Tuesday, July 27, 2021

COVID-19 : VIỆT NAM KÊU GỌI PHÂN PHỐI VAC-XIN CÔNG BẰNG và HỖ TRỢ COVAX (Thùy Dương - RFI)

 


Covid-19 : Việt Nam kêu gọi phân phối vac-xin công bằng và hỗ trợ COVAX

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 27/07/2021 - 12:28

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20210727-covid-19-vi%E1%BB%87t-nam-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ph%C3%A2n-ph%E1%BB%91i-vac-xin-c%C3%B4ng-b%E1%BA%B1ng-v%C3%A0-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-covax

 

Là nước đang vất vả đối phó với dịch Covid-19 trong bối cảnh tỉ lệ người dân được tiêm chủng vẫn thuộc nhóm thấp trên thế giới, Việt Nam hôm nay 27/07/2021 bày tỏ lo ngại về tình trạng bất bình đẳng vac-xin trên thế giới.

 

https://s.rfi.fr/media/display/40b139f8-eebe-11eb-a451-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP21067162527302.webp

Nhân viên y tế tiêm vac-xin AstraZeneca tại bệnh viện Các bệnh Nhiệt đới, Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. AP - Hau Dinh

 

Theo báo chí trong nước, đại sứ Đặng Đình Quý, đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc hôm nay 27/07/2021, tham dự cuộc tham vấn đầu tiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về việc phân phối công bằng vac-xin ngừa Covid-19 theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

 

Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh, cần phải bảo đảm là tất cả mọi người đều được tiêm phòng, tiếp cận với các dịch vụ xét nghiệm và điều trị Covid-19, đồng thời ông kêu gọi các nước hỗ trợ tài chính và cung cấp vac-xin cho COVAX, cơ chế quốc tế chia sẻ vac-xin.

 

Cũng nhằm giảm bất bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo về tiêm chủng ngừa Covid-19, hôm qua, Ngân Hàng Thế Giới và COVAX thông báo sẽ triển khai một cơ chế tài chính mới để giúp COVAX đến giữa năm 2022 cung cấp đủ vac-xin để tiêm cho 250 triệu người.

 

Từ Genève, thông tín viên RFI Jérémie Lanche cho biết chi tiết:

 

Bằng cách bảo đảm tài chính cho các nước nghèo, Ngân Hàng Thế Giới hy vọng có thể đàm phán về vac-xin số lượng lớn với giá cạnh tranh hơn giá thị trường. Thực ra đây chính là nguyên tắc của cơ chế COVAX. Thế nhưng, bất chấp vai trò quan trọng trên lý thuyết của COVAX, cơ chế chia sẻ vac-xin này vẫn chưa đạt được mục tiêu và mới chỉ giao được 135 triệu liều vac-xin cho 136 quốc gia. Vấn đề là sự cạnh tranh của các nước giàu, các nước này đang tiếp tục thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất để mua thêm vac-xin, đi ngược lại yêu cầu từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

 

Ví dụ gần đây nhất : Hoa Kỳ mới đặt thêm 200 triệu liều vac-xin bổ sung của Pfizer BioNTech. Trong khi đó, mới có chưa đến 2% người châu Phi được tiêm ngừa, cho dù châu lục này đang ghi nhận dịch lây lan ở mức kỷ lục do biến thể Delta. Biểu tượng của nghịch lý này là Tunisia, quốc gia trong vài tuần nữa sẽ nhận được vac-xin từ các nước giàu nhiều hơn số vac-xin mà họ đã nhận được thông qua chương trình COVAX”.

 

                                                       ***

 

Các nội dung liên quan

VIỆT NAM - COVID

Việt Nam vượt ngưỡng 100.000 ca nhiễm Covid-19

 

QUỐC TẾ - COVAX

Covid-19 : Chương trình Covax có thêm gần 2,5 tỉ đô la để mua vac-xin phân phối cho các nước nghèo

 

VIỆT NAM - COVID-19

Việt Nam : Sài Gòn tập trung cứu bệnh nhân Covid nặng, đẩy nhanh tiêm chủng

 

 

 


No comments:

Post a Comment