Thursday, September 23, 2021

ẨN SỐ về NGUỒN GỐC COVID-19 'KHUYẾN KHÍCH TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ' (Navin Singh Khadka - BBC World Service)

 


 

Ẩn số về nguồn gốc Covid-19 'khuyến khích tiêu thụ động vật hoang dã'

Navin Singh Khadka

Phóng viên môi trường, BBC World Service

23 tháng 9 2021, 19:59 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-58665513

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/389C/production/_120629441_civetsforsaleatamarketinkhammouaneprovincejuly2021.wwfgreatermekong.jpg

Các nhà vận động bảo vệ động vật hoang dã cho biết nhiều người ở Đông Nam Á không nói về nguy cơ mắc bệnh từ việc tiêu thụ động vật hoang dã nữa.

 

Các nhà vận động bảo tồn động vật và các nhà điều tra nói với BBC rằng tình trạng không rõ ràng về nguồn gốc của Covid-19 có thể dẫn đến việc tái tục tiêu thụ động vật hoang dã ở các thị trường Đông Nam Á.

 

Những người tiêu thụ động vật hoang dã truyền thống trong khu vực đã bớt ngại tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã cả hợp pháp và bất hợp pháp, vốn được thấy ngay sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2019, các chuyên gia cho biết.

 

"Chúng tôi thấy mọi người đang quên đi mối liên hệ có thể có với động vật hoang dã, họ không nói về nó nữa, vì vậy chúng tôi rất lo ngại," Jedsada Taweekan, giám đốc chương trình buôn bán động vật hoang dã khu vực thuộc Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới WWF tại Đông Nam Á cho biết.

 

"Một mặt, nỗi sợ lây nhiễm virus từ việc tiêu thụ động vật hoang dã mà chúng ta đã thấy năm ngoái không còn nữa, mặt khác chúng tôi thấy rằng các thị trường động vật hoang dã vẫn tiếp diễn trong thời gian đại dịch."

 

Các chuyên gia của Traffic, một tổ chức quốc tế chuyên điều tra việc buôn bán trái phép động vật hoang dã, cũng chung quan điểm này.

 

"Do thiếu các kết luận dựa trên bằng chứng về nguồn gốc của đại dịch, nên mọi người dường như không lo lắng về việc tiêu thụ động vật hoang dã hiện nay," bà Bùi Nga của từ Traffic cho biết.

 

"Đã có nhiều nỗ lực hơn trong các chiến dịch nhằm giảm thiểu các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Và chủ đề ngày càng trở nên nóng hơn giữa chính phủ, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và công chúng.

 

"Những người mua/người dùng trung thành sẽ không bị ảnh hưởng hoặc thay đổi sau đại dịch. Bởi vì họ sử dụng các sản phẩm trong một thời gian dài và không có chuyện gì xảy ra. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng bệnh truyền nhiễm từ động vật có thể là rào cản đối với họ."

 

Lần theo dòng tiền 'chảy' từ buôn lậu động vật hoang dã

Nhân viên ĐSQ VN tại Chile ‘mua vây cá mập cho gia đình’

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2B3A/production/_120666011_tigercubinvietnam.jpg

Hổ và báo con gần đây đã được giải cứu khỏi các trang trại bất hợp pháp ở các tỉnh khác nhau ở Việt Nam

 

Không có cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu nào về hành vi của người tiêu dùng liên quan đến tình trạng không có kết luận về nguồn gốc của Covid-19.

 

Các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ được cho là đang chia rẽ về việc liệu virus có phải là kết quả của sự lây lan tự nhiên từ động vật sang người hay là do tai nạn trong phòng thí nghiệm gây ra.

 

Nhiều nhà khoa học tin rằng có thể mất nhiều năm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận chính xác.

 

Trong khi đó, các nhà vận động và điều tra nói rằng có bằng chứng cho thấy việc cung cấp các sản phẩm từ động vật hoang dã, bao gồm cả những sản phẩm bất hợp pháp, đã tiếp tục diễn ra ngay cả trong thời kỳ đại dịch.

 

"Vào ngày 9 tháng 9, nhà chức trách Malaysia đã thu giữ 50 sừng tê giác và các mẩu sừng từ một chiếc xe gần Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur và bắt giữ hai người đàn ông. Đây là vụ bắt giữ sừng tê giác lớn nhất của nước này kể từ năm 2018," Traffic cho biết trong một thông báo.

 

"Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về việc tiêu thụ, nhưng việc buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã vẫn chưa dừng lại bất kể đại dịch,'' Elizabeth John, chuyên viên truyền thông cấp cao của Traffic Đông Nam Á cho biết.

 

Anh Quốc tịch thu thuốc 'cổ truyền' làm từ cao hổ cốt

 

 

Sản phẩm động vật hoang dã giảm giá

 

Các chuyên gia cho biết có thực trạng tồn kho các sản phẩm động vật hoang dã, cả hợp pháp và bất hợp pháp vì các hạn chế liên quan đến Covid giữa biên giới các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Lào.

 

Những quốc gia này đã là điểm nóng về buôn bán trái phép động vật hoang dã từ nhiều năm nay.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/51BB/production/_120632902_giantflyingsquirrelforsaleinamarketinkhammouanejuly2021.wwfgreatermekong.jpg

Gần 80.000 bộ phận và sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp được tìm thấy bày bán ở năm quốc gia thuộc khu vực hạ lưu sông Mekong trong hai năm qua.

 

WJC, Ủy ban Công lý Động vật Hoang dã, một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động chống tội phạm động vật hoang dã xuyên quốc gia, cho biết trong một báo cáo được công bố vào năm 2020, trong cơn tuyệt vọng họ giảm lượng hàng tồn đọng, một số kẻ buôn đã sẵn sàng giảm giá [đối với các sản phẩm bất hợp pháp].

 

Các nhà điều tra của WJC cho biết hàng tồn cũng tiếp tục trong năm nay do các hạn chế xuyên biên giới giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

 

"Giá đang giảm trở lại vì những kẻ buôn người không muốn giữ nhiều hàng quá vì có thêm rủi ro bị phát hiện và khi đó án phạt sẽ nặng hơn rất nhiều,'' Sarah Stoner, điều tra viên cấp cao của WJC cho biết.

 

Tổ chức này cho biết thông tin tình báo của họ đã dẫn đến việc các nhà chức trách ở Nigeria thu giữ hơn 7.000 kg vảy tê tê và gần 900 kg ngà voi được xuất khẩu từ Lagos sang Đông Nam Á vào tháng 7 năm ngoái.

 

Theo báo cáo của Traffic công bố năm nay, gần 78.000 bộ phận và sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp được tìm thấy để bán tại hơn 1.000 cửa hàng ở các thị trấn và thành phố ở 5 quốc gia thuộc khu vực hạ lưu sông Mekong là Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar và Thái Lan, trong suốt 2019 và 2020.

 

"Các bộ phận và sản phẩm từ nhiều loài đã được tìm thấy ... bao gồm gấu, hổ báo, tê tê, tê giác và sơn dương, nhưng ngà voi là nổi bật nhất."

 

Việt Nam: Vụ phá án nuôi nhốt hổ để lộ các vấn đề gì?

Việt Nam: Chợ động vật hoang dã trên mạng 'âm thầm' nhưng 'nhộn nhịp'

 

 

Buôn bán hổ bất hợp pháp ở Việt Nam

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/112FC/production/_120669307_70fc7384-0dcd-4259-81e9-9d5830a4ab90.jpg

Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 17 con hổ từ một cơ sở nuôi nhốt hổ bất hợp pháp ở tỉnh Nghệ An vào tháng 8 năm nay.

 

Công an Việt Nam hồi tháng Tám đã bắt giữ 17 con hổ được nuôi nhốt trái phép trong tầng hầm một khu dân cư ở tỉnh Nghệ An.

 

Trước đó, công an phát hiện 7 con hổ con khi chặn xe từ Hà Tĩnh đi vào Nghệ An.

 

Các nhà vận động bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng cho thấy nạn buôn bán động vật hoang dã đã và đang diễn ra ngay cả trong lúc đại dịch.

 

Họ lo ngại những vụ bắt giữ gần đây có thể khuyến khích những kẻ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp giết mổ hổ hoặc các động vật hoang dã khác như gấu trong điều kiện nuôi nhốt, để đông đá để tránh bị bắt và sau đó cố gắng bán ra ở trong nước.

 

"Trước [đại dịch], họ thường buôn lậu động vật sống và bây giờ không thể do phong toả biên giới nghiêm ngặt , vì vậy họ chắc chắn sẽ cố gắng phục vụ cho người mua trong nước,'' ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Tổ chức Cứu hộ Động vật Hoang dã Việt Nam (SVW), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, cho biết.

 

"Và vấn đề là sự mù mờ về nguồn gốc của Covid-19 đã không giúp được gì. Những người muốn tiêu thụ các sản phẩm như vậy giờ đây bớt lo lắng về động vật hoang dã là nguy cơ lây nhiễm virus."

 

WWF: Điều tra Nhị Khê 'cực kỳ nghiêm trọng'

 

 

Buôn bán hổ con bất hợp pháp ở Thái Lan

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F93B/production/_120630836_thailandtigerfarm.jpg

Nhà chức trách Thái Lan hồi tháng 8 phát hiện hai con hổ con đã bị buôn lậu vào một trại nuôi hổ trong khi những người nuôi thì nói chúng được sinh ra từ những con hổ trưởng thành ở đó.

 

Vua buôn lậu ngà voi người Thái gốc Việt bị bắt

 

Vào tháng Ba, nhà chức trách ở Thái Lan đã tiến hành xét nghiệm ADN tại Công viên và Trang trại Hổ Mukda và phát hiện hai trong số những chú hổ con không được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt ở đó.

 

Những người điều hành công viên nói bố rằng những con hổ trưởng thành nuôi nhốt đã sinh ra những con hổ con.

 

Việc xét nghiệm DNA đã chứng minh rằng những con hổ con đã được nhập lậu từ nơi khác tới.

 

Ông Taweekan nói: "Có khoảng 1.500 con hổ trong những công viên này. Nguồn thu nhập của họ là hàng triệu du khách Trung Quốc, những người hiện không đến đây vì đại dịch".

 

"Liệu những con hổ này có bị rơi vào tay những kẻ buôn bán bất hợp pháp, những người có thể giết và bán chúng hay không là một mối quan ngại thực sự, đặc biệt là khi những người tiêu dùng tiềm năng hiện đang quên đi mối liên hệ có thể có giữa đại dịch và các sản phẩm từ động vật hoang dã."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/278B/production/_120632101_monitorlizardsforsaleinattepeu.k.yoganand.wwfgreatermekong.jpg

Các chuyên gia cho biết các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam đã cấm nhiều động vật hoang dã trên cạn làm thực phẩm sau khi đại dịch bùng phát nhưng việc thực thi pháp luật vẫn là một thách thức lớn.

 

Sáu người Việt bị bắt vì săn bắt hổ ở Malaysia

 

 

Các lệnh cấm đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã

 

Kể từ khi có đại dịch Covid-19, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đưa ra lệnh cấm đối với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ một số động vật hoang dã trên cạn trong việc dùng chúng như các loại thuốc và đồ trang trí truyền thống được cho phép.

 

Ban đầu, khi nhiều người cho rằng Covid-19 rất có thể có nguồn gốc tại một chợ bán thịt ở Vũ Hán, các cuộc khảo sát ở Trung Quốc cho thấy phần lớn người dân sẵn sàng thôi không ăn động vật hoang dã.

 

"Mối liên hệ có thể có giữa virus và động vật hoang dã hiện nay hầu như không được nói đến vì công chúng ở Trung Quốc theo lập trường của chính phủ rằng Covid đã không bắt nguồn ở Trung Quốc," Pei Su, giám đốc của ActAsia, một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động về tính bền vững, cho biết. Tổ chức này đưa Trung Quốc vào danh sách một trong những quốc gia mà họ chú tâm.

 

"Do lệnh cấm, việc tiêu thụ động vật hoang dã có thể không vượt qua mức trước đại dịch nhưng với kích cỡ của Trung Quốc và số lượng hạn chế về các nhân viên thực thi pháp luật về động vật hoang dã, nhiều vùng của đất nước này vẫn chứng kiến cả buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp."

 

                                                       ****

TIN LIÊN QUAN

.

Anh Quốc tịch thu thuốc 'cổ truyền' làm từ cao hổ cốt

15 tháng 12 năm 2017

.

Nhân viên ĐSQ VN tại Chile ‘mua vây cá mập cho gia đình’

23 tháng 1 năm 2018

.

Lần theo dòng tiền 'chảy' từ buôn lậu động vật hoang dã

10 tháng 10 năm 2018

.

WWF: Điều tra Nhị Khê 'cực kỳ nghiêm trọng'

18 tháng 11 năm 2016

.

Vua buôn lậu ngà voi, sừng tê người Thái gốc Việt bị bắt

20 tháng 1 năm 2018

.

Sáu người Việt bị bắt vì săn bắt hổ ở Malaysia

7 tháng 7 năm 2018

.

Động vật hoang dã: Chợ trên mạng 'âm thầm' nhưng 'nhộn nhịp'

21 tháng 4 năm 2020

.

Việt Nam: Vụ phá án nuôi nhốt 17 con hổ ở Nghệ An để lộ các vấn đề gì?

10 tháng 8 năm 2021




No comments:

Post a Comment