Monday, August 3, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI THỨ HAI 03/08/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)



Tin Tức Hàng Ngày

NGÀY 03/08/2020

http://www.tintuchangngay.org/

 

BÀI MỚI

 

Vừa Hán hóa vừa thực dân, ‘giấc mộng Trung Hoa’ sẽ chỉ là giấc mộng ?

Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng: ‘Quan chức cấp cao ĐCSTQ có thuốc đặc trị virus Vũ Hán?’

Tưởng Năng Tiến - Bọn Gù

Luật tôn giáo của Việt Nam vi phạm Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

Hồng Kông, Hoa Vi, Biển Đông, Lãnh sự: Những trận đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc

Điểm tin thế giới Thứ Hai 03 tháng 8 năm 2020

Làm thế nào để buộc Bắc Kinh nhận trách nhiệm về đại dịch virus corona

Bs Nguyễn Đan Quế - Gặp ai? Kỷ niệm với tình báo CS

 

*

*

Điểm tin thế giới Thứ Hai 03 tháng 8 năm 2020

http://www.tintuchangngay.org/2020/08/iem-tin-gioi-chu-nhat-02-thang-8-nam.html

 

Hơn 17,7 triệu người nhiễm, 680.000 người chết vì Covid-19

Theo thống kê cập nhật dữ liệu thời gian thực của trang Worldometers, tính đến sáng nay (1/8), có 215 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 17,744,784 ca nhiễm Covid-19 và 682,191 ca tử vong.

Các nước hiện có số ca lây nhiễm cao nhất gồm Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Mexico, Chile, Iran, Anh, Nga… Theo VOA Việt ngữ, Wisconsin là bang mới nhất của Mỹ ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên toàn bang trong bối cảnh các ca nhiễm virus corona ở Mỹ tiếp tục gia tăng và tranh cãi chính trị xung quanh việc đeo khẩu trang vẫn kéo dài. 33 trong tổng số 50 bang của Mỹ đã có lệnh bắt buộc người dân phải che mặt ở nơi công cộng để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của trên 150.000 người ở Mỹ.

Mỹ trừng phạt binh đoàn sản xuất Tân Cương

Bộ Tài chính Mỹ hôm 31/7 ra thông cáo cho biết, Mỹ trừng phạt Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) cùng cựu bí thư đảng ủy XPCC Tôn Kim Long và phó bí thư đảng ủy XPCC Bành Gia Thụy với cáo buộc “vi phạm nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ” ở Tân Cương.

Washington sẽ đóng băng mọi tài sản ở Mỹ của các cơ quan và cá nhân bị trừng phạt cũng như ngăn người Mỹ giao dịch với họ. Quyết định này được đưa ra vài tuần sau khi Mỹ áp trừng phạt với bí thư đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.

Phe “diều hâu” chống Trung Quốc thắng thế tại Nhật sau nhiều năm chia rẽ


Những diễn biến ở Hồng Kông và quan hệ ngày càng xấu giữa Bắc Kinh với các nước phương Tây, cũng như việc Trung Quốc khiêu khích trên biển Hoa Đông đã giúp phe diều hâu chống Trung Quốc dần chiếm ưu thế trên chính trường Nhật Bản, phe ôn hòa trong giới bảo thủ Nhật Bản đang dần thất thế, khiến chính phủ Abe đứng trước áp lực phải gia tăng sức ép với Bắc Kinh.

Theo Japan Times, hồi tháng 3, giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, Thủ tướng Shinzo Abe đã buộc phải hoãn kế hoạch tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm chính thức cấp nhà nước. Bốn tháng sau, chuyến thăm tiếp tục bị hoãn và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) của ông Abe. Đầu tháng 7, một nhóm nghị sĩ LDP thúc đẩy một nghị quyết yêu cầu chính thức hủy bỏ chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập. Động thái này đẩy Thủ tướng Abe vào thế đối đầu với chính các thành viên trong đảng của mình.

Thủ đô Bắc Kinh biến thành biển nước, lái xe như lái thuyền


Ngày 31/7, một trận mưa lớn đã khiến Bắc Kinh và Thiên Tân bỗng chốc trở thành biển nước, úng ngập nghiêm trọng, đường phố biến thành dòng sông, lái xe trở thành lái thuyền. Nhiều khu vực đã thực hiện kiểm soát giao thông do nước đọng quá sâu. Cả Đài quan sát Khí tượng Bắc Kinh và Thiên Tân đều đưa ra tín hiệu cảnh báo màu vàng về mưa lớn .

Tình hình thảm họa ở Thiên Tân nghiêm trọng hơn, với lượng mưa 108,6 mm được ghi nhận ở quận Đông Lệ. Chính quyền đã áp dụng các biện pháp kiểm soát giao thông ở nhiều lĩnh vực.

Cư dân mạng đăng tải trên Internet, đặt câu hỏi về sự lạc hậu nghiêm trọng của thành phố “hiện đại” trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước đô thị. Một trận mưa lớn đã khiến các vấn đề của hệ thống thoát nước đô thị ngầm nổi lên, thậm chí cả thủ đô Bắc Kinh lẫn thành phố Thiên Tân cũng không phải ngoại lệ.

Airbus và Boeing đều bị nhiễm Covid-19


Trong hàng tựa đập vào mắt trên trang nhất hôm nay – “Airbus và Boeing lún sâu vào khủng hoảng” – Le Monde của Pháp báo động về một trong những hậu quả kinh tế nghiêm trọng bậc nhất mà Covid-19 gây ra.

Theo tờ báo, hai nhà chế tạo máy bay đã công bố kết quả hoạt động sáu tháng đầu năm: Thua lỗ và phải giảm sản xuất. Đây là hiện tượng bình thường trong hoạt động kinh tế, nhưng ở tầm vóc các tập đoàn này, thì hệ quả sẽ không bình thường chút nào.

Le Monde nhìn thấy là sau một khoảng thời gian rất lâu cứ tưởng rằng tăng trưởng không bao giờ chấm dứt, các tập đoàn hàng không không gian giờ phải chấp nhận đánh giá lại mô hình này. Ba chàng khổng lồ trong lãnh vực này – Airbus, Boeing và Safran – vừa công bố kết quả thảm hại.

Theo Le Monde, trước đây các tâp đoàn còn đặt cược trên triển vọng phục hồi hoạt động nhanh chóng, nhưng giờ họ thấy khủng hoảng còn sẽ kéo dài hơn là dự kiến. Theo đánh giá của Hiệp Hội Hàng Không Quốc Tế, các tuyến bay sẽ không lấy lại mức độ của 2019 trước năm 2024, phần lớn là vì những quy định mở hay đóng cửa đều dựa trên tình hình dịch bênh rất khó lường, có nơi thì vẫn chưa qua “đợt 1”, nơi khác thì lo ngại “đợt 2” trở lại.

Tuy nhiên, Boeing, theo Le Monde, đã có thể gỡ gạc với nhánh quân sự của mình. Trước lúc công bố kết quả thua lỗ, Boeing được Lầu Năm Góc đặt mua 23 tỷ đô la chiến đấu cơ cho Không Quân Mỹ.

Mỹ loan báo tăng phí di trú


Chính quyền Mỹ ngày 31/7 loan báo sẽ tăng mạnh phí di trú Hoa Kỳ trong nhiều hạng mục, trong đó có việc lần đầu tiên thu phí các đương đơn xin tị nạn và tăng 80% lệ phí nhập tịch.

Bảng lệ phí mới, do Dịch vụ Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) công bố, dự kiến có hiệu lực từ ngày 2/10/2020.

Chi phí nộp đơn online xin nhập tịch Hoa Kỳ tăng từ 640 đô la lên thành 1.160 đô la.


Những người nộp đơn xin tị nạn phải nộp lệ phí 50 đô la.

USCIS, đóng cửa các văn phòng và đình chỉ nhiều dịch vụ trong mùa COVID, cho biết bị thiếu hụt nguồn thu có thể dẫn tới việc cho nhân viên tạm nghỉ.

USCIS nói quy định mới sẽ hỗ trợ chi phí trả lương bổng cho nhân viên, các khoản chi cho công nghệ và các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.

Các lệ phí về di trú Mỹ trong mấy chục năm nay tăng lên đáng kể. Trong những năm 90, phí nộp đơn xin nhập tịch dưới 100 đô la.

Khác với đa số các cơ quan liên bang khác, quỹ vận hành của USCIS chủ yếu từ các khoản lệ phí.

Đức đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 31/7 thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, sau khi người đứng đầu đặc khu quyết định hoãn cuộc bầu cử địa phương một năm, theo hãng tin AFP.

“Việc chính phủ Hồng Kông quyết định loại bỏ nhiều ứng cử viên phe đối lập và hoãn cuộc bầu cử là hành động tiếp tục xâm phạm quyền công dân Hồng Kông”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết. “Với những diễn biến hiện tại, chúng tôi quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông”.

Tờ republicworld.com trích lời ông Mass: “Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ rõ ràng mong muốn rằng, Trung Quốc sẽ tuân thủ các trách nhiệm pháp lý của họ theo luật pháp quốc tế. Điều này bao gồm việc đảm bảo các quyền và sự tự do được quy định trong Luật cơ bản của Hồng Kông, đặc biệt là quyền bầu cử tự do và công bằng, mà người dân Hồng Kông vốn được hưởng”.

Phản ứng trước động thái của Đức, đại sứ quán Trung Quốc đã lên án Berlin vi phạm luật pháp quốc tế, can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh, đồng thời đe dọa sẽ đáp trả.

Trước Đức, Mỹ, Anh, Canada, ÚcNew Zealand đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, sau khi chính quyền Trung Quốc áp đặt luật an ninh với thành phố bán tự trị. Nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích Bắc Kinh làm xói mòn mô hình Một quốc gia, Hai chế độ, vốn đảm bảo sự tự chủ của Hồng Kông so với Trung Quốc đại lục.

Viện cớ dịch bệnh, Trưởng đặc khu Hồng Kông hoãn một năm bầu cử dân chủ


Trong một động thái chưa từng có, Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đã trì hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2020 trong một năm. Bà thực thi quyết định này dựa trên Luật Khẩn cấp Hồng Kông, theo The Epoch Times.

Bà Lam cho biết bà viện đến Pháp lệnh Quy định khẩn cấp để trì hoãn việc bầu cử, đồng thời nói thêm rằng quyết định này được Bắc Kinh ủng hộ. Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc – cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc – sẽ quyết định phương thức lấp đầy khoảng trống lập pháp do quyết định trì hoãn bầu cử, bà nói.

“Bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 2020 sẽ kết thúc khi luật khẩn cấp có hiệu lực”, ông Erick Tsang, Thư ký về các vấn đề Lập hiến và Đại lục, nói.

Cuộc gọi được công bố trong cuộc họp báo của chính phủ được tổ chức vào tối thứ Sáu. Bà Lam đã viện dẫn sự gia tăng cục bộ các ca nhiễm virus Vũ Hán như lý do cho việc trì hoãn một năm. Không có ngày tháng cụ thể nào được đưa ra ngoài thông báo về việc trì hoãn.

“Thông báo mà tôi phải đưa ra hôm nay là khó khăn nhất mà tôi đã thực hiện trong bảy tháng qua”, bà nói trong buổi họp báo.

 

Tin Tức Hàng Ngày TV24

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment