Biden và Putin điện đàm, cố tháo ngòi nổ Ukraine
Hiếu Chân - Saigon Nhỏ
30 tháng 12, 2021
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/biden-va-putin-dien-dam-co-thao-ngoi-no-ukraine/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/2XF3BPLPHZNLXFY4E7DUEH5CZI-1024x683.jpg
Tổng thống Joe Biden
điện đàm với Tổng thống Nga Putin từ nhà riêng của ông ở Delaware chiều
30-12-2021. Ảnh Adam Schultz/Tòa Bạch Ốc/Handout via Reuters
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã trao cho nhau những lời cảnh báo về tình hình Ukraine, nhưng
tỏ ra lạc quan rằng các cuộc đàm phán ngoại giao vào tháng Giêng 2022 có thể
xoa dịu mối căng thẳng đang gia tăng.
Hai tổng thống Biden và Putin đã có một cuộc
điện đàm kéo dài 50 phút vào chiều tối nay Thứ Năm 30 Tháng Mười Hai 2021. Đây
là cuộc trò chuyện thứ hai của họ trong tháng này và do ông Putin yêu cầu.
Tổng thống Biden nói ông cần thấy Nga giảm việc
tập trung quân đội gần biên giới Ukraine, trong khi Tổng thống Putin cảnh báo
các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh dọa áp đặt với Nga có thể dẫn đến
rạn nứt mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây.
Hãng tin Reuters
dẫn lời bà Jen Psaki, Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Tổng thống
Biden nhấn mạnh rằng các cuộc thảo luận chỉ có thể đạt được tiến bộ thực sự
trong môi trường giảm căng thẳng hơn là gia tăng căng thẳng”.
Sự kiện Nga điều động từ 60,000 đến 90,000
binh lính cùng vũ khí hiện đại áp sát các đường biên giới phía Bắc, phía Đông
và phía Nam Ukraine, có nguy cơ tiến hành một cuộc xâm lược gây tàn phá khủng
khiếp ở châu Âu đã gây lo ngại sâu sắc không chỉ cho chính quyền và người dân
Ukraine mà còn làm cho Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hết sức
lo ngại. Các đợt chuyển quân của Moscow trong hai tháng qua đã khiến phương Tây
đề cao cảnh giác, nhất là sau khi Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine vào năm
2014 và hậu thuẫn của lực lượng ly khai chống chính phủ ở miền Đông Ukraine.
Cuối tuần qua, Washington cho biết họ không
tin vào các tin tức của truyền thông Nga nói rằng Nga đã rút khoảng 10,000 quân
khỏi khu vực. Hoa Kỳ cũng đã lần đầu tiên đưa máy bay trinh sát quân sự JSTARS
tới không phận Ukraine, phối hợp với các loại máy bay giám sát khác trong khu vực.
Nga phủ nhận kế hoạch tấn công Ukraine và nói
rằng họ có quyền di chuyển quân trên đất nước mình tùy thích.
Về phần mình, Tổng thống Biden nhắc lại với Tổng
thống Putin rằng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ có các biện pháp trừng phạt chưa từng thấy
nếu Nga chọn xâm lược Ukraine. Nhưng một quan chức chính quyền cấp cao cũng cho
biết: “Biden đã vạch ra hai con đường, bao gồm ngoại giao và trừng phạt, kể
cả biện pháp ngắt kết nối của Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời
trang bị thêm vũ khí cho NATO”.
Phụ tá của Điện Kremlin Yuri Ushakov nói với
Reuters rằng Tổng thống Putin đã “ngay lập tức đáp trả” lời đe dọa của Mỹ
và cho rằng bất kỳ lệnh trừng phạt nào dù bây giờ hay sau này “đều có thể dẫn
đến sự đổ vỡ hoàn toàn trong quan hệ giữa các nước chúng ta”. “Tổng thống của
chúng tôi cũng cho rằng đó sẽ là một sai lầm mà con cháu của chúng ta sẽ coi đó
là một lỗi rất lớn”, ông Ushakov nói thêm.
Tuy vậy, ông Ushakov thừa nhận cuộc đối thoại
“nghiêm túc” giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã tạo ra một “bối cảnh tốt”
cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Theo lịch trình, các quan chức cao cấp Nga và
Mỹ sẽ có cuộc họp an ninh vào ngày 9 và 10 Tháng Một 2022, tiếp theo là phiên họp
Nga – NATO vào ngày 12 và một hội nghị rộng hơn bao gồm Moscow, Washington và
các nước châu Âu khác dự kiến vào ngày 13 tháng Một.
