Wednesday, August 26, 2020

NHỮNG VẤN ĐỀ VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ "HAI DÒNG LƯU CHUYỂN" CỦA TRUNG HOA (Michael Pettis - Financial Times)

 


Những vấn đề với mô hình kinh tế “hai dòng lưu chuyển” của Trung Hoa

Michael Pettis   -  Financial Times  

Trà Mi dịch thuật

Posted on August 26, 2020   

http://dcvonline.net/2020/08/26/nhung-van-de-voi-mo-hinh-kinh-te-hai-dong-luu-chuyen-cua-trung-hoa/

 

Để thành công trong chiến lược hai dòng lưu chuyển, nội lưu mạnh lên thì ngoại lưu phải yếu đi và khi việc này xảy ra thì sự giàu có – và cùng với nó là quyền lực – phải được chuyển từ giới tinh hoa hiện nay sang những gia đình thường dân của Trung Hoa.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fd1e00ek4ebabms.cloudfront.net%2Fproduction%2F01160688-c74b-475e-8498-3bf589f89b79.jpg?source=Alphaville

© REUTERS

 

Kể từ tháng 5, khi Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra khái niệm về mô hình kinh tế “hai dòng lưu chuyển”, giới phân tích theo dõi nền kinh tế Trung Hoa đã phải vất vả tìm hiểu chính xác những gì mà ban lãnh đạo Trung Hoa đã cam kết. Từ nhiều tài liệu tham khảo chính thức tiếp theo đó, có vẻ như chiến lược kinh tế mới của Bắc Kinh kêu gọi tiếp tục khai triển sản xuất trong nước để xuất cảng (“ngoại lưu”) trong khi chuyển nền kinh tế theo hướng chú trọng tương đối nhiều hơn đến sản xuất cho việc tiêu dùng nội địa (“nội lưu”).

 

Về nguyên tắc, chiến lược này này có ý nghĩa. Một khi Trung Hoa đã thu hẹp khoảng cách cơ bản giữa đầu tư muốn có và đầu tư thực tế – điều mà có lẽ Hoa lục đã làm được từ đầu những năm 2000 – Trung Hoa cần tăng trưởng dựa trên nhu cầu trong nước do lương tăng, thay vì phụ thuộc vào xuất cảng hoặc ngày càng tăng vào đầu tư phi sản xuất. Vì Trung Hoa phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của đầu tư phi sản xuất, gánh nợ của quốc gia đã tăng lên đến một trong những mức cao nhất trên thế giới.

 

https://www.carbonbrief.org/media/342862/ukcarbonexports7.png

Hàng hóa và thán khí thải ra do Trung Hoa sản xuất và xuất cảng trên thế giới. Nguồn: Forbes

 

“Hai dòng lưu chuyển” được trình bày như một chiến lược mới, nhưng thực sự không phải vậy. Bắc Kinh đã đề xướng một chiến lược tương tự ít nhất là từ năm 2007, trong một bài phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo lúc đó, hứa rằng Bắc Kinh sẽ ưu tiên tái cân bằng nhu cầu nội địa theo hướng tiêu dùng.

 

Điều này đã không xảy ra. Tỉ lệ tiêu dùng trong GDP của Trung Hoa vẫn ở mức thấp bất thường, chỉ tăng hơn hai trăm vào năm 2019 kể năm 2007. Trong khi đó, và không phải ngẫu nhiên, trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Hoa tăng gấp đôi.

 

XEM TIẾP >>>  

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment