Saturday, August 29, 2020

LÀM CHỦ TỊCH TP. HÀ NỘI CÓ KHÓ KHÔNG? (Hiệu Minh)

 


Làm Chủ tịch Tp. Hà Nội có khó không?

Hiệu Minh

August 29th, 2020 at 10:04 am

https://hieuminh.wordpress.com/2020/08/29/lam-chu-tich-tp-ha-noi-co-kho-khong/?fbclid=IwAR09nr1211BqvByhOyWs7e3N-e9T8eYisQxFNcrYicAujDAfmDdet0HoIAw

 

Câu trả lời là không khó nếu cứ để thủ đô “tự diễn biến” về qui hoạch, kiến trúc, giao thông, xây dựng như hiện nay. Sẽ là rất khó nếu biến cái xấu như hiện nay của Thăng Long thành hoa lệ, là “điểm đến của nhân loại”.

 

Chọn “không khó” dân chửi ngu dù hạ cánh an toàn, vô phúc có ngày vô lò. Chọn “khó” mà làm được thì thế kỷ sau người đời vẫn nhớ.

 

https://hieuminh.files.wordpress.com/2015/09/he1bb93-tc3a2y.jpg?w=700&h=400

Một góc Hà Nội. Ảnh: HM

 

Thế nào là lãnh đạo và quản lý

 

Học giả Warren Bennis chuyên về quản lý và lãnh đạo có câu nổi tiếng “Management is doing things right. Leadership is doing the right things – Quản lý là làm việc đúng, Lãnh đạo là làm đúng việc”.

 

Chủ tịch TP (Thị trưởng – Mayor) HN với 7 triệu dân thuộc tầm chính trị gia, dưới Chủ tịch là các nhà quản lý (các Sở, ban, ngành). Thị trưởng là Lãnh đạo Thủ đô chứ không phải Quản lý thành phố.

 

Lãnh đạo tập trung vào vai trò, quản lý tập trung vào chức năng. Lãnh đạo dẫn dắt dân chúng bằng định hướng và mục tiêu, trong khi quản lý hướng dẫn dân thực hiện định hướng và đạt mục tiêu.

 

Để làm được việc (do right things) thì lãnh đạo phải biết gây ảnh hưởng, động viên, khích lệ và dẫn dắt dân, trong khi quản lý (do things right) phải đảm bảo công việc hàng ngày được thực thi hiệu quả.

 

Khi ngồi vào ghế nóng, Thị trưởng  phải có tầm nhìn cho thủ đô, định hướng chiến lược cho 5-10 năm sau, và từ đó đề ra mục tiêu là gì, để cho các sở, ban, ngành… dựa vào đó mà thực hiện. Thiếu những điều cơ bản đó thì bất kỳ ai cũng ngồi ghế Chủ tịch cũng được cho tới có khi… bị bắt.

 

Vừa ngồi vào ghế nhìn tòa nhà cao tầng nhức mắt, Chủ tịch đòi cắt ngọn, đó là tầm của tay quản lý hè phố. Nhưng ra một qui chế, kể từ nay trong vòng bán kính 5km, không một tòa nhà nào được cao hơn nhà Quốc hội (không ai được ngồi lên pháp luật), thì đó là định hướng của người lãnh đạo có tầm nhìn.

 

Thay đổi Hà Nội như thế nào?

 

Nếu dùng flycam quay toàn bộ Thủ đô và xem lại trên màn hình để nhắm chiếc ghế nóng do anh Chung và các đời Chủ tịch trước để lại, các ứng viên sẽ thở dài, thay đổi chi nữa, thôi thì “sống chung với lũ.”

 

Thay đổi Hà Nội luôn là thách thức với bất kỳ ai muốn thay đổi nhất là Thị trưởng thường không đủ nguồn lực và quyền hành để thay đổi. Quan trọng là nhìn ra vấn đề chính của thành phố và tìm ra chiến lược giải quyết.

 

Thủ đô nhôm nhoam, xây dựng, kiến trúc, giao thông… vô tổ chức, tổ chức lại không có nghĩa là nắn đường, giải phóng mặt bằng, đốn ngọn nhà cao tầng.

 

Có vài típ cho vị Chủ tịch mới trong một nhiệm kỳ

 

1. Nguyên tắc 1: Sống chung với lũ. Khi giải phóng Thủ đô 1954, các vị không phá những villa Pháp, tàn dư của đế quốc thực dân, đó là điều may. Giờ cũng vậy, những gì “lịch sử để lại” cũng nên sống chung.

 

2. Nguyên tắc 2: Trong vòng bán kính 5km, lấy lăng cụ Hồ làm tâm, tuyệt đối không xây mới, không nhà nào sửa mới, được cao hơn lăng Cụ.

 

3. Nguyên tắc 3: Nóc nhà thủ đô nhôm nhoam nhất nhì thế giới, nhìn vào đó cũng thấy xếp hạng 96/180 tham nhũng của VN có lý do. Sửa mái cho đẹp nhất quán là không thể nhưng dùng mái pin mặt trời lợi đủ đường là một gợi ý hay: đẹp, bảo vệ môi trường, điện xanh. Hà Nội xanh, sạch, đẹp là ở chỗ này.

 

4. Nguyên tắc 4: Bình nước inox sẽ được dân tự động tháo ra nếu bên cấp nước bơm đủ áp lực 24/7 cho nước lên tầng 3. Ai xây cao hơn sẽ phạm luật NT 2 và không có nước. Vụ này tiết kiệm hàng núi tiền: máy bơm, đường ống, bảo trì, bình nước.

 

5. Nguyên tắc 5: Qui hoạch trồng thêm cây xanh như anh Chung, tuyệt đối không thay cây như thời Thế Thảo và Phạm Quang Nghị.

 

6. Nguyên tắc 6: Không làm cầu vượt hay mở rộng đường vào nội đô (bán kính 5km)

 

7. Nguyên tắc 7: Đổi Chủ tịch thành Thị trưởng. Môt chức danh Chủ tịch nước là đủ rồi. Và hãy để dân thủ đô bầu Thị trưởng với nhiệm kỳ 5 năm. Có thể tại nhiệm 15 năm nếu dân còn tín nhiệm.

 

Làm được 7 điều trên thì trong nhiệm kỳ 5 năm Thị trưởng sẽ không…bị bắt, Cua thề.

 

Bonus cuối tuần

 

1. Leader vs Manager – Lãnh đạo và quản lý. Ở một viện nghiên cứu, ông sếp chả nghĩ ra được đường hướng gì cho viện nên chuyên đi bắt bọn ngủ gật, chơi game, đi làm muộn. Thấy ai ra khỏi cơ quan, ông gặp sẽ bị tra hỏi, cậu đi đâu. Một hôm gặp một nàng đang chạy vội, lại bị chặn, cô đi đâu? Dạ, em đi đái. Thế là từ đó hết hỏi.

 

2. Mình về quê Hoa Lư tưởng đang ở Hà Nội, ra Thủ đô mình cứ tưởng đang ở quê, đó là kết quả của việc quản lý đô thị và nông thôn kém, các vị ngồi nhầm ghế, không biết đâu là lãnh đạo, đâu là quản lý.

 

3. Bọ từ xứ Nghệ ra HN chơi, con cháu hỏi, bọ đi bằng phương tiện chi. Xe bus, lắc. Xe đạp, không. Đi bộ, nỏ phải. Thế đi bằng gì. Ah, tao đi cái gì giống con bọ chiếu, nó vừa đi vừa đái lại còn kêu, cục cặc, cặc cặc, cục cặc… (Đáp án???) Đấy, quê và thủ đô phải thế mới vui.

 

8 Responses to Làm Chủ tịch Tp. Hà Nội có khó không?  

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment