Monday, September 28, 2020

HÌNH TƯỢNG MỸ SỤP ĐỔ TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN THẾ GIỚI (VnExpress)

 



Hình tượng Mỹ sụp đổ trong lòng người dân thế giới    

VnExpress 

Thứ bảy, 26/9/2020, 14:00 (GMT+7)

https://vnexpress.net/hinh-tuong-my-sup-do-trong-long-nguoi-dan-the-gioi-4167541.html

 

Mike Bradley, thị trưởng thành phố Sarnia, Canada, nằm sát biên giới Mỹ, cảm giác "đang chứng kiến đế chế La Mã suy tàn" khi nhìn nước Mỹ hiện nay.

 

Không chỉ người dân Canada, một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, suy nghĩ như vậy, mà cảm giác này còn hiện hữu ở đất nước đang vật lộn vì vấn đề sắc tộc và ứng phó Covid-19 như Myanmar. "Tôi cảm thấy tiếc cho người Mỹ, nhưng không thể giúp được gì vì chúng tôi là một quốc gia rất nhỏ bé", U Myint Oo, một thành viên quốc hội Myanmar, cho hay.

 

Trong bối cảnh đại dịch vẫn hoành hành và cuộc bầu cử tổng thống ở nước Mỹ cận kề, phần lớn thế giới đều đang dõi theo dõi theo với nhiều sắc thái cảm xúc, pha trộn giữa ngỡ ngàng, thất vọng và bối rối, bình luận viên Hannah Beech của NY Times nhận xét.

 

Hình ảnh toàn cầu của Mỹ được cho là xấu đi trước cả khi Covid-19 bùng phát, với việc chính quyền Tổng thống Donald Trump theo đuổi quan điểm "nước Mỹ trên hết", rút Washington khỏi những thỏa thuận quốc tế quan trọng như hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, hay thỏa thuận hạt nhân Iran mà các cường quốc mất tới 15 năm đàm phán. Sau 4 năm cầm quyền của Trump, danh tiếng của nước Mỹ giờ đây dường như đang "rơi tự do".

 

Theo kết quả thăm dò tại 13 quốc gia của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hôm 14/9, quan điểm tích cực toàn cầu về hình ảnh của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ, với chỉ 34%, trong khi tỷ lệ tín nhiệm dành cho Trump là 16%. Khoảng 84% người tham gia khảo sát đánh giá Mỹ xử lý Covid-19 không tốt.

 

https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2020/09/26/4-1159-1600233170-3826-1601097789.jpg

Tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ tại 6 quốc gia được Trung Tâm Nghiên Cứu Pew khảo sát. Đồ họa : Trung Tâm Nghiên Cứu Pew

 

Ngay cả người dân từ những quốc gia đang phát triển ở châu Phi hay Mỹ Latinh mà Trump từng mỉa mai cũng bày tỏ quan ngại về nước Mỹ hiện nay. Họ nêu ra các dẫn chứng như đại dịch chưa được kiểm soát, làn sóng biểu tình rầm rộ về bất bình đẳng chủng tộc và xã hội chưa nguôi, trong khi Tổng thống Mỹ tỏ ra ngần ngại chuyển giao quyền lực trong hòa bình nếu thất bại trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, điều được cho là nền tảng của bầu cử dân chủ.

 

Mexico có lẽ từng là mục tiêu bị Trump công kích gay gắt nhất, khi ông chủ Nhà Trắng từng tuyên bố sẽ buộc người dân nước này phải trả tiền cho bức tường biên giới giữa hai quốc gia, biện pháp mà ông cho rằng giúp ngăn người nhập cư bất hợp pháp hiệu quả, đồng thời được đánh giá là "vũ khí" tranh cử đắc lực. Giờ đây, thay vì tức giận và hoang mang, người dân Mexico lại bày tỏ thương cảm cho nước Mỹ.

 

"Chúng tôi từng ngước nhìn Mỹ để tìm nguồn cảm hứng quản trị dân chủ. Đáng buồn thay, điều đó không còn nữa. Trở nên vĩ đại đơn giản là không đủ", Eduardo Bohorquez, giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Mexico, cho hay.

 

Tại Indonesia, quốc gia có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới, nhiều người cảm giác Mỹ đang xa rời những nước còn lại. "Thế giới nhận thấy sự gắn kết xã hội đang dần tan rã trong nội bộ nước Mỹ, cùng sự hỗn loạn khi xử lý Covid-19. Có một khoảng trống lãnh đạo cần được lấp đầy, nhưng Mỹ đang không hoàn thành vai trò đó", Yenny Wahid, chính trị gia kiêm nhà hoạt động người Indonesia, nêu ý kiến.

 

Bà Wahid, con gái cố tổng thống Indonesia Abdurrahman Wahid, lo ngại rằng thái độ phớt lờ các nguyên tắc dân chủ của Trump có thể làm trầm trọng tình trạng lạm dụng quyền lực. "Trump đã truyền cảm hứng cho nhiều lãnh đạo bảo thủ. Họ bắt chước phong cách của ông ấy", bà nói. Các lãnh đạo Philippines, Brazil hay Mexico được ví như phiên bản của Trump với những phát ngôn gây chia rẽ, công kích truyền thông và người bất đồng ý kiến với mình.

 

https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2020/09/26/000-8QK4RX-9793-1601097789.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 23/9. Ảnh: AFP.

 

Hộ chiếu Mỹ, thứ từng giúp người dân nước này dễ dàng đến hầu hết quốc gia khác trên thế giới, hiện không còn là công cụ thông hành có giá trị. Do Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 7,2 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 208.000 người chết, hành khách từ Mỹ bị cấm nhập cảnh tại phần lớn quốc gia châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và cả Mỹ Latinh.

 

Bộ Ngoại giao Mỹ đã cố gắng thể hiện vai trò trong cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu, ngay cả khi nước này phải vật lộn để cung cấp đủ vật tư cho các nhân viên y tế của chính họ vào giai đoạn đầu đại dịch.

 

Hồi tháng 3, Mỹ chuyển 10.000 găng tay và 5.000 khẩu trang phẫu thuật, cùng các vật tư y tế khác cho Thái Lan, quốc gia hiện chỉ ghi nhận hơn 3.500 ca nhiễm nCoV và gần 60 người chết. Dù tình hình đại dịch không quá nghiêm trọng, hầu hết người Thái vẫn đeo khẩu trang nơi công cộng và nước này chưa bao giờ thiếu khẩu trang.

 

"Thông qua sự hào phóng của người dân Mỹ và hành động của chính phủ, Mỹ tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu khi đối mặt với đại dịch Covid-19", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn.

 

Tuy nhiên, Sok Eysan, phát ngôn viên đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen, dường như không nghĩ vậy.

 

"Ông ấy sở hữu rất nhiều vũ khí hạt nhân, nhưng lại bất cẩn trước một dịch bệnh vô hình", Sok Eysan đề cập đến Trump. Campuchia hiện chỉ ghi nhận 270 ca nhiễm nCoV và không có trường hợp tử vong nào.

 

·         Vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ lu mờ giữa Covid-19 170

 

·         Trung Quốc gieo ảnh hưởng toàn cầu bằng 'ngoại giao vaccine' 83

 

·         Đức tỏa sáng giữa lúc Mỹ 'mất điểm' 20

 

Ánh Ngọc (Theo New York Times)

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment