Saturday, October 17, 2020

ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA Ở THÁI LAN? (Nguyễn Tiêu Quốc Đạt)

 


Điều gì đang xảy ra ở Thái Lan?

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

17/10/2020

https://baotiengdan.com/2020/10/17/dieu-gi-dang-xay-ra-o-thai-lan/

 

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/TL.jpg

Những người biểu tình đã tổ chức một cuộc tọa kháng ôn hòa tại khu mua sắm Ratchaprasong ở Bangkok hôm 15/10. Ảnh: EPA

 

Clip ghi lại bởi Wana Wong tại trung tâm trường Đại học Khon Kaen, rất xúc động.

 

Năm 2014, Jatupat, hay còn được gọi là “Pai”, là một trong số năm sinh viên của nhóm hoạt động Dao Din, người đã giơ ba ngón tay chống chế độ độc tài trước mặt ông Prayut. Giờ đây biểu tượng III (nếu ai đã xem Hunger Game sẽ hiểu) đã và vẫn đang xuất hiện trên mạng xã hội twitter và facebook những ngày qua. Vào năm 2016, Pai cùng với hơn 2.000 người khác, đã chia sẻ một hồ sơ link BBC Thái về quốc vương mới của Thái Lan, Vua Maha Vajiralongkorn, được đăng trên Facebook. Pai đã bị buộc tội bất kính với hoàng gia và bị kết án 21/2 năm tù. Anh được trả tự do sớm vài tuần theo lệnh ân xá của hoàng gia và bây giờ Pai ấy đã 29 tuổi.

 

Trong những ngày qua, hàng ngàn người đã biểu tình tại ngã ba khu thương mại Ratchaprasong trong sự theo dõi chặt chẽ của 2.500 cảnh sát. Các khẩu hiệu được hô vang như: “Tôi không sợ”, “giải phóng cho những người bạn chúng ta”; “tay sai của những kẻ độc tài” theo tường thuật của Straits Times. Nhà lãnh đạo biểu tình – Panupong Jadnok tuyên bố: “Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến chết. “Ratchaprasong từng bị chiếm đóng lần cuối vào năm 2014 bởi những người biểu tình tìm cách lật đổ chính phủ do Thủ tướng Yingluck Shinawatra đứng đầu.

 

Tình trạng bất ổn kết thúc bằng một cuộc đảo chính quân sự. Và nay, sự kiện tương tự là lý do để chính phủ ra lệnh giới nghiêm cũng như giám sát thẳng tay những hiện tượng khả nghi. Sau đại dịch Covid-19, tình trạng khẩn cấp lại được nâng cao bởi những biểu tượng 3 ngón tay giơ cao đang diễn ra khắp nơi. Có thể thấy, các cuộc biểu tình đều ôn hoà, chủ yếu do thanh niên lãnh đạo và nó diễn ra trong ngày nghỉ của Vua Maha Vajiralongkorn hiện đang bên Đức. Ông này mang nặng tai tiếng tiêu pha ngân sách cho hoạt động ăn chơi cá nhân.

 

Trong đêm ngày hôm qua, cuộc biểu tình đã có chuyển biến sang bạo lực khi cảnh sát giải tán đám đông bằng vòi rồng. Đó là sự kết thúc của ngày thứ ba liên tiếp các cuộc biểu tình hiện đang tăng về số lượng, phóng viên từ tờ Thaiger ghi nhận

 

Các lãnh đạo biểu tình có những ai?

 

Arnon Nampa, 35 tuổi, một luật sư nhân quyền – đại diện cho các nhà hoạt động chính trị và các bị cáo bất khả kháng trước tòa. Trong một cuộc biểu tình ngày 3/ 8, anh đã gây chấn động Thái Lan bằng cách công khai kêu gọi cắt giảm quyền lực của quốc vương.

 

Parit Chiwarak, biệt danh cánh cụt, sinh viên khoa chính trị 22 tuổi tại Đại học Thammasat và đã là một nhà hoạt động chính trị từ khi còn học trung học

 

Anusaya Sithijirawattanakul, biệt danh là Rung, sinh viên khoa xã hội học và nhân chủng học 22 tuổi tại Đại học Thammasat cũng là một thủ lĩnh của nhóm sinh viên Mặt trận thống nhất. Vào ngày 10/8, cô đã khiến những người theo chủ nghĩa bảo hoàng nổi giận khi đọc ra danh sách 10 yêu cầu liên quan đến chế độ quân chủ, bao gồm cắt giảm ngân sách hoàng gia và ngừng các nỗ lực công khai nhằm tôn vinh chế độ quân chủ một cách thái quá. Tại một cuộc meeting lớn bên ngoài Cung điện Hoàng gia vào ngày 19 và 20/9, cô đã cố gắng gửi một bản kiến ​​nghị trực tiếp đến Nhà vua thông qua Chủ tịch hội đồng cơ mật.

 

Panupong Jadnok hay còn gọi là “Mike Rayong”, chàng sinh viên 23 tuổi của Đại học Ramkhamhaeng lần đầu tiên nổi tiếng vào tháng 7 khi anh và bạn của mình cố gắng phản đối việc chính phủ xử lý đại dịch coronavirus trong chuyến thăm của Thủ tướng Prayut Chan-o- cha ở tỉnh Rayong.

 

Link video https://twitter.com/wongratsameerat

https://www.straitstimes.com/…/protesters-occupy…

https://thethaiger.com/…/police-break-up-bangkok…

 

2 BÌNH LUẬN

.

.

.

No comments:

Post a Comment