“Cả hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận có nhiều khả năng
sẽ có những lĩnh vực mà chúng ta có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa cũng như những
lĩnh vực mà các thỏa thuận có thể không thực hiện được và các cuộc đàm phán sắp
tới sẽ xác định chính xác hơn các đường nét của thỏa thuận”, ông Ushakov nói.
Các nhà quan sát chính trị quốc tế nhận định
Nga rất lo ngại việc Ukraine tham gia Liên minh NATO và NATO bố trí quân đội và
vũ khí tại nước này, giáp biên giới với Nga. Ông Putin nhiều lần nói rằng Nga
muốn có những bảo đảm về mặt pháp lý rằng Liên minh NATO 30 thành viên sẽ không
mở rộng thêm về phía Đông, không kết nạp Ukraine và không bố trí một số loại vũ
khí tấn công nhất định trên lãnh thổ Ukraine hoặc các nước láng giềng
khác.
Ông Putin so sánh sự căng thẳng hiện tại với
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thời Chiến tranh Lạnh năm 1962 dưới thời Tổng thống
John F. Kennedy và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita
Khrushchev. Washington coi nhiều yêu cầu của ông Putin, bao gồm việc ngừng mở rộng
của NATO, là không thực tế. NATO khẳng định rằng, việc Ukraine có trở thành
thành viên NATO hay không là do ý chí của người dân Ukraine chứ không phụ thuộc
vào ý muốn của Nga.
Tuy vậy, sau cuộc điện đàm tối nay, Điện
Kremlin cho biết ông Biden dường như đồng ý với quan điểm của ông Putin rằng
Moscow cần một số bảo đảm về an ninh từ phương Tây và ông Biden cũng nói rằng Mỹ
không có ý định triển khai vũ khí tấn công ở Ukraine.
Người phát ngôn của Tòa Bạch Ốc không trả lời
ngay lập tức yêu cầu bình luận về nội dung các thông tin của Điện Kremlin
về các ý kiến của ông Biden.
-------------------------------------
Đọc thêm:
·
Nga
rút quân đội khỏi biên giới Ukraine, giảm nguy cơ xung đột
·
Nga-Trung
Quốc bảo vệ lẫn nhau trước áp lực của phương Tây
·
Thượng
đỉnh Mỹ-Nga: Biden và Putin sẽ “vật nhau” như thế nào?
.
========================================================
.
Biden-Putin
điện đàm về Ukraine: Biden đe trừng phạt, Putin doạ đoạn tuyệt ngoại giao
01/01/2022
https://gdb.voanews.com/AFFB7E07-8B6D-43F2-B772-78BF1B04FC93_w650_r1_s.jpg
Trong ảnh do Nhà Trắng
cung cấp, Tổng thống Joe Biden nói chuyện điện thoại với Tổng thống Nga
Vladimir Putin từ tư dinh của ông ở Wilmington, Delaware, thứ Năm 30/12/2021.
(Adam Schultz / Nhà Trắng qua AP)
Tổng thống Joe Biden cảnh báo Tổng thống Nga
Vladimir Putin rằng Mỹ có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với
Nga nếu Moscow có thêm hành động quân sự đối với Ukraine; và ông Putin đáp lại
rằng động thái như vậy của Mỹ có thể dẫn đến tuyệt giao quan hệ giữa các quốc
gia.
Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện thẳng thắn
trong gần một giờ hôm thứ Năm 30/12, trong tình trạng báo động ngày càng tăng về
việc Nga tăng cường quân đội gần Ukraine -- một cuộc khủng hoảng ngày càng lún
sâu khi Điện Kremlin kiên quyết đòi hỏi bảo đảm an ninh biên giới và đẩy mạnh
thử tên lửa siêu thanh dường như để nhấn mạnh các yêu cầu của họ.
Việc Mỹ đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt
“sẽ là một sai lầm khủng khiếp và sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng," Cố vấn
đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov nói với các phóng viên tại
Moscow sau cuộc điện đàm. Ông cho biết thêm rằng Tổng thống Putin nói với ông
Biden rằng Nga sẽ hành động giống như Mỹ nếu vũ khí tấn công được triển khai gần
biên giới Mỹ.
Các giới chức Nhà Trắng đưa ra một thông báo
ít hung hăng hơn nhiều, gợi ý rằng hai nhà lãnh đạo nhất trí với nhau là có những
lĩnh vực mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa nhưng cũng có những khác
biệt không thể giải quyết.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Tổng
thống Biden “kêu gọi Nga giảm leo thang căng thẳng với Ukraine” và “nói rõ rằng
Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác sẽ kiên quyết đáp trả nếu Nga tiếp tục xâm
lược Ukraine.”
Tổng thống Putin đã yêu cầu cuộc điện đàm và
đây là cuộc điện thoại thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong tháng này. Cuộc điện
đàm này diễn ra trước cuộc hội đàm dự kiến giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và
Nga vào ngày 9 và 10/1 tại Geneva. Sau cuộc hội đàm tại Geneva sẽ là cuộc họp của
Hội đồng Nga-NATO vào ngày 12/1 và các cuộc đàm phán tại Tổ chức An ninh và Hợp
tác ở châu Âu ở Vienna vào ngày 13/1.
Các giới chức Nhà Trắng cho biết cuộc gọi hôm
thứ Năm kéo dài 50 phút, kết thúc sau nửa đêm ở Moscow.
Tổng thống Biden nói với ông Putin rằng hai cường
quốc hiện phải đối mặt với "hai con đường": hoặc là ngoại giao hoặc
là sự ngăn chặn của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt, theo một quan chức cấp
cao của Nhà Trắng không muốn nêu tên. Giới chức này nói với các phóng viên rằng
Tổng thống Biden nói con đường được chọn sẽ "tuỳ thuộc vào các hành động của
Nga trong giai đoạn sắp tới."
Nga đã nói rõ rằng họ muốn có một cam kết bằng
văn bản rằng Ukraine sẽ không bao giờ được phép gia nhập NATO và thiết bị quân
sự của liên minh sẽ không được bố trí ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ – các yêu
cầu mà chính quyền Biden bác bỏ.
Ông Biden nói với Tổng thống Putin rằng con đường
ngoại giao vẫn rộng mở ngay cả khi Nga đưa khoảng 100.000 binh sĩ đến biên giới
Ukraine và Điện Kremlin đã đẩy mạnh yêu cầu về những bảo đảm an ninh mới từ Mỹ
và NATO.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống
Biden nói rõ rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đánh mạnh vào kinh tế thông qua các lệnh trừng
phạt nếu ông Putin quyết định hành động quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Putin phản ứng mạnh. Cố vấn đối ngoại
của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov cho biết ông Putin "lưu ý rằng đó sẽ
là một sai lầm mà tổ tiên của chúng ta sẽ coi là một sai lầm nghiêm trọng. Rất
nhiều sai lầm đã xảy ra trong 30 năm qua, và tốt hơn chúng ta nên tránh những
sai lầm như vậy trong tình huống này."
Yêu cầu của Nga sẽ được thảo luận trong các cuộc
đàm phán ở Geneva, nhưng vẫn chưa rõ liệu có bất cứ điều gì mà ông Biden sẽ sẵn
sàng đề nghị với ông Putin để đổi lấy việc xoa dịu cuộc khủng hoảng.
Dự thảo các tài liệu an ninh mà Moscow đệ
trình yêu cầu NATO không cho Ukraine và các nước thuộc Liên Xô cũ khác làm
thành viên, đồng thời lùi các hoạt động triển khai quân sự ở Trung và Đông Âu.
Hoa Kỳ và các đồng minh từ chối trao cho Nga
các đảm bảo về Ukraine mà ông Putin đòi hỏi, với lý do nguyên tắc của NATO là
trao tư cách thành viên cho bất kỳ quốc gia nào đủ điều kiện. Tuy nhiên, họ đã
đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán với Nga để thảo luận về các mối quan tâm của
nước này.
Đề xuất an ninh của Moscow đặt ra câu hỏi liệu
ông Putin có đang đưa ra những yêu cầu phi thực tế với kỳ vọng bị phương Tây từ
chối để ông ta có cớ xâm lược hay không.
======================
TT
Biden gọi điện thoại áp lực Putin xuống thang cuộc khủng hoảng Ukraine
31/12/2021
Nhà
Trắng: Hai tổng thống Mỹ, Nga tiến hành đàm thoại hôm 30/12
30/12/2021
No comments:
Post a Comment