cũng không nhất thiết phụ thuộc vào phê duyệt của WHO, trừ phi muốn xuất
khẩu hoặc lọt vào danh mục bảo trợ của WHO để cung cấp cho các nước khác. Điều
tôi không hiểu là vì sao Việt Á lại tung tin mập mờ bộ kit test này đã được WHO
chấp nhận vào tháng 4/2020?
Và một số cơ quan báo chí đã vội đăng tin mà
không kiểm chứng, Bộ Khoa học – Công nghệ cũng đăng trên website của Bộ và gửi
thông tin này cho nhiều báo khác. Vừa rồi Bộ Khoa học – Công nghệ
lại gây bức xúc, khi đính chính là đăng tin sau khi “tổng hợp từ các báo chính
thống” đổ lỗi cho báo chí mà quên rằng cơ quan quản lý nhà nước về Khoa học –
Công nghệ phải kiểm chứng và cung cấp thông tin chính thống cho báo chí. Chiêu
bài “thoát xác” này chỉ có thể nói là “stupid”.
Tháng 10/2020 WHO mới có thông báo “không chấp
nhận” kit test của Việt Á. Tôi không biết vì sao Bộ
Y tế, Bộ Khoa học – Công nghệ và ngay cả đại diện WHO tại Việt Nam không có động
thái nào trong suốt 1 năm tiếp sau, để dư luận mặc nhiên chỉ biết thông tin về
kit của Việt Á như tin tức từ tháng 4/2020? Và Việt Á bán ồ ạt kit test cho các
tỉnh.
Việc đội giá và “lại quả” kit test là tội của
Việt Á. Nhưng Bộ Y tế không thể vô can vì trong công văn của bộ gửi các
địa phương có kèm danh mục kit test của các đơn vị cung cấp và giá bán. Mặc
dù giá bán do doanh nghiệp cung cấp nhưng khi ghi mập mờ trong công văn của Bộ
Y tế chắc chắn là căn cứ để các CDC biện minh cho việc mua kit với giá cao. Vì
sao không cơ quan nào thẩm định giá cho dù bộ y tế biện bạch kit test không phải
mặt hàng phải quản lý giá, nhưng khi cấp phép khẩn cấp và mua bằng ngân sách
thì phải thẩm định giá, còn không thì phải nói rõ trong công văn là phải đàm
phán giá hoặc đấu thầu giá.
III. Giải pháp
Rõ ràng là cơ sở 10 m2 với những
thiết bị sơ sài không thể nào sản xuất test kit gì cả. Cần yêu cầu Hải quan rà
soát sự nhập khẩu nguyên liệu làm test kit để pha trộn và đóng bao bì trong thời
gian qua thì có thể thấy ngay đã có những nguyên liệu gì, khối lượng bao nhiêu
do ai nhập về Việt Nam, đặc biệt là nhập về từ Trung Quốc.
Bộ Công an cần làm rõ 80% cổ phần của Việt Á
là của cổ đông nào? Một trong những dối trá ban đầu là nói rằng chi phí chỉ bằng
1/4 giá nhập khẩu, thế thì dựa theo cơ sở nào mà tính ra giá thành như vậy? Để
rồi về sau mới thấy giá cao hơn nhập khẩu!
Còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ để xác định
trách nhiệm của các cơ quan và các cá nhân liên quan. Giải pháp tiếp theo là phải
làm rõ các vấn đề nêu trên và xử lý nghiêm (không có vùng cấm) những người cố
tình tiếp tay cho Việt Á hoặc thiếu trách nhiệm để Việt Á lừa dối trót lọt.
Nếu nhà chức trách có thật tâm làm một cái gì
đó để tạo tiền đề cho cải cách khoa học, thì họ nên có một uỷ ban độc lập được
trao quyền thẩm định lại qui trình tài trợ, nghiên cứu, sản phẩm chuyển giao,
và công bố khoa học của đề tài nói trên. Để khách quan, khoa học và minh bạch hội
đồng thẩm định rất cần chuyên gia phản biện có uy tín, chuyên môn sâu, kể cả
chuyên gia Việt kiều, nhất là trong lĩnh vực về biomedical engineering để đánh
giá về chất lượng test kit.
IV. Kết luận
Người dân bức xúc là khi thông tin bung bét, cả
xã hội chịu hậu quả về kinh tế và sinh mạng của vụ lừa đảo và tham nhũng kinh
khủng thế này, khi người ta dã man lợi dụng "test dởm, giá khống" để
kiếm tiền bằng cách vơ vét, bòn vét đến đồng bạc cuối cùng của người lao động
thông qua bắt test đại trà 3 ngày/1 lần mới được đi làm, thì lãnh đạo Nhà nước
và cộng đồng phản ứng thế nào, có chịu cho vụ này chìm xuồng với một số cá nhân
“tế thần” không? Đây chính là phép thử cho tương lai của nước Việt vì mất lòng
tin của dân chúng là mất tất cả.
No comments:
Post a Comment