Thursday, July 30, 2020

ĐIỂM TIN THỨ NĂM 30/07/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)



Tin Tức Hàng Ngày

NGÀY 30/07/2020

http://www.tintuchangngay.org/

 

BÀI MỚI

 

Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào?

Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Việt Nam: nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho Trung Quốc

Phạm Trần - Muốn Mỹ cứu nguy nhưng CSVN vẫn sợ bỏ Tàu!

Có phải quân đội Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào nghiên cứu y học của Hoa Kỳ?

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ: Biểu tình biến thành bạo loạn là một ‘cuộc tấn công vào chính phủ’

Mỹ muốn cấm đảng viên Trung cộng nhập cảnh – nhưng họ là ai?

Điểm tin thế giới ngày Thứ Năm 30 tháng 7 năm 2020

Điểm Tin Thứ Năm 30/07/2020

 

*

*

Điểm Tin Thứ Năm 30/07/2020

http://www.tintuchangngay.org/2020/07/iem-tin-thu-nam-30072020.html

 

·         Úc: Liên minh với Mỹ nhưng không tăng cường tuần tra Biển Đông (RFI) - Trọng Nghĩa - Trong khuôn khổ cơ chế Tham Vấn cấp Bộ Trưởng Thường Niên Mỹ-Úc (AUSMIN) diễn ra ngày hôm 28/07/2020 tại Washington, phái đoàn Úc đã tỏ ý từ chối đề nghị tăng cường các chuyến tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông mà phía Mỹ đề xuất, cho dù vẫn khẳng định liên minh chặt chẽ giữa hai bên. Cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Úc Marise Payne và bộ trưởng Quốc Phòng Úc Linda Reynolds với hai đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo và Mark Esper đã tập trung vào các vấn đề liên quan đếnTrung Quốc

·         Biển Đông : Nhượng bộ Trung Quốc, Việt Nam không hẳn là thua (RFI) - Thanh Hà - Khi chấp nhận hủy hợp đồng và bồi thường cho Repsol dưới áp lực của Trung Quốc, Việt Nam « lùi một bước đế tiến thêm hai bước » trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế tại Biển Đông. Trên đây là phân tích của chuyên gia về Biển Đông, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine Hoa Kỳ. Khi bắt chẹt Việt Nam hủy hợp đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha và một số công ty nước ngoài khác, Trung Quốc đã đi sai một nước cờ ? Về phía Việt Nam, Hà Nội đã nhượng bộ Bắc Kinh để đánh động công luận quốc tế về tham vọng vô hạn của Trung Quốc ở Biển Đông và lôi kéo Mỹ, Nga vào cuộc.

·         Đồng thuận mới tại Biển Đông cần biến thành hành động thực tế: GS Carl Thayer (RFA) - Giang Nguyễn - Tình hình Biển Đông hiện có những diễn biến mới khi Hoa Kỳ cùng một số nước đồng minh lên án tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Phóng viên Giang Nguyễn của Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với GS Carl Thayer, chuyên gia thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, về một số thông tin liên quan.

·         Tập đoàn Eni phát hiện dầu khí mới ở ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam (RFA) - Tập đoàn dầu khí Eni của Ý hôm thứ hai 27 tháng 7 thông báo, giếng thăm dò Kèn Bầu -2X của họ, nằm ở Lô 114, ngoài khơi Việt Nam, đã phát hiện khối lượng hydrocarbon đáng kể và công ty này đang tiếp tục mở rộng tiềm năng khai thác. Trang tin Kallanish Energy loan tin vừa nói hôm 28/7 và cho biết vị trí vừa phát hiện nằm ở ngoài khơi thềm lục địa phía Bắc Việt Nam, thuộc bể Sông Hồng, cách đất liền gần nhất thuộc tỉnh Quảng Trị 65 km, cách Đà Nẵng khoảng 86 km.

·         Dòng Mekong: mặt trận đối đầu mới Trung- Mỹ? (RFA) - Thanh Trúc - Dòng Mekong, nguồn sống quan trọng của hơn 60 triệu dân Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, được nói đang là mặt trận mới trong thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Thực tế bắt nguồn từ việc Trung Quốc cho thâu tóm phần lớn nguồn nước trên thượng nguồn dòng sông. Đây là “cuộc chiến nước” theo cách nói của 2 cây viết Kay Johnson và Panu Wongcha-um, được Reuters dẫn trong bài liên quan hôm 24/7 vừa qua. Bài viết nêu quan điểm của chính khách và chuyên gia môi trường rằng sông Mekong có thể là một mặt trận khác trong bối cảnh đối đầu Mỹ Trung hiện nay. Reuters dẫn lời một vị đại sứ Mỹ trong khu vực hồi tháng 4/2020 cho hay vị này đã chỉ đích danh Trung Quốc kiểm soát nguồn nước của sông Mekong bằng 11 đập thủy điện, đe dọa trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu nông dân và ngư dân ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

·         “Việt Nam bị thất bại nếu không có kinh tế thị trường” (RFA) - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, trong một cuộc tòa đàm, nhận định rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước sở hữu và kiểm soát nên thị trường không thể vận hành được.

·         Việt Nam lỗ hơn 1,1 tỉ USD trong các dự án đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước (RFA) - Có đến 49 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018 lỗ lũy kế với số lỗ lên đến hơn 1.1 tỉ USD. Trong lúc đó nhiều dự án khác chưa báo cáo doanh thu, lợi nhuận, gây nhiều nguy cơ mất vốn nhà nước. Báo trong nước trích Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi lên Thủ tướng Chính phủ, loan tin ngày 29/7. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2019 có 114 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước với tổng vốn đăng ký 13,82 tỉ USD và vốn thực hiện lũy kế đến hết năm 2019 đạt khoảng 6,7 tỉ USD.

·         Chính phủ Hà Nội trả xong món nợ kế thừa từ Việt Nam Cộng Hòa (RFA) - Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, Hà  Nội đã trả hết số nợ 145 triệu USD phát sinh từ khoản vay của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA đưa tin hôm 28 tháng 7. Khoản nợ vừa nói là khoản mà Hà Nội bị buộc phải kế thừa dù trước đó chính quyền mới không thừa nhận mọi khoản nợ của chế độ cũ. Trong đó, khoảng 76 triệu USD là nợ gốc và phần còn lại là tiền lãi trong 24 năm. Đặc biệt, không có khoản vay nào được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động quân sự trong chiến tranh Việt Nam.

·         Việt Nam vay 348 triệu USD của Nhật để đóng 6 tàu tuần tra (RFA) - Chính phủ Hà Nội, vào ngày 28/7/2020 vừa ký kết một hiệp định vay vốn ODA trị giá 36,6 tỷ Yen (tương đương 348 triệu USD) của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), để trang bị 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam. Truyền thông trong nước, vào ngày 29/7 dẫn tuyên bố của JICA cho biết rằng công ty của Nhật Bản sẽ đảm trách việc đóng mới 6 tàu tuần tra và sẽ giao cho Cảnh sát biển Việt Nam hạn chót vào tháng 10/2025. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về các tàu tuần tra chưa được công bố.

·         Hai giám đốc công ty bất động sản bị bắt vì bán các dự án “ma” (RFA) - Công an tỉnh Đồng Nai vào ngày 29/7 vừa quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Đình Chính, Giám đốc Công ty bất động sản Rồng Đất, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 16 tỷ đồng. Truyền thông trong nước dẫn nguồn Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết ông Nguyễn Đình Chính được xác định đã lừa hơn 40 khách hàng bán “đất nền ảo” và không có sổ đỏ như cam kết, hầu chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng. Nhiều khách hàng đã kéo đến công ty Rồng Đất đóng tiền để mua đất nền tại xã Tam Phước, TP Biên Hòa nhưng các khách hàng này đều không nhận được nền đất hoặc sổ đỏ như cam kết nên quyết định làm đơn tố cáo

