Việt Nam:
10 sự kiện nổi bật nhất với dư luận trên BBC năm 2021
BBC
News Tiếng Việt
31 tháng 12 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59827171
BBC News Tiếng Việt điểm lại 10 sự kiện, câu
chuyện mà bạn đọc trên mạng xã hội đã tham gia tương tác nhiều trên các trang
của chúng tôi năm 2021.
Các số liệu không phản ánh hết lượng người
xem, nghe và đọc nội dung, nhưng phần nào cho thấy sự quan tâm của dư luận
trên Facebook, YouTube và cả trang web bbcvietnamese.com với
các chủ đề thời sự Việt Nam năm 2021.
1. Thủ tướng Phúc cho phép FLC xây sân golf trên đất
rừng vào giờ chót
Trước khi rời cương vị Thủ tướng chính phủ,
ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký chuyển đổi mục đích của 156 ha rừng sản xuất sang mục
đích khác để thực hiện dự án làm sân golf của Tập đoàn FLC.
Điều này gây xôn xao dư luận, với 48.000 lượt
người thích, bình luận và chia sẻ bài
viết trên các trang của BBC News Tiếng Việt.
“Việt
Nam không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. (Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng
Chính phủ VN)
2. Du học sinh Việt Nam "giẫm đạp cờ
vàng" tại Úc
Đầu tháng 5, một du học sinh người Việt tại Úc
đã giẫm đạp lên lá cờ vàng ba sọc đỏ và liên tục có những phát ngôn bị nhiều
người cho là thách thức và gây thù hận.
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 5/5, ông Paul
Huy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales nói
ông đã làm việc với hiệu trưởng của ngôi trường, cảnh sát và Bộ di trú Úc về sự
việc trên và nhà trường thông báo đã tạm đình chỉ đối với học sinh này.
"Đây là hành động mạ lị, đạp lên lá cờ và
chửi rủa bằng lời lẽ thô tục là điều gây tổn thương cho cộng đồng chúng
tôi," ông Paul nói với BBC News Tiếng Việt.
Đáng chú ý, trong khi du học sinh trẻ tuổi vừa
vò và giẫm đạp lá cờ, một số người đi cùng đã reo hò cổ vũ. Có người kêu đốt lá
cờ.
Câu chuyện đã ngay lập tức gây sóng gió dư luận
và thu hút gần 160.000 lượt người thích, bình luận và chia sẻ bài viết trên các
trang của BBC News Tiếng Việt.
Bài đã đăng trên Facebook tại
đây.
3. Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy
và Lê Hữu Minh Tuấn bị án tù
Các ông Phạm Chí
Dũng (trái), Nguyễn Tường Thụy (trên, phải) và Lê Hữu Minh Tuấn (dưới, phải) đều
bị truy tố về tội tuyên truyền chống nhà nước CNXHCN Việt Nam
Án tù dài hạn cho ba nhà báo tự do với tội
danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm
2015.
Ông Phạm Chí Dũng bị mức án 15 năm tù, ông
Nguyễn Tường Thụy 11 năm, và ông Lê Hữu Minh Tuấn 11 năm.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC ông đã có
cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với các thân chủ của mình trong vụ án một số nhà báo
thuộc Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, tổ chức không được nhà nước Việt Nam công
nhận, bị chính quyền bắt giữ và có thể được đưa ra xét xử trong thời gian một
vài tháng tới.
"Ngay trước mặt tôi, ông Phạm Chí Dũng viết
vào một bản cáo trạng mà ông được một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí
Minh đưa cho. Ông viết rõ: 'Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam' và ký tên vào
đó."
Bài đã đăng trên Facebook tại
đây.
4. Nhập vaccine Trung Quốc, dư luận Việt Nam tranh
cãi nảy lửa
Việt Nam nhận bàn
giao hàng viện trợ vaccine Vero Cell của Sinopharm hôm 20/6/2021
Tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn đang là vấn đề
gây tranh cãi tại Việt Nam, đặc biệt là câu hỏi liệu người dân có thể từ chối
tiêm Trung Quốc hay không. Trước tình hình dịch phức tạp, hôm 31/7, Bộ Y tế
thông tin TP HCM đã nhận 1 triệu liều trong trong tổng số 5 triệu liều do Công
ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu
dưới sự ủy quyền của UBND thành phố.
Bài đã đăng trên Facebook tại
đây. Còn bài viết "Việt Nam quan tâm
vaccine Trung Quốc, dư luận xôn xao" đã thu hút 45 nghìn lượt đọc trên
trang web tháng 6/2021.
5. Bộ đội trẻ tử vong trong doanh trại QĐNDVN
Ngày 30/6, Quân khu 1, Bộ Quốc phòng Việt Nam
nói theo thông tin bước đầu điều tra, quân nhân Trần Đức Đô, sinh năm 2002, đã
tự tử, nhưng gia đình không tin, yêu cầu điều tra minh bạch.
Gia đình quân nhân Trần Đức Đô nói họ muốn mai
táng người con tử vong trong quân ngũ khi có kết quả khám nghiệm tử thi của
chính quyền.
"Lúc đi con khoẻ mạnh, lúc về thì con thế
này. Gia đình muốn tìm sự công bằng cho con để thứ nhất là cháu ra đi thanh thản
và thứ hai là để nhân dân còn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
''Còn không tìm ra hung thủ thì người dân Việt
Nam không còn tin Đảng và Nhà nước nữa," người nhà nói trong clip được
chia sẻ trên mạng xã hội.
Quân nhân Nguyễn
Văn Thiên
Ngày 1/12, MXH VN lại một phen rúng động khi Bộ
chỉ huy quân sự (BCHQS) tỉnh Gia Lai đã thông tin ban đầu về nguyên nhân tử
vong của quân nhân Nguyễn Văn Thiên là do tự té ngã, xuất huyết não, nhưng gia
đình chưa tin vào kết luận này.
Bà Trần Thị Tuyền, chị họ của anh Nguyễn Văn
Thiên nói với BBC News Tiếng Việt vào hôm 2/12 rằng:
"Gia
đình em mình cũng chỉ là dân thường thôi. Mình đâu có tiếng nói, mình đâu có thế
lực. Bên đó dồn ép quá thì gia đình đành phải mai táng em. Chứ còn, thật ra gia
đình không có muốn em ra đi oan ức quá. Nói chung mình không chôn không được,
nói chung họ dàn xếp hết rồi".
Trong cuộc gặp với BCHQS tỉnh Gia Lai, về vấn
đề khám nghiệm tử thi đại diện gia đình quân nhân Nguyễn Văn Thiên cho biết họ
đã không được hỏi ý kiến.
Vụ việc nhắc lại câu chuyện bí hiểm tương tự
hồi tháng 6 với cái chết của quân nhân Trần Đức Đô ở Quân khu I.
Cả hai video đăng trên trang Facebook của BBC
News Tiếng Việt đều thu hút trên 1,7 triệu lượt xem. Các bạn có thể xem lại dưới
đây:
Gia
đình quân nhân Trần Đức Đô nói họ muốn mai táng người con tử vong
Mai
táng Nguyễn Văn Thiên: Một người thân nói "Họ đã dàn xếp hết rồi"
Các vụ việc đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của
các sĩ quan trung, cao cấp trong hệ thống quân sự khép kín, bị cho là thiếu
minh mạch và không chịu sự giám sát của dư luận ở VN.
6. Các vụ xử Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và
Nguyễn Thị Tâm
"Nhà
báo Phạm Đoan Trang: 'Chưa bao giờ tôi ân hận vì đã về Việt Nam cả... Tôi
là một người viết, mà người viết thì phải có cảm nhận, phải sống trong môi trường
đó, hoàn cảnh đó", nhà báo Phạm Đoan Trang nói về lý do tại sao bà quyết định
trở về VN để hoạt động dù có cơ hội ở lại Mỹ, trong hội luận ngày 10/8/2018 của
BBC News Tiếng Việt.
Bà Đoan Trang nhấn mạnh khi đó bà chưa phải là
một tù nhân, và suy nghĩ của bà chỉ là của một người Việt đã từng ở nước ngoài.
"Nếu tôi đi tù thì tôi có thể nghĩ khác," bà nói thêm.
Nữ nhà báo 43 tuổi bị hội đồng xét xử tuyên án
9 năm tù ngày 14/12/2021 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Ông José Borghino,
Tổng thư ký IPA đã bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc bà Phạm Đoan Trang
Luật sư Nguyễn Văn Miếng: 'Có thể nói đây là vụ
án hậu Đồng Tâm'. Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sau phiên tòa hôm 15/12, LS Nguyễn
Văn Miếng - một trong các luật sư bào chữa cho nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và
Nguyễn Thị Tâm - cho hay:
"Chắc VKS và tòa muốn xử nhanh nên xử từ
sáng đến 11:15 là xong. Trong phiên tòa hôm nay, VKS đề nghị Phương 8-9 năm tù,
và bà Tâm 6-7 năm tù. Tuy nhiên tòa lại tuyên cao hơn mức VKS đề nghị: Phương
10 năm tù, 5 năm quản chế.
