Monday, August 31, 2020

ĐỒNG TÂM : 'VỤ ÁN ĐỂ LẠI NỖI ĐAU CHO DÂN TỘC VIỆT NAM' (Mỹ Hằng - BBC Tiếng Việt)

 


NỘI DUNG :

 

Đồng Tâm: 'Vụ án để lại nỗi đau cho dân tộc Việt Nam'

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

.

Kiến nghị của Luật sư Lê Văn Hòa liên quan phiên xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm

LS Lê Văn Hoà

.

===========================================

.

Đồng Tâm: 'Vụ án để lại nỗi đau cho dân tộc Việt Nam'

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

31 tháng 8 2020

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53942869

 

.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A1BF/production/_114170414_81727518_530357967823357_2280039137757102080_n.jpg

Gia đình ông Lê Đình Kình nay người chết, người ngồi tù

 

Phiên tòa xử vụ án Đồng Tâm gây chấn động dư luận dự kiến sẽ diễn ra vào 7/9 và được thông báo là một phiên xử mở. Thế nhưng người dân và gia đình các bị cáo sẽ không được tham gia, theo trao đổi của một số luật sư với BBC.

 

Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ 7/9/2020, xét xử 29 người Đồng Tâm liên quan tới vụ đụng độ với công an rạng sáng ngày 9/1/2020 khiến bốn người thiệt mạng.

Trong số này, 25 người bị cáo buộc giết người. Bốn người còn lại bị cáo buộc chống người thi hành công vụ.

 

Tòa 'kín' hay 'mở'?

 

Từ Hà Nội, luật sư Lê Văn Hòa nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông đang hỗ trợ pháp lý cho bốn người dân Đồng Tâm gồm ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, và bà Trần Thị La.

 

Luật sư Hòa nói rằng về mặt luật pháp, đây là vụ án xét xử công khai. Nghĩa là bất cứ công dân nào quan tâm cũng có quyền tham dự. Nhưng theo ông thì trong phiên tòa tới đây sẽ chỉ những người được triệu tập mới được tham dự, trong đó chưa chắc bao gồm thân nhân các bị cáo.

 

"Tôi cho rằng các cơ quan chức năng sẽ chuẩn bị rất công phu về công tác an ninh trật tự cho phiên tòa này. Đặc biệt khu vực xung quanh tòa án Hà Nội chắn chắn sẽ có kiểm soát người qua lại rất chặt chẽ, ai có chức năng mới được đi vào khu vực xét xử," luật sư Hòa nói với BBC.

 

Ông Hòa đánh giá rằng do tính chất vụ án này đặc biệt quan trọng và nghiêm trọng nên công tác an ninh thậm chí còn được nâng cao và thắt chặt hơn các vụ khác.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/057F/production/_114170410_87387848_2482330202028668_6344750526894178304_n.jpg

Ông Lê Đình Kình (giữa) - người đấu tranh giữ đất trong nhiều năm - thiệt mạng trong vụ công an vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020

 

"Với những thực tiễn mà tôi trải qua, tham gia một số phiên tòa có tính chất nhạy cảm, đặc biệt là các vụ án xét xử tội xâm phạm an ninh quốc gia, việc luật sư được tham gia ở các phòng xét xử thường bị hạn chế rất nhiều.

"Ví dụ như không được phép mang điện thoại, máy ghi âm, máy vi tính vào phòng xử. Việc đi vào phòng xét xử phải trải qua kiểm soát an ninh rất chặt, soi chiếu người đi qua và các phương tiện, túi xách, tài liệu mang vào."

 

Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội, người bào chữa cho ông Lê Đình Quang, Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến, cũng cho BBC News Tiếng Việt hay rằng sẽ không có người nhà của các bị cáo tham dự phiên tòa 'mở' này.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/441E/production/_114183471_82336765_1703214019821285_710097895214284800_n.jpg

 

Vợ và con dâu ông Lê Đình Kình - 'nhân chứng quan trọng'

 

Để bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ, luật sư Lê Văn Hòa nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông sẽ kiến nghị Hội đồng xét xử cho mời hai nhân chứng quan trọng của vụ án là bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình - người đã thiệt mạng trong vụ xô xát với công an hôm 9/1, và con dâu là Nguyễn Thị Duyên - vợ bị cáo Lê Đình Uy (con trai ông Lê Đình Công và là cháu nội ông Lê Đình Kình).

 

"Cụ Dư thị Thành là một những chứng rất quan trọng cần phải được triệu tập đến tòa để làm rõ tình tiết cơ quan công an có mặt tại nhà cụ trong rạng sáng 9/1/2020.

"Còn chị Nguyễn Thị Duyên là người có đơn tố cao lực lượng chức năng khi đến khám xét nhà đã thu một số tài sản của chị như ô tô. Chị cũng khai báo mất tư trang như dây chuyền và tiền. Chị Duyên đã gửi đơn tới cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội về việc này.

"Ngoài ra, chị Duyên cùng con mới sinh cũng từng bị đưa đi ccùng một số người dân khác đến một địa điểm cơ quan chức năng lấy lời khai, sau đó được thả về, sau khi xảy ra sự kiện rạng sáng ngày 9/1. Do đó đây là hai nhân chứng rất quan trọng của vụ án," luật sư Hòa nói.

 

'Chỉ mới được tiếp cận hồ sơ vụ án'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8072/production/_110528823_82414346_10158000552589679_1771747749893505024_n.jpg

Ông Lê Đình Công xuất hiện thú tội trên truyền hình Việt Nam sau vụ cảnh sát vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1. Vụ việc khiến 3 cảnh sát và ông Lê Đình Kình, bố ông Công, thiệt mạng

 

Luật sư Hòa cho hay việc tiếp xúc với các thân chủ và tiếp cận hồ sơ đều gặp khó khăn, phải trải qua nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan liên quan.

Tới khi được cho tiếp xúc với thân chủ, luật sư Hòa cũng chỉ được gặp ông Công, Chức, Huy, còn bị cáo La thì 'chưa gặp được', dù đã đề nghị trại giam nhiều lần.

Cuộc gặp đầu tiên với ông Công, Uy và Chức diễn ra hồi tháng Năm. Cuộc gặp mới đây nhất là với ông Chức diễn ra hồi tháng Bảy.

 

Dù phiên tòa sắp diễn ra, các luật sư cũng mới chỉ được tiếp cận hồ sơ vụ án cách đây khoảng hai mươi ngày.

 

"Tôi cùng hai ba luật sư nữa đã phải liên tục đến Viện Kiểm sát TP Hà Nội đưa đơn kiến nghị đến lần thứ ba thì họ mới cho tiếp cận, sao chụp hồ sơ," luật sư Hòa nói.

 

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng phản ánh việc bị gây khó khăn từ khi làm thủ tục đăng ký bào chữa, hạn chế trong việc tiếp xúc bị can trong trại tạm giam, đến việc bị gây khó trong việc tiếp cận, sao chụp hồ sơ.

 

Lluật sư Hòa cho biết thêm rằng ông Chức bị thương rất nặng, bị vạt một nửa hộp sọ bên phải, không thể tự đi mà phải có người dìu từ buồng giam ra phòng lấy cung để gặp luật sư. Nhưng lần gặp gần đây nhất sức khỏe ông Chức đã khá lên nhiều, ông đã có thể tự đi.

 

Ông Lê Đình Công bị cơ quan công an Hà Nội xác định là người cầm đầu vụ án, trong khi ông Lê Đình Chức, Lê Đình Uy bị cáo buộc là cùng Lê Đình Danh đổ xăng giết hại ba công an.

 

'Vụ án khó khăn cho tất cả các bên'

 

Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng đây sẽ là một vụ án khó khăn cho tất cả các bên và ông không đưa ra dự đoán nào cho kết quả của phiên tòa sắp tới.

Trong khi đó, luật sư Lê Văn Hòa nói theo nhìn nhận của cá nhân ông, "đây là một vụ án để lại một nỗi đau cho dân tộc Việt Nam, xuất phát từ việc tranh chấp đất đai".

 

"Đáng lẽ cơ quan chức năng không phải đẩy nó đến một kết cục đáng buồn, với bốn người chết, trong đó một người dân và ba công an, để lại hậu quả rất nặng nề.

"Tôi hi vọng những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan chức năng nếu có sự cầu thị đặc biệt thì có thể hé mở một kết quả nào đó để góp phần hàn gắn, xoa dịu tình hình. Nhưng tôi không biết điều đó có xảy ra được không," luật sư Hòa nói.

 

Các luật sư dự kiến sẽ gặp một số bị cáo ít nhất một lần nữa trước phiên xử ngày 7/9.

 

                                                     ***

 

Tin liên quan

 

Đồng Tâm: Nhân chứng nói ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào thôn Hoành’

10 tháng 1 năm 2020

.

Đồng Tâm: Ân xá Quốc tế nói 'VN đàn áp người bàn cãi trên Facebook'

16 tháng 1 năm 2020

.

Đồng Tâm: 'Thú tội trên truyền hình' là 'ép cung', 'vi phạm pháp luật'

17 tháng 1 năm 2020

.

Dân Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền

28 tháng 5 năm 2019

 

 

-----------------------------------------------

.

Kiến nghị của Luật sư Lê Văn Hòa liên quan phiên xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm

LS Lê Văn Hoà

31/08/2020  03:38 | Posted by bxvn

https://boxitvn.blogspot.com/2020/09/kien-nghi-cua-luat-su-le-van-hoa-lien.html

 

KIẾN NGHỊ VỚI CHỦ TỌA PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM TRIỆU TẬP ĐẠI DIỆN MỘT SỐ ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN TRONG SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM RẠNG SÁNG NGÀY 9/1/2020

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 31-08-2020

 

Kính gửi:

 

Ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự TANDTP Hà Nội - Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, ngày 7-9-2020

 

Tôi, luật sư Lê Văn Hòa, là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, Trần Thị La trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nêu trên.

 

Để làm rõ một số nội dung trong “Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24-06-2020” của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, giúp Hội đồng xét xử xác định sự thật của vụ án; Căn cứ quy định pháp luật tại các Điều 15, Điều 85, Điều 33 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tôi xin kiến nghị với ông và Hội đồng xét xử triệu tập một số cá nhân, đại diện một số cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm trong vụ án, và nhân chứng của vụ án có tên sau đây:

 

1. Ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an;

 

2. Ông Hoàng Trung Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội;

 

3. Ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBNDTP Hà Nội;

 

4. Ông Đoàn Duy Khương, nguyên Giám đốc Công an TP Hà Nội;

 

5. Đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an;

 

6. Đại diện chỉ huy Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô;

 

7. Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng (hoặc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng);

 

8. Đại diện Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (Bộ Quốc phòng);

 

9. Đại diện chỉ huy Lữ đoàn công binh 28 (Quân chủng Phòng không-Không quân, Bộ Quốc phòng);

 

10. Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel);

 

11. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ Tổ công tác số 16 (tổ chốt tại cổng làng Hoành) và số cán bộ chiến sĩ trực tiếp tấn công vào nhà các ông Lê Đình Kình, Lê Đình Chức, Lê Đình Hợi);

 

12. Các điều tra viên Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) trực tiếp điều tra “Vụ án Đồng Tâm”;

 

13. Đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố Hà Nội;

 

14. Ông Tổng Thanh tra Chính phủ;

 

15. Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng thanh tra Chính phủ;

 

16. Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội;

 

17. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;

 

18. Các ông (bà) Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Công an xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); Bí thư chi bộ và Trưởng thôn Hoành (xã Đồng Tâm).

 

19. Một số nhân chứng của vụ án: Bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình); chị Nguyễn Thị Duyên (vợ bị cáo Lê Đình Uy)…

 

20. Ông Dương Trung Quốc (đại biểu Quốc hội, người nắm rõ vụ tranh chấp đất Đồng Sênh, và có mặt chứng kiến cuộc đối thoại tháo gỡ bế tắc Đồng Tâm giữa Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm);

 

21. Luật sư Trần Vũ Hải (nguyên Trưởng Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải, điện thoại: 0903412526; là người hỗ trợ pháp lý cho nhân dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai với quân đội năm 2017, và có mặt chứng kiến cuộc đối thoại tháo gỡ bế tắc Đồng Tâm giữa Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm);

 

22. Đại diện một số cơ quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (căn cứ khoản 2, Điều 33 Bộ LTTHS 2015: Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự).

 

Trân trọng!

 

Người kiến nghị

Luật sư Lê Văn Hòa

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment