Tuesday, August 31, 2021

VIỆT NAM 'ĐANG CẨN TRỌNG' TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU HOA KỲ - TRUNG QUỐC (Bùi Thư - BBC Tiếng Việt)

 


Việt Nam 'đang cẩn trọng' trong cuộc đối đầu Hoa Kỳ - Trung Quốc   

Bùi Thư

BBC News Tiếng Việt

30/08/2021

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58373964

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/305E/production/_120328321_gettyimages-1234854429.jpg

Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, Phó Tổng thống Mỹ Harris đã kêu gọi gia tăng sức ép với Bắc Kinh để buộc nước này tuân thủ Công ước của LHQ về Luật Biển

 

Việt Nam cẩn trọng trong các cam kết với Mỹ một phần nhằm tránh làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc, theo đánh giá của các chuyên gia.

 

Khi dư âm các hoạt động của Phó Tổng thống Kamala Harris tại Việt Nam chưa lắng xuống, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã ngay lập tức ra tuyên bố với lời lẽ nặng nề.

Nội dung của tuyên bố chủ yếu phản bác các phát biểu trước đó của bà Harris về hành động "cưỡng ép bắt nạt" mà Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông.

 

Bà Harris phê phán TQ về Biển Đông

Bà Kamala Harris thăm Việt Nam, nhấn mạnh ưu tiên gì về ngoại giao của Mỹ?

 

Trước đó, trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, bà Kamala Harris đã phát biểu: "Hải Quân Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện mạnh mẽ tại Biển Đông và tiếp tục đương đầu với hành vi bắt nạt và những đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh trên biển."

 

Tuyên bố của cơ quan ngoại giao Trung Quốc, cùng các động thái trước đó của các quan chức nước này, cho thấy Bắc Kinh đặc biệt "nhạy cảm" về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Mặt khác, nó cũng phần nào giải thích sự thận trọng của Hà Nội trước các triển vọng hợp tác với siêu cường ở bên kia đại dương.

 

"Việt Nam rất cẩn trọng trong việc tham gia vào các thỏa thuận có vẻ nhằm vào Trung Quốc," Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

 

Theo ông Thayer, điều này xuất phát từ nguyên tắc "bốn không" về ngoại giao của Việt Nam, trong đó bao gồm "không liên kết với nước này để chống lại nước kia".

 

Hà Nội tỏ ra 'thận trọng'

 

Chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris đã khép lại với hàng loạt hoạt động mang tính biểu tượng cũng như nhiều kết quả cụ thể đạt được.

 

Cả Hà Nội lẫn Washington đều đánh giá chuyến đi là một thành công nữa trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù.

 

Phía Việt Nam có thể hài lòng trước việc chính quyền Tổng thống Joe Biden tái cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện hiện tại, với ưu tiên là hợp tác chống Covid-19 và kinh tế.

 

Một triệu liều vaccine Pfizer được chuyển đến gần như ngay tức thì sau lời hứa của bà Harris cho thấy phần nào sự sẵn sàng nâng cấp quan hệ, cũng như năng lực thực hiện các cam kết của Mỹ.

 

Chuyến thăm của bà Kamala Harris: Việt Nam có muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ?

48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội: Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài

 

Phía Mỹ cũng đã giành được thỏa thuận thuê địa điểm để đặt tòa đại sứ mới, với thời hạn ngót nghét một thế kỷ như là thông điệp về cam kết gắn bó dài lâu. Việc khai trương văn phòng khu vực của CDC và thúc đẩy hoạt động của Đoàn Hòa Bình (Peace Corps, tổ chức không được hoạt động ở VN sau 1975- xem thêm bài tại đây), một bước đi mà phía Việt Nam khá lưỡng lự trong việc chấp nhận, là những gì cụ thể đạt được từ chuyến đi.

 

Với các chuyển biến vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng, có thể thấy hai phía đã dần bỏ lại phía sau những nhiễu động của thời Donald Trump.

 

"Khi công bố Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời, có thể thấy rõ chính quyền Biden ưu tiên quan hệ với Việt Nam (bên cạnh Singapore). Marc Knapper, người được Tổng thống Biden đề cử cho vị trí Đại sứ tại Việt Nam, đã cam kết sẽ nỗ lực để nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược," giáo sư Thayer dẫn chứng về ưu tiên ngoại giao của Mỹ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/E18E/production/_120324775_south_china_sea_110716_624map_v2_vietnamese-nc.png

Bản đồ tranh chấp Biển Đông.  Nguồn : UNCLOS, CIA

 

Trong chuyến thăm mới đây tới Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng đề nghị nước chủ nhà xem xét nâng cấp quan hệ song phương. Trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Harris đã bày tỏ "chúng tôi tới đây để cân nhắc những gì có thể làm nhằm nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược."

 

Tuy nhiên, phía Việt Nam phản ứng khá thận trọng đối với các đề nghị rõ ràng và có phần hối thúc của Mỹ.

 

"Các lãnh đạo Việt Nam thận trọng đối với cả ông Austin lẫn bà Harris. Họ chỉ nhấn mạnh tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện hiện có. Các lãnh đạo Việt Nam đặc biệt đề cập đến quan hệ kinh tế như là nền tảng của mối quan hệ này," ông Thayer chia sẻ.

 

Theo giáo sư người Úc, sự dè dặt của Việt Nam là có thể hiểu được và một phần lớn xuất phát từ những nhạy cảm trong quan hệ với Trung Quốc.

 

Biển Đông và 'bốn không'

 

Trong cả chặng dừng chân tại Singapore và Việt Nam, bà Kamala Harris đều đưa ra thông điệp mạnh mẽ về an ninh hàng hải, cụ thể là Biển Đông. Mà khi nói tới Biển Đông, hẳn không thể không đụng chạm tới Trung Quốc.

 

Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, đánh giá:

 

"Về vấn đề Biển Đông và an ninh hàng hải, với chuyến thăm này, Phó Tổng thống Mỹ đã truyền thông điệp một cách trực tiếp đến Việt Nam: Mỹ muốn Việt Nam cùng hợp tác tìm cách gây áp lực để Bắc Kinh phải tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và thách thức những yêu sách quá quắt của Trung Quốc. Có thể nói, Mỹ đang muốn Việt Nam chọn đứng về phía Mỹ trong việc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông."

 

VN tự tin hơn trước TQ trên Biển Đông nhờ chuyến thăm của bà Harris?

Việt Nam qua ba chuyến thăm của các phó tổng thống Mỹ

Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng, quan hệ Việt - Mỹ gắn bó

Quan hệ Mỹ - Việt: Thêm bước 'củng cố mới' niềm tin song phương

 

Tuy nhiên, về mặt công khai, các lãnh đạo Việt Nam từ lâu đã khẳng định nguyên tắc "ba không", bao gồm không liên minh với nước này để chống lại nước kia. Đến năm 2019, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam thêm vào một "không" nữa: không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

 

Tuy nhiên, cũng trong sách trắng nói trên, Việt Nam còn nêu rõ rằng "tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế". "Nói cách khác, Việt Nam cho Trung Quốc và các đối thủ tiềm tàng khác biết rằng chính sách 'bốn không' có thể thay đổi một khi lợi ích quốc gia bị xâm hại, chẳng hạn chủ quyền trên Biển Đông," giáo sư Thayer nhận xét.

 

VIDEO : Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58373964

 

Tương tự, bà Minh Trang cho rằng bằng cách ấy, Việt Nam mở ra cánh cửa để có thể hợp tác về quân sự với các quốc gia khác. Đó là cánh cửa mà Mỹ đang tìm kiếm.

 

"Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam sẽ phát triển hợp tác sâu sắc hơn với Mỹ thông qua các tổ chức đa phương, nhất là tại diễn đàn khu vực ASEAN, hơn là đẩy mạnh một mối quan hệ quân sự song phương. Việt Nam cũng có thể sẽ tranh thủ sự ủng hộ và sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông để đưa không gian địa lý của cả vùng biển này vào trong Bộ quy tắc ứng xử (COC) mà các nước ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc," bà Minh Trang nói.

 

Theo bà Phạm Ngọc Minh Trang, bước đi trên của Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc phật ý. "Bằng chứng là họ đã có bài đăng rất dài trên trang facebook chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam bày tỏ lập trường đối với chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ. Đây là một trong những trở ngại trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ," bà đánh giá.

 

Bà cũng cho rằng hướng đi của Việt Nam thông qua các tổ chức đa phương dựa trên hai yếu tố.

 

"Thứ nhất là dựa trên luật quốc tế do các yêu sách của Trung Quốc trên biển là phi pháp và đi ngược với luật quốc tế. Điều này tạo được tính chính danh cho Việt Nam khi 'Việt Nam không liên kết với nước này để chống lại nước kia', mà Việt Nam hợp tác với các quốc gia khác, một trong số đó là Mỹ, để bảo vệ luật pháp quốc tế. Thứ hai là Việt Nam sẽ có vị thế cân bằng hơn với Mỹ trên bàn đàm phán đa phương, nhất là cơ chế đồng thuận của ASEAN, hay mỗi quốc gia đều có một phiếu bầu ở Liên Hiệp Quốc," bà Minh Trang phân tích.

 

 

Hoạt động huấn luyện quân sự chung Hoa Kỳ - Việt Nam

 

Tháng 8 năm 2021

Việt Nam tham gia các cuộc diễn tập quân sự mang tên Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) do Mỹ dẫn đầu cùng với Bangladesh, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Cuộc tập trận được khởi động tại Singapore.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-957-project-assets/img/seacat.jpeg??v=1.0.202108301738.202108301738

 

Tháng 9 năm 2019

Cuộc huấn luyện chung đầu tiên của Mỹ và ASEAN diễn ra tại Vịnh Thái Lan. Phía Mỹ có sự tham gia của tàu chiến đấu ven bờ USS Montgomery, khu trục hạm tên lửa USS Wayne E. Meyer, ba trực thăng MH-60 và một máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-957-project-assets/img/asean-us.jpeg??v=1.0.202108301738.202108301738

 

Tháng 7 năm 2017

Hai bên thực hiện hoạt động huấn luyện thường niên mang tên Hoạt động Giao lưu Hải quân kéo dài năm ngày, tập trung vào công tác điều khiển tàu, sơ tán y tế và đối phó với các sự cố trên biển.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-957-project-assets/img/uss_coronado.jpeg??v=1.0.202108301738.202108301738

 

Tháng 8 năm 2010

Tàu khu trục USS John McCain tham gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn chung cùng quân đội Việt Nam tại Biển Đông đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-957-project-assets/img/mccain_viet.jpg??v=1.0.202108301738.202108301738

 

 

Mua vũ khí từ Mỹ để làm gì?

 

Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam tăng tiến ổn định trong thời gian qua. Tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay, đã nhiều lần thăm Việt Nam trong các chuyến giao lưu hải quân. Nhiều hoạt động huấn luyện quân sự cũng được hai nước phối hợp tiến hành.

 

Vào năm 2016, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Từ đó đến nay, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton.

 

Vào năm 2019, Việt Nam đạt được thỏa thuận mua sáu máy bay không người lái ScanEagle của Mỹ, theo tạp chí quốc phòng Jane's.

 

Trong chuyến thăm vừa qua, Phó Tổng thống Harris cũng thông báo chính phủ Mỹ chấp thuận cung cấp cho Việt Nam chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ ba.

 

"Mỹ đã phê duyệt bán vũ khí cho Philippines thì không lý do gì họ sẽ không bán vũ khí tương tự cho Việt Nam," giáo sư Thayer nhận định.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/CD99/production/_111133625_hi060444221.jpg

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng ngày 5/3/2020

 

Theo giáo sư Thayer, việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào lý do an ninh nội địa. Đây không phải là trở ngại chính đối với các yêu cầu từ Việt Nam về việc mua vũ khí và công nghệ quân sự của Hoa Kỳ để phục vụ cho việc ngăn chặn đe dọa từ bên ngoài.

 

"Trở ngại thực sự không phải là việc Hoa Kỳ có chấp thuận các yêu cầu của Việt Nam hay không mà là khả năng của Việt Nam trong việc mua và tích hợp vũ khí và công nghệ của Hoa Kỳ vào hệ thống vũ khí hiện nay, vốn chủ yếu do Nga cung cấp," ông nói.

 

Năm 2018, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 10 trên toàn cầu; 84% đến từ Nga.

 

Đa dạng hóa nguồn cung, bằng cách mua máy bay quân sự từ Canada, châu Âu và các thiết bị quân sự từ Israel và các nước phương Tây khác, bao gồm cả Mỹ, là hướng đi gần đây của Việt Nam.

 

Cũng có một mối quan ngại là chính quyền Việt Nam sử dụng vũ khí của Mỹ để đàn áp người dân trong nước. Về vấn đề này, giáo sư Thayer cho rằng khả năng Việt Nam mua vũ khí Mỹ để sử dụng vào mục đích an ninh nội địa, chẳng hạn kiểm soát và khống chế đám đông, là thấp.

 

"Trong bối cảnh hiện tại, Quốc hội Mỹ sẽ phản đối việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để sử dụng vào mục đích an ninh trong nước. Việt Nam rất khó có khả năng đưa ra yêu cầu mua các loại vũ khí này," ông nói.

 

 

Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam

 

5-9 tháng 3 năm 2020

Việt Nam tiếp đón tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/theodore_rosevelt.jpg??v=1.0.202108271025.202108271026

 

5-9 tháng 3 năm 2018

Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đã có chuyến ghé thăm lịch sử tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, lần đầu tiên một con tàu cỡ này đến thăm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/carld_vinson.jpg??v=1.0.202108271025.202108271026

 

11-12 tháng 11 năm 2017

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/trump_vietnam.png??v=1.0.202108271025.202108271026

 

29-31 tháng 5 năm 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.

 

22-24 tháng 5 năm 2016

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam và thông báo Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

 

6-10 tháng 7 năm 2015

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ. Hai nước thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

 

2 tháng 10 năm 2014

Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/obama_vietnam.png??v=1.0.202108271025.202108271026

 

24-26 tháng 7 năm 2013

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/vietnam_us_president.jpg??v=1.0.202108271025.202108271026

 

23-26 tháng 6 năm 2008

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.

 

18-23 tháng 6 năm 2007

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ.

 

17-20 tháng 11 năm 2006

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam và dự APEC 2006.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/bush.png??v=1.0.202108271025.202108271026


31 tháng 5 năm 2006

Ký kết hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/pl_tdt_vietnam.png??v=1.0.202108271025.202108271026

 

19-25 tháng 6 năm 2005

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.

 

10 tháng 12 năm 2001

Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Sản phẩm Việt Nam được giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống trung bình 3% khi vào Hoa Kỳ.

 

16-19 tháng 11 năm 2000

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/clinton_vietnam.jpg??v=1.0.202108271025.202108271026

 

Tháng 5 năm 1997

Hai nước trao đổi Đại sứ. Ông Lê Văn Bang trở thành Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

5 tháng 8 năm 1995

Warren Christopher khánh thành Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khi ông có chuyến thăm chính thức đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Việt Nam.

 

11 tháng 7 năm 1995

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

 

3 tháng 2 năm 1994

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/800-timeline_on_slack/assets/vjeastasia-953-project-assets/img/usviet.jpg??v=1.0.202108271025.202108271026

 

11 tháng 11 năm 1991

Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.

 

30 tháng 4 năm 1975

Cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, đã có hiệu lực đối với Bắc Việt Nam từ năm 1964, được mở rộng cho toàn bộ Việt Nam.

 

                                                     ***

TIN LIÊN QUAN

.

Chuyến thăm của bà Kamala Harris: Việt Nam có muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ?

25 tháng 8 năm 2021

.

Trung Quốc 'không vui' với chuyến thăm VN của USS Carl Vinson?

8 tháng 3 năm 2018

.

Hoa Kỳ và đồng minh tập trận, tăng cường hiện diện ở Biển Đông   

25 tháng 8 2021

.

VN tự tin hơn trước TQ trên Biển Đông nhờ chuyến thăm của bà Harris?

25 thá.

.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng, Việt - Mỹ ‘thêm thân thiết’

5 tháng 3 năm 2020

.

Bà Kamala Harris thăm Việt Nam, nhấn mạnh ưu tiên gì về ngoại giao của Mỹ?

24 tháng 8 năm 2021

.

Phó Tổng thống Mỹ Harris chỉ trích TQ về chuyện Biển Đông

24 tháng 8 năm 2021

.

Việt Nam và các món quà chiến lược của Phó Tổng thống Kamala Harris

26 tháng 8 năm 2021

.

48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội: Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài

27 tháng 8 năm 2021

.

Niềm tin trong bang giao Mỹ - Việt có bước 'củng cố mới đầy triển vọng'

27 tháng 8 năm 2021

 

 


No comments:

Post a Comment