·         Dân hoang mang với quy định không được xét nghiệm COVID-19 dịch vụ theo yêu cầu! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Bệnh viện quốc tế không tiếp nhận bênh nhân và Bộ Y tế vẫn không cho phép xét nghiệm Covid-19 dịch vụ theo yêu cầu khi mà dịch bệnh được chính thức thừa nhận bùng phát trong cộng đồng từ tuần qua. Sáng 25 tháng 7 năm 2020, tròn 100 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 nào trong cộng đồng, Bộ Y tế Việt Nam bắt đầu thông tin một số ca nhiễm mới ngay tại thành phố biển Đà Nẵng. Tính đến chiều 29 tháng 7, Việt Nam có tổng cộng 450 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó có 34 ca lây nhiễm trong cộng đồng được phát hiện chỉ trong 5 ngày.

·         VNTB – Đã có ‘tiền lệ gặp gỡ tù an ninh quốc gia’ khi chưa kết thúc điều tra? (VNTB) - Hoài Nguyễn (VNTB) – Tin tức về thân nhân các ông Nguyễn Đức Thạch, ông Phạm Chí Thành đã được ‘thăm gặp’ ngay trong giai đoạn đang điều tra vụ án, liệu có phải đang mở ra một tiền lệ cho việc luật sư cũng có thể gặp thân chủ của mình ngay ở giai đoạn điều tra ở nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia? Lâu nay, khi luật sư nhận bảo vệ thân chủ ở nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, gần như chưa có ai được gặp thân chủ trong giai đoạn điều tra, và trớ trêu thay đây lại là quy định của pháp luật Việt Nam.

·         Y án 18 tháng tù cho nữ tài xế chống BOT 'bẩn' Huệ Như (BBC) - Tòa án TP Hà Nội xét xử bà Đặng Thị Huệ (thường được gọi là Huệ Như), nữ tài xế đấu tranh phản đối các BOT 'bẩn' với tội danh 'Gây rối trật tự công cộng'.

·         Chuẩn bị cho những gì tệ nhất (BoxitVN) - Nguyễn Huy Cường  - 1. Hồi kháng chiến, nhiều tàu thủy loại nhỏ từ miền Bắc xâm nhập vào lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa để đem vũ khí vào làm kháng chiến. Những đoàn tàu “không số” này chở hàng tấn vũ khí vượt qua bom đạn, tàu tuần tiễu của hải quân VNCH rồi vào Vũng Rô thuộc Tuy Hòa, vào tận Cà Mau mới “trả hàng” rồi nhiều chuyến về Bắc an toàn. Nói vậy để thấy những người ngày nay muốn xâm nhập vào Việt Nam quá dễ dàng.

·         Chính quyền Việt Nam đang dung dưỡng một số hình ảnh sai lầm về đại dịch Covid? (BoxitVN) - Nguyễn Việt – Anh Thảo - Virus Vũ Hán đẩy thế giới vào đại khủng hoảng. Trong không khí ảm đạm bao trùm, một số nước nổi lên như ốc đảo tương đối bình an. Việt Nam là một trong số đó (1). Sau 3 tháng liên tục không người mắc mới, tin về 3 ca dương tính với virus đầu tiên, ngày 25 và 26/7/2020, vang lên như một tiếng sét, báo hiệu giai đoạn bình yên chấm dứt. Việt Nam chọn chiến lược nào để đối phó với đợt dịch mới?

·         “Mặt trời toả sáng” choang mà dịch bệnh bủa vây dễ vậy, huống hồ … (BoxitVN) - Diệp Chi - An ninh quốc gia nước nào lại để xảy ra như Việt Nam? An ninh quốc gia nước nào lại để xảy ra như Việt Nam, khi người bên Trung Quốc – quê hương sản sinh con virus cúm Tàu, đường hoàng vượt qua biên giới mà không cần giấy tờ hành chính gì hết ở cửa khẩu, để rồi thản nhiên lên xe từ Bắc vào Nam, đến Đà Nẵng, Quảng Nam sinh hoạt bình thường ngay trong đại dịch Covid-19?

·         Covid-19: Lây nhiễm lan rộng ra nhiều tỉnh thành của VN (BBC) - Việt Nam phải đương đầu với một làn sóng mới Covid-19, sau khi giới chức xác nhận có các vụ mới tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.

·         Hà Nội có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng sau 107 ngày (BBC) - Tâm dịch Đà Nẵng đang trở thành nơi phát tán virus corona đến nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, với ca nghi nhiễm mới được phát hiện tại Hà Nội.

·         Vài suy nghĩ về dân chủ hiện nay: Tính độc đoán của chủ nghĩa tuyệt đối (Bài 4) (BoxitVN) - Đoàn Hưng Quốc - Bà Aung Sang Suu Kyi từng được Tây Phương ca ngợi như một nữ thần tranh đấu cho tự do của dân tộc Miến Điện. Nhưng nay cũng chính Tây Phương phỉ báng cho rằng bà bênh vực nạn diệt chủng đối với người thiểu số Hồi Giáo đòi ly khai ở Rohyndia. Chính quyền Miến Điện không còn chỗ tựa nên mở lại cánh cửa đầu tư đón tiếp Trung Quốc. Bà J.K.Rowling vốn được thế giới mến mộ vì là tác giả của tập sách nổi tiếng Harry Potter nhưng nay bị đánh hội đồng chỉ vì bày tỏ quan điểm về việc chuyển giới (transgender)

·         Mỹ : Tên lửa phòng không Nga và Trung Quốc ngày càng hoàn thiện (RFI) - Minh Anh - Ngày 28/07/2020, bộ Quốc Phòng Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa là một phần không thể thiếu trong cuộc đua giữa các siêu cường, đồng thời cảnh báo là Nga và Trung Quốc đang phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng hiệu quả. Trang mạng bộ Quốc Phòng Mỹ dẫn lời một số quan chức cho rằng « Trung Quốc và Nga đang phát triển những hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng hiện đại, với số lượng ngày càng nhiều và đưa những hệ thống này vào trong chiến lược phòng thủ vào lúc Nga và Trung Quốc đang cạnh tranh với nước Mỹ »

·         Đức : Mục tiêu can thiệp mới của Nga và Trung Quốc (RFI) - Thu Hằng - Đức trở thành mục tiêu chính trong chiến lược can thiệp và gây ảnh hưởng của hai nước Nga và Trung Quốc. Theo nghiên cứu được Viện Royal United Service Institute (RUSI) của Anh, được công bố ngày 29/07/2020, nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang « trên tuyến đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới ». Trang Sky News trích nhận định của tác giả John Khampfner, nhà báo và là nhà nghiên cứu của RUSI : « Chiến thuật (can thiệp và gây ảnh hưởng) được Trung Quốc và Nga sử dụng khá đa dạng ». Nga tập trung vào hoạt động chính trị chính thức, « tìm cách phá vỡ niềm tin của công chúng vào các thể chế dân chủ ». Trong khi đó, « Trung Quốc tập trung chủ yếu vào lợi ích kinh tế ».

·         Liên Hiệp Châu Âu giới hạn xuất khẩu vũ khí sang Hồng Kông (RFI) - Trọng Nghĩa - Đề nghị được đưa ra từ cuộc họp các ngoại trưởng Liên Âu ngày 13/07/2020. Tối 28/07, Bruxelles đã quyết định hành động, thông qua quyết định giới hạn việc xuất sang Hồng Kông các thiết bị sử dụng để giám sát và đàn áp. Với quyết định vừa thông qua, các thiết bị như vòi rồng, camera, phần mềm tin học, cũng như các loại vũ khí dân sự hay quân sự, những thiết bị có thể được sử dụng để trấn áp biểu tình, sẽ không còn được bán sang Hồng Kông. Đối với Châu Âu, đây là một cách để giúp đỡ phong trào đấu tranh dân chủ trước luật an ninh của Bắc Kinh, vốn đề ra những án tù có thể lên đến chung thân đối với mọi hành động bị xem là lật đổ chính quyền, ly khai hay cấu kết với ngoại bang

·         Infographic Rạn nứt quan hệ Mỹ -Trung 2020 (RFA) - Những cột mốc quan trọng trong căng thẳng Mỹ-Trung từ đầu năm 2020 đến tháng 7/2020.

·         Liệu có xảy ra chiến tranh lạnh Mỹ - Trung? (BBC) - Mối quan hệ giữa hai cường quốc Hoa Kỳ - Trung Quốc những thập niên gần đây thay đổi ra sao?

·         Bầu cử 2020: Tuần lễ mọi việc thay đổi cho Donald Trump (BBC) - Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược hàng loạt những quyết định của mình trước đó, trong nỗ lực cứu cơ hội tái đắc cử vào tháng 11.

·         Truyền hình Nhà Nước Trung Quốc gian lận số người hâm mộ? (RFI) - Mai Vân - Ba tờ báo lớn ra tại Pháp ngày 29/07/2020 đều chạy tựa trang nhất về quan hệ căng thẳng hẳn lên giữa Trung Quốc và phương Tây. Trong lúc La Croix và Le Figaro nhấn mạnh trên thái độ bất bình của phương Tây trước những hành vi ngày càng hung hăng, bất cần luật lệ của Trung Quốc, thì Le Monde đặt nghi vấn về hiện tượng trang Facebook bằng tiếng Pháp của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN có số lượng like cao kỷ lục, hơn gấp bội các trang của truyền thông Pháp ngữ khác.

·         Virus corona: Trump kiên quyết bảo vệ việc dùng thuốc sốt rét để điều trị Covid-19 (BBC) - Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quan điểm sử dụng hydroxychloroquine để điều trị virus corona, điều mâu thuẫn với lời khuyên của các chuyên gia y tế làm việc cho ông.

·         Covid-19: Anh đặt mua 60 triệu liều vaccine của GSK và Sanofi (BBC) - Anh ký thỏa thuận thứ tư, đặt hàng loại vaccine mà hai hãng dược phẩm khổng lồ GSK và Sanofi đang nghiên cứu, phát triển.

·         Covid-19: Hong Kong đang trên bờ vực có bùng phát dịch 'diện rộng' (BBC) - Đặc khu trưởng Carrie Lam cảnh báo bùng phát dịch trên diện rộng có thể dẫn tới sự "sụp đổ" hệ thống bệnh viện của Hong Kong

·         Covid-19 : Số ca nhiễm mới tăng vọt, Trung Quốc cách ly Tân Cương (RFI) - Thu Hằng - Trung Quốc có thêm 101 ca nhiễm virus corona chỉ trong vòng 24 giờ, theo thống kê ngày 29/07/2020. Đây là con số hàng ngày cao nhất từ ba tháng nay. Đa số ca nhiễm mới được ghi nhận ở tỉnh Tân Cương, nơi đa số dân cư là người Hồi Giáo và có rất nhiều trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ. Thông tín viên trong khu vực Stéphane Lagarde tường trình : « 89 ca nhiễm mới được ghi nhận ở Urumqi, thủ phủ của vùng tự trị Tân Cương, ở phía tây Trung Quốc và bị cắt đứt với phần còn lại của cả nước từ ngày 17/07. Hai trên bảy quận bị tác động nghiêm trọng, trong đó có quận Tianshan nơi Eric sinh sống. Từ hai tuần nay, thanh niên người Duy Ngô Nhĩ này chưa hề đi ra ngoài.

 

Tin Tức Hàng Ngày TV24

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment