Tuesday, October 26, 2021

TRUNG QUỐC MẤT BÌNH TĨNH TRƯỚC NƯỚC CỜ HIỂM CỦA TT PHÁP : ĐÒN GIÁNG MẠNH TỪ NHIỀU PHÍA (SOHA)

 


Trung Quốc mất hết bình tĩnh trước nước cờ hiểm của TT Pháp: Đòn giáng mạnh từ nhiều phía    

SOHA

25/10/2021 09:59

https://soha.vn/tt-macron-hanh-dong-ran-trung-quoc-xu-long-ma-bat-luc-don-giang-nang-ne-tu-nhieu-huong-20211025100016842.htm

 

Trung Quốc đang thể hiện sự mất bình tĩnh trước vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Macron.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – người nảy sinh bất đồng với Mỹ trong thỏa thuận AUKUS - đã thể hiện tiềm năng dẫn đầu chiến dịch chống Trung Quốc của EU khi cho thấy ông sẵn sàng vượt qua Thổng thống Mỹ Biden trên con đường đánh bại Bắc Kinh.

 

 

TRUNG QUỐC MẤT BÌNH TĨNH

TRƯỚC CHIẾN DỊCH CỦA TT MACRON

 

Theo trang tin TFI, Trung Quốc đang thể hiện sự mất bình tĩnh trước vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Macron. Zhang Jun – Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc – đã không giữ được vẻ bình thản khi lên tiếng cảnh báo Paris "chớ nên phục tùng Mỹ", nếu không sẽ có nguy cơ đánh mất phẩm giá và sự tự trọng của mình.

 

Ông Zhang đưa ra tuyên bố trên để đáp trả một tuyên bố chung về Tân Cương do 43 nước ký kết, chủ yếu là các quốc gia phương Tây.

 

Các quốc gia này kêu gọi chính quyền Trung Quốc "cho phép các quan sát viên độc lập, bao gồm cả Cao ủy LHQ về Nhân quyền Michelle Bachelet và Văn phòng của bà, tiếp cận ngay lập tức, nghiêm túc và không giới hạn vào khu vực Tân Cương".

 

 

PHÁP KHÔNG THEO ĐUÔI MÀ CẠNH TRANH VỚI MỸ

 

Trung Quốc dường như đang lo lắng về cách Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hành động chống lại các chiến thuật đe dọa của Bắc Kinh trong một thời gian khá dài. Ông Macron không thẳng thừng như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc chỉ trích và công kích Trung Quốc, nhưng luôn đi ngược lại với lợi ích của Bắc Kinh.

 

Cụ thể, Tổng thống Pháp đã chống lại các khoản đầu tư và sự can dự của Trung Quốc vào Lebanon trong 1 năm qua. Pháp đã thúc đẩy sự sụp đổ của Hezbollah – tổ chức cho phép Trung Quốc can dự vào Lebanon.

 

Ông Macron cũng đã chống lại thành công những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm châm ngòi làn sóng chống Pháp tại lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp ở New Caledonia.

 

Với tư cách là một nhà lãnh đạo mới nổi của EU, ông Macron có lợi thế đáng kể trước Trung Quốc. Xét cho cùng, EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và Tổng thống Pháp có thể sử dụng lợi thế này để khai thác các điểm yếu của Bắc Kinh.

 

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/10/25/photo-1-16351301753281152065134.jpg

Pháp đang cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến chống Trung Quốc (Ảnh minh họa. TFI)

 

Ngoài ra, ông Macorn được cho là đã sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để nêu ra các vấn đề về Tân Cương và Đài Loan.

 

Trung Quốc đối mặt phản ứng dữ dội từ mọi ngõ ngách trên TG: Không thể “quay đầu là bờ”?

 

Có thể thấy Trung Quốc đang đặc biệt lo sợ về động thái của Tổng thống Pháp thông qua việc cơ quan ngôn luận của nước này thường xuyên đăng tải nhiều tài liệu tuyên truyền chống lại ông Macron kể từ 1 năm qua.

 

Bắc Kinh cáo buộc Pháp đang theo chân Mỹ. Tuy nhiên, Paris thực chất đang có bất đồng lớn với Washington sau thỏa thuận AUKUS ký kết giữa Australia, Anh và Mỹ, khiến Pháp mất trắng hợp đồng tàu ngầm giá trị lớn. Pháp cảm thấy bị đẩy ra ngoài cuộc khi Australia từ bỏ mua tàu ngầm của họ.

 

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thậm chí còn cảm thán: "Đây không phải là điều mà đồng minh làm với nhau!".

 

 

PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VỚI ẤN ĐỘ VÀ NHẬT BẢN

 

Hợp đồng tàu ngầm tiềm năng giữa Paris và Canberra có thể đã trật bánh, nhưng Pháp còn có quan hệ tốt với hai thành viên khác của QUAD, đó là Ấn Độ và Nhật Bản.

 

Đầu năm nay, quân đội Pháp đã tham gia tập trận ở Kyushu cùng với Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) và lính thủy đánh bộ Mỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ thời hậu chiến, Nhật Bản tiến hành cuộc tập trận với lực lượng quân sự nước ngoài [không phải Mỹ] trên lãnh thổ của mình.

 

Pháp cũng thường xuyên triển khai các phương tiện hải quân, như tàu tấn công đổ bộ ‘Tonnerre’ và khinh hạm ‘Surcouf’ tới Biển Đông để hỗ trợ Lực lượng cảnh sát biển và Phòng vệ biển Nhật Bản giám sát các hoạt động của tàu thuyền Triều Tiên

.

Đồng thời, Paris đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ với New Delhi. Pháp đã ưu tiên bàn giao máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ trong lúc New Delhi và Bắc Kinh bùng nổ xung đột ở đông Ladakh.

 

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/10/25/photo-1-1635130116810841778699.jpeg

Pháp đã xúc tiến chuyển giao nhanh các tiêm kích Rafale cho Ấn Độ trong bối cảnh bùng nổ xung đột với Trung Quốc ở đông Ladakh (Ảnh: Reuters)

 

Trên thực tế, Pháp muốn có một quan hệ đối tác rộng lớn hơn ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc. Paris đang truyền đi thông điệp rõ ràng cho Ấn Độ trong nỗ lực làm sâu sắc hơn liên minh Pháp - Ấn.

·          

Iran tung tin sốt dẻo, xướng tên một loạt vũ khí Nga: Điều Mỹ tìm mọi cách ngăn chặn sắp thành hiện thực?

 

Tháng trước, Đại sứ Pháp tại Ấn Độ Emmanuel Lenain đã nêu rõ: "Ấn Độ là cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chúng tôi [Pháp] bởi chúng tôi có cùng hướng tiếp cận.

 

Khi gặp phải những thách thức như thế này, bạn có hai giải pháp: Hoặc phát triền quyền tự chủ chiến lược của mình, tạo ra cho mình các phương tiện để trở nên độc lập hoặc dựa vào những quốc gia có thể cung cấp sự đảm bảo an ninh cho bạn".

 

Giới phân tích nhận định, Pháp đang đi theo con đường riêng khi thách thức Trung Quốc. Họ đang mở ra con đường hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với một mục tiêu duy nhất: Thách thức quyền bá chủ của Trung Quốc.

 

Trong quá trình này, Paris đang cạnh tranh gay gắt với Mỹ để gây tổn hại cho Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Đây sẽ là một đòn giáng nặng nề đối với Bắc Kinh.




No comments:

Post a Comment