Wednesday, September 2, 2020

75 NĂM SAU NGÀY CƯỚP CHÍNH QUYỀN, NGƯỜI DÂN ĐƯỢC GÌ? (BTV Tiếng Dân)

 


75 năm sau ngày cướp chính quyền, người dân được gì?

BTV Tiếng Dân

02/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/02/75-nam-sau-ngay-cuop-chinh-quyen-nguoi-dan-duoc-gi/

 

Hôm nay ngày 2/9/2020, tròn 75 năm sau ngày Việt Minh cướp chính quyền, lập ra chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, tổ chức Việt Minh trở thành đảng Cộng sản Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.

 

Cũng như những năm trước, dịp này các báo “lề đảng” thi nhau viết bài ca tụng chế độ. VnExpress có bài: 75 năm nền kinh tế lột xác. Thanh Niên: 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9: Bài học dựa vào sức mạnh toàn dân. Trang Đầu Tư Tài Chính VN viết nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Từ tuần lễ vàng đến chung tay chống đại dịch. Báo Tuổi Trẻ có bài: Quốc khánh 2-9, Việt Nam nhìn về tương lai từ đại dịch

 

Nhưng đằng sau sự hào nhoáng là bức tranh màu xám về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Nhà báo Mai Quốc Ấn viết: Lễ kỷ niệm lạ quá. Ông Ấn lưu ý, điểm khác biệt của lễ kỷ niệm thành lập chế độ năm nay so với các năm trước: Cụm từ “cướp chính quyền” không còn được bộ máy tuyên truyền nhắc đến nữa, dù nó từng là “niềm tự hào” của những người đã nghe theo lời những người cộng sản đi làm “cách mạng”.

 

Lễ kỷ niệm 75 thành lập chế độ còn có sự kiện đáng lưu ý: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam để cho một người có quốc tịch Cyprus như ông Phạm Phú Quốc chui vào trong Quốc hội. Ông Ấn viết: “Trên bình diện lớn hơn, Quốc hội họp ở hội trường mang tên Diên Hồng, mà đã ‘mất giá’ đến mức sự lựa chọn của ông Phạm Phú Quốc là quay lưng với nhân dân, với quốc gia và với cả lịch sử?

 

Đó chỉ là một trong những vụ bê bối trong Quốc hội gần đây đã bị lộ. Còn nhớ, hồi tháng 9/2020, cả nước choáng váng khi báo chí Hàn Quốc đưa tin, chín người “đi nhờ” chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc. Cho tới bây giờ, Quốc hội vẫn còn nợ người dân câu hỏi về danh tính của chín nhân vật này.

 

Trước đó, năm 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu quốc hội khóa 12 và 13 cũng đã âm thầm trở thành công dân nước Cộng hòa Malta, nhưng lúc đó Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: “Không thể đang là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam mà lại cùng lúc sử dụng một quốc tịch khác”. Vẫn không rõ bà Hường đã bỏ ra bao nhiêu tiền để mua quốc tịch thứ hai này, nhưng có lẽ số tiền đó không nhỏ.

 

                                                    ***

Nhân dịp lễ Quốc Khánh, PGS.TS Mạc Văn Trang kêu gọi đảng và nhà nước: Đừng chà đạp lên bản Tuyên ngôn độc lập! Ông Trang chỉ ra, chính tuyên ngôn thành lập chế độ CSVN đã khẳng định “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” là các quyền bất khả xâm phạm. Thế nhưng, trong 75 năm qua, “những quyền Tự do ngôn luận, Tự do lập hội, Tự do cư trú… và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng về cơ hội học tập, cơ hội làm ăn sinh sống của người dân chưa được thực hiện”.

 

Trang Cafe Ku Búa có đồ họa: 75 năm từ ngày tuyên bố độc lập, Việt Nam đang ở đâu.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Do-hoa-1-1024x1024.jpg

 

Qua đó có thể thấy, 75 sau ngày Việt Nam độc lập, hơn 45 năm sau ngày thống nhất hai miền Nam – Bắc, lương trung bình của người dân, cũng như GDP trên mỗi đầu người Việt Nam đứng gần cuối bảng; Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tham nhũng nhất; đóng góp cho nhân loại thấp nhất, nhưng lại nằm trong top 20 nước ô nhiễm môi trường nhất…

 

Đến cả chuyện đi vay cũng phải “nổ” cho bằng được: Việt Nam tự cường nhìn từ diễn biến Chính phủ đi vay, theo Biz Live. Tin cho biết, “năm 2020, Chính phủ có kế hoạch đi vay quy mô đáng kể qua kênh trái phiếu. Đến nay đã huy động được 176.340 tỷ đồng”. Vẫn là chiêu thay nợ cũ bằng nợ mới, cuối cùng vẫn là quốc gia tăng thêm nợ.

 

Zing đưa tin: 620 doanh nghiệp bất động sản phá sản trong 8 tháng đầu năm. Số liệu này do Tổng cục Thống kê công bố, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể nằm trong top đầu. Đứng sau đó là dịch vụ lưu trú và ăn uống có 589 doanh nghiệp giải thể, dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 566 doanh nghiệp giải thể.

 

Tổng cộng, “trong 8 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 34.300 doanh nghiệp, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm 2019”. Mảng bất động sản vẫn là đáng lo nhất vì từ lâu đã có người cảnh báo đó là bong bóng lớn và chứa nhiều rủi ro nhất của kinh tế VN.

 

VTC có bài: Tranh cãi sôi nổi chuyện cô giáo nghỉ việc vì lương 8 triệu đồng không đủ sống. Đó là vụ cô giáo Phạm Thị B, GV Trường Tiểu học Cẩm Dương, Hà Tĩnh viết đơn xin nghỉ việc, với lý do: “Thu nhập từ công việc dạy học không đảm bảo được nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi. Nên tôi viết đơn này xin nghỉ việc để chuyển sang công việc mới”. Hiệu trưởng Lê Xuân Hạnh xác nhận thông tin trong đơn này.

 

Trong các độc giả của VTC có người đồng tình với cô này và chia sẻ: “Thực ra 8 triệu đồng một tháng giờ cũng khó sống đó mọi người ạ. Anh tôi là công nhân, làm tăng ca còn được gần 10 triệu”. Cô giáo này vẫn còn khá may mắn so với những người đang sống mòn dưới chế độ “của dân, do dân, vì dân”.

 

Mời đọc thêm: VN-Index sẽ diễn biến thế nào trong tháng 9 trước áp lực bán ròng từ khối ngoại? (BizLive). – 620 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 8 tháng đầu năm (VTC). – Mỗi ngày, cả nước có 287 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể (VOV). Nghịch lý trong bài viết mừng Quốc Khánh của ông Trọng! (RFA). – Vận mệnh đất nước trong tay những kẻ bệnh hoạn (FB Đỗ Ngà). – Làm giảm giá đồng tiền: Nền kinh tế tư duy loài khỉ (FB Hội NNCBCĐ). – Cộng đồng tranh cãi mức lương 8 triệu/tháng liệu có đủ sống? (FB Hoàng Nguyên Vũ).

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment