Thursday, September 2, 2021

GIỚI ĐẦU TƯ THẾ GIỚI THẤY GÌ TỪ CHIẾN DỊCH "SAN SẺ LẠI SỰ THỊNH VƯỢNG" CỦA TRUNG QUỐC (Lê Tây Sơn)

 


Giới đầu tư thế giới thấy gì từ chiến dịch “San sẻ lại sự thịnh vượng” của Trung Quốc?

Lê Tây Sơn
2 tháng 9, 2021

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/gioi-dau-tu-the-gioi-thay-gi-tu-chien-dich-san-se-lai-su-thinh-vuong-cua-trung-quoc/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/09/GettyImages-1337440166-800x450.jpg

Sự đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng khá trầm trọng (ảnh: Zhang Yongxin/VCG/Getty Images)

 

Nền kinh tế Trung Quốc bị suy giảm trở lại trong những tháng gần đây khi đảng Cộng sản cố chặn đà tăng các ca nhiễm dòng Delta và chưa giải quyết được cuộc khủng hoảng vận chuyển hàng hoá gây ra “đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu”. Một cuộc khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất đã giảm so với Tháng Bảy. Dù sản xuất vẫn tăng còn tăng 0.1% nhưng đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19.

 

                                                          ***

Delta và đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu

 

Một cuộc khảo sát khác về hoạt động của các nhà máy sản xuất vừa công bố hôm Thứ Tư cũng cho thấy những tín hiệu xấu. Chỉ số “The Caixin manufacturing Purchasing Managers” đã giảm xuống 49.2% trong Tháng Tám, lần sụt giảm đầu tiên kể từ Tháng Tư 2020. Theo khảo sát chính thức, các ngành dịch vụ (hiện chiếm phần quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới) còn tồi tệ hơn. Lúc đầu, kinh tế Trung Quốc đối phó với đại dịch tốt hơn so với nhiều quốc gia khác, mức tăng trưởng vẫn duy trì khá trong năm 2020 khi các nền kinh tế lớn suy giảm, kể cả Mỹ.

 

Nhưng gần đây, với sự xuất hiện của biến thể Delta lây nhiễm nhanh và áp dụng trở lại chiến thuật zero-Covid (covid bằng không) các thành tựu cũ bị đe doa nghiêm trọng. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được cho là phải điều chỉnh giảm khi biến thể Delta lan rộng khắp nước. Đợt bùng phát trở lại trong gần một năm qua với các mức độ khác nhau đã buộc chính phủ phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn đà lây nhiễm, kể cả lockdown một số thành phố lớn, hủy nhiều chuyến bay và tạm ngưng hoạt động buôn bán. Chiến lược quyết liệt và không khoan nhượng để kiềm chế Delta đã phải trả giá bằng suy giảm kinh tế.

 

Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Công ty Capital Economics, nhận định trong một nghiên cứu công bố hôm Thứ Ba: “Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã suy thoái từ tháng trước do Delta gây ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động dịch vụ, buôn bán. Sự sụt giảm chỉ số PMI (The Purchasing Managers’ Index) là hậu quả của việc hạn chế đi lại và người tiêu dùng thận trọng hơn trước bùng phát dịch mới”. Các đứt gẫy mà chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp phải đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn tại Trung Quốc.

 

Vận tải biển và giao nhận hàng hoá toàn cầu bị hỗn loạn suốt nhiều tháng qua vào đúng thời điểm sản xuất bắt đầu tăng trở lại và nhu cầu tiêu dùng bùng nổ. Chuỗi cung ứng toàn cầu ách tắc một phần vì thiếu container trong khi giá cước tăng mạnh. Dòng Delta tàn phá cũng khiến nhiều nhà máy sản xuất cho chuỗi cung ứng toàn cầu ở Việt Nam phải ngưng hoạt động. Một số cảng container bận rộn nhất thế giới của Trung Quốc chưa thể mở cửa khiến hàng hóa tồn động. Ví dụ một bãi container tại cảng Ninh Ba-Chu Sơn phía Nam thành phố Thượng Hải phải đóng cửa trong nhiều tuần sau khi một công nhân bốc dỡ bị nhiễm virus. Evans-Pritchard nhận định: “Có các chỉ dẫn cho thấy nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu vẫn tiếp tục; thời gian giao hàng xuất khẩu cũng kéo dài hơn dẫn đến việc các công ty giảm lượng nguyên liệu tồn kho của họ”.

 

 

Cuộc thanh trừng “San sẻ lại sự thịnh vượng”

 

Tuy nhiên, chủng Delta và vận chuyển hàng hóa chỉ là hai trong những vấn nạn mà Trung Quốc đang phải đối phó. Nêu lý do “San sẻ lại sự thịnh vượng”, Bắc Kinh vừa phát động chiến dịch đàn áp lớn nhắm vào giới doanh nhân tư giàu có và doanh nghiệp tư hoạt động trong nhiều lĩnh vực; từ công nghệ, giáo dục, công nghiệp giải trí và các ngành công nghiệp khác. Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại công ty Oanda, cho biết: “Chiến dịch kìm hãm, đặc biệt trong hai lĩnh vực công nghệ và giáo dục của đảng Cộng sản Trung Quốc đang tác động đến cả việc làm và niềm tin của người tiêu dùng khi họ lo ngại sẽ còn những can thiệp mạnh mẽ hơn”.

 

Nhiều tên tuổi lớn nhất ở Wall Street, bao gồm BlackRock, nhà quản lý đầu tư lớn nhất thế giới, Fidelity và Goldman Sachs (GS), cũng nghĩ như thế khi khuyên khách hàng tiếp tục đầu tư trong thận trọng. Goldman cho rằng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng cần có chiến thuật đúng, nhất là đầu tư vào truyền thông, dịch vụ tiêu dùng, giáo dục, bán lẻ, giao thông vận tải và công nghệ sinh học, vì các lĩnh vực này có thể bị ảnh hưởng nặng bởi chính dịch “San sẻ lại sự thịnh vượng chung”.

 

Người sáng lập ngân hàng SoftBank, Masayoshi Son, cảnh báo các nhà đầu tư “nên chờ đợi các quy định mới trước khi tăng mua”. Những người khác, gồm cả Bank of America, khuyến nghị “hãy từ bỏ hoàn toàn cổ phiếu công nghệ Trung Quốc” để tìm cơ hội ở Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á. Tháng Bảy qua, Bank of America ra thông báo: “Dù chúng tôi đánh giá cao lợi thế và thành tựu công nghệ ấn tượng của Trung Quốc trên quy mô toàn cầu trong nhiều năm qua nhưng chúng ta vẫn phải thận trọng”.

 

Nhà đầu tư tỷ phú George Soros viết trên tờ Financial Times: “Các nhà đầu tư nước ngoài chọn đầu tư vào Trung Quốc cảm thấy rất khó nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn. Trung Quốc của ông Tập không phải là Trung Quốc mà họ từng biết. Phiên bản đảng Cộng sản của ông Tập là phiên bản ‘cập nhật’ của Mao khi chưa có thị trường chứng khoán”. Tuy nhiên, Paolini của Pictet cho rằng cuộc đàn áp chỉ là “phản ứng muộn màng trước tốc độ phát triển và giàu có đến chóng mặt” của nhiều công ty và doanh nhân Trung Quốc. Ông tin rằng phần còn lại của thế giới và Big Tech sẽ quan sát nghiêm túc những gì đang xảy ra tại Trung Quốc




No comments:

Post a Comment