"Cả Phương và Tâm đều là nông dân, dân
oan Dương Nội, nguyên nhân đều xuất phát từ đất đai nên án 10 năm cho Phương là
quá nặng. Với bà Tâm, bà từng có tiền án rồi, xét về mặt luật pháp, 6 năm là
phù hợp. Nhưng xét về tình cảm của những người nông dân mất đất thì bỏ tù 1
ngày cũng là quá nặng, vì họ tranh đấu hợp pháp."
Bài đã đăng trên trang Facebook:
Lời
nói sau cùng của Trịnh Bá Phương tại tòa
Luật
sư Nguyễn Văn Miếng: 'Có thể nói đây là vụ án hậu Đồng Tâm'
7. 'Cô gái vót chông' và ba ngón tay biết nói của
hoa hậu VN
Hoa Hậu Thùy Tiên
chào bằng ba ngón tay
Trong 2 tháng cuối năm, MXH VN liên tục dậy
sóng xoay quanh câu chuyện về hai người đẹp đại diện cho Việt Nam tại hai cuộc
thi hoa hậu thế giới.
Nhiều người lên tiếng trên MXH, sau khi biết
Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà biểu diễn bài 'Cô gái vót chông', một bài hát
chống Mỹ, ngay trên đất Mỹ, tại cuộc thi Miss World 2021 diễn ra ở Puerto Rico
tháng 11/2021.
Tại Cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế, Miss
Grand International 2021, diễn ra ở Thái Lan, động tác chào bằng ba ngón tay của
Nguyễn Thúc Thùy Tiên, gây chú ý cả trong và ngoài nước.
"Động tác này bắt nguồn từ The Hunger
Games, 2014. Ở Thái Lan và Myanmar nó trở thành biểu tượng của sự phản kháng
quân đội hậu thuẫn chính phủ," theo Mark S Cogan, chuyên gia về Đông Nam
Á. Vẫn theo vị chuyên gia này, nó còn là biểu tượng của cách mạng Pháp:
"Quyền bình đẳng và quyền tự do".
Cả hai bài đăng trên trang Facebook của BBC
News Tiếng Việt đều đạt trên 50.000 lượt người thích, bình luận và chia sẻ.
Hai
hoa hậu Việt Nam, hai thái độ về nước Mỹ?
Ba
ngón tay biết nói của hoa hậu Nguyễn Trúc Thùy Tiên
8. Bộ trưởng Công an Tô Lâm sang Anh ăn bò dát vàng
gây bão dư luận
Bộ trưởng Bộ Công
an Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, được "Thánh rắc muối" Salt Bae chế biến
và đút cho ăn món bò dát vàng
Trong thời gian Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam,
đại tướng Tô Lâm có mặt tại Anh và có cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ nước chủ
nhà, bà Priti Patel vào ngày 1/11, MXH VN rúng động về video quay cảnh ông Tô
Lâm được đầu bếp nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, có biệt danh Salt Bae
hay "Thánh rắc muối" chế biến và đút cho ăn món bò dát vàng.
Theo thực đơn của chuỗi nhà hàng của
"Thánh rắc muối", mỗi phần bò dát vàng này có giá hơn 850 bảng Anh,
chưa tính 15% phí phục vụ và các món ăn kèm hay rượu.
Một tài khoản trên mạng xã hội Việt Nam bình
luận rằng một phần bò dát vàng tại đây có giá "tương đương 8 tấn lúa
khô" tại Việt Nam.
Đáng chú ý, sau đó, một công dân Việt Nam, ông
Bùi Tuấn Lâm, người đăng lên mạng một video
clip "rắc hành" bắt chước hành động rắc muối, đã bị công an
triệu tập.
Các tin này đã được hàng trăm nghìn lượt người
đọc và một số số không nhỏ đã bấm thích, bình luận và chia sẻ trên các trang của
BBC News Tiếng Việt.
Xem
thêm:
VN:
Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận
Bài này được trên 400 nghìn lượt đọc trên
trang web của chúng tôi, và không chỉ có vậy, câu chuyện được cả BBC News Tiếng
Anh đăng tải (Vụ
Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng lên BBC News).
9. Vaccine 'ông ngoại' và Quỹ vaccine dùng để làm
gì
Liên quan đến vụ việc một cô
gái 'khoe' được tiêm vaccine trên Facebook do có người nhà quen thân, trả lời
báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Hà - giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội)
- cho hay thông tin trên mạng về việc cô gái được tiêm vaccine Pfizer tại bệnh
viện trên do sự nhờ vả của người thân là đúng sự thật.
Ông Hà giải thích như sau: "Lúc đó có 2
liều Pfizer lẻ ra, nên cô gái này được tiêm. Cô gái này nghĩ mình 'trên trời rơi
xuống' không cần đăng ký, nhưng thực chất là bố cô gái này đã đăng ký cho cô từ
trước. Chúng tôi khẳng định không có chuyện được lựa chọn tiêm vắc xin Pfizer
trong trường hợp này".
Việc sử dụng Quỹ
vaccine để hỗ trợ nghiên cứu vaccine của Chính phủ Việt Nam đang gây
tranh cãi. Theo VnExpress, hôm 8/9, kết luận của Thủ tướng tại cuộc làm việc với
các nhà khoa học tuần trước, nêu rõ việc hỗ trợ nhằm nhanh chóng có vaccine
Covid-19 do Việt Nam sản xuất. Theo đó, "Bộ Y Tế và Bộ Tài chính đề xuất
phương án sử dụng Quỹ vaccine Covid-19 cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng
vaccine trong nước".
Nhìn chung, các bài của BBC bám sát chủ đề chống
dịch, vaccine và kit xét nghiệm (scandal thế kỷ mang tên Việt Á)...đều được bạn
đọc quan tâm. Chẳng hạn như bài Hàng ngàn người dân
"tháo chạy" khỏi TP HCM lần ba đã được mạng xã hội ở Việt
Nam và nước ngoài chia sẻ nhiều.
Dư luận VN cũng chú ý đến các phát biểu của
lãnh đạo, như lời thành khẩn xin người dân "lượng thứ" của Bí Thư
Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên được dư luận ghi nhận rộng rãi.
Phát biểu cuối tháng 7/2021 ông Nên nói
"còn rất nhiều việc chưa làm được, nhiều người chưa cứu được. Đó là niềm
đau chung, là khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu
các cấp. Chúng ta xin nhân dân lượng thứ."
Đây là lần hiếm hoi một nhân vật cấp Ủy viên Bộ
Chính trị như ông Nên nhìn nhận "khuyết điểm của hệ thống chính trị"
và "của người đứng đầu" cũng như bày tỏ mong muốn được "nhân dân
lượng thứ" (xem thêm:Giới nghiêm toàn TP HCM,
Bí thư Thành ủy mong ‘nhân dân lượng thứ’ )
Giải Nobel
Hòa Bình qua con số
1901 - 2020
10. Giải Nobel Hòa bình bị ông Lê Đức Thọ từ
chối nhận
Cuối cùng, trong năm 2021, một sự kiện đã xảy
ra từ rất lâu được nhắc lại khi Ủy ban Nobel Hòa bình trao giải hồi tháng 10,
đó là việc người Việt Nam duy nhất được giải năm 1973 đã từ chối không nhận.
Tin bài nhìn lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam
và vai trò của ông Lê Đức Thọ, đại diện cho Bắc VN tại hội đàm bí mật với
Henry Kissinger bên lề Hòa đàm Paris đã thu hút nhiều bạn đọc.
Đặc biệt, thảo luận Chuyên đề Lịch sử trên
YouTube của BBC News Tiếng Việt "Ông Lê Đức Thọ: Ảnh
hưởng ở Việt Nam và quốc tế" đã thu hút gần 300 nghìn lượt xem.
Có ý kiến từ Hà Nội tham gia thảo luận nói,
là người thuộc Ban Lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Đảng Lao động khi đó), giả sử
ông Lê Đức Thọ muốn nhận giải Nobel "của phe tư bản" thì Bộ Chính
trị cũng không cho.
Bài trên trang web của chúng tôi. "Vì sao ông Lê Đức Thọ từ
chối nhận Nobel Hòa bình 1973?" (08/10) cũng được hàng nghìn lượt đọc,
cho thấy rất nhiều vấn đề về lịch sử cận đại VN vẫn thu hút dư luận.
Năm nay, các giải Nobel Hòa bình được trao cho
hai nhà báo ở Nga
̣(Dmitry Muratov) và Philippines (Maria Ressa), ghi nhận đóng góp của họ với
tự do báo chí, vấn đề hiện ở Việt Nam vẫn được chính quyền định nghĩa khác với
tiêu chuẩn quốc tế.
Xem thêm:
Người nhận Nobel Hòa bình
nói về nước Nga ‘tàn bạo’ hôm nay
Nobel Hòa bình 2021 gợi cảm
hứng cho giới hoạt động Việt Nam?
No comments:
Post a Comment