Friday, July 24, 2020

ĐIỂM TIN THỨ SÁU 24/07/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)




NGÀY 24/07/2020

BÀI MỚI


*
*

·         Một kế sách triệt để nhằm ngăn Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông (RFI) - Mai Vân - Trong những ngày gần đây, Trung Quốc càng lúc càng có thêm nhiều hành động nhằm áp đặt quyền kiểm soát trên Biển Đông, từ việc triển khai chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm, liên tiếp tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, lần gần đây nhất là từ ngày 15-17/07/2020, đến việc phái tàu khảo sát xuống Trường Sa, và liên tục cho tầu hải cảnh đến sách nhiễu các mỏ dầu khí của Việt Nam. Cụ thể là vụ chiếc Hải Cảnh 5402 hoành hành gần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ của Việt Nam ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam trong những ngày 12, 15 và 18/07. Trong bài viết “Làm sao để ngăn chặn Trung Quốc hoàn tất việc chiếm cứ Biển Đông - How to stop China completing its takeover of the South China Sea” đăng trên website của Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (ASPI) ngày 21/07/2020, nhà nghiên cứu Jeff Becker cho rằng trước việc Trung Quốc rõ ràng là đang đẩy mạnh chiến dịch nuốt trọn Biển Đông, các nước có lợi ích trong việc duy trì một vùng Biển Đông thông thoáng cần phải có biện pháp triệt để hơn để ngăn không cho Trung Quốc hoàn tất mưu đồ của họ
·         Chiến hạm Úc chạm trán với tàu Trung Quốc trên Biển Đông (RFI) - Trọng Nghĩa - Tàu chiến Úc đã chạm trán tàu Hài Quân Trung Quốc khi di chuyển tại Biển Đông, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao đang căng thẳng giữa hai nước. Vụ việc xảy ra hồi tuần trước, nhưng vào hôm nay, 23/07/2020, Canberra cố giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của sư cố. Theo nhật báo Anh The Guardian, chính quyền Úc xác nhận rằng nhân một chiến dịch triển khai trên biển vào tuần qua, đã xảy ra “sự tương tác bất ngờ" giữa chiến hạm Úc với "tàu chiến nước ngoài" và Hải Quân Úc đã "hành xử một cách chuyên nghiệp, an toàn”. Chính quyền Úc không nói rõ là vụ chạm trán xảy ra cụ thể ở đâu, nhưng hãng truyền thông Úc ABC, cơ quan đầu tiên tiết lộ sự cố, cho biết là các chiến hạm Úc đã gặp tàu Trung Quốc khi di chuyển tại Biển Đông, trong đó có đoạn đường đi gần quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, theo ABC, có lẽ tàu chiến Úc không đi vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo.
·         Mỹ sẽ có hành động gì ở Biển Đông sau tuyên bố phản bác các yêu sách của Trung Quốc? (RFA) - Hoàng Ban Mai - Washington vẫn không muốn sa vào bãi lầy lịch sử xung quanh việc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào. Tuy nhiên, giờ đây họ đã xác định rõ ràng lập trường về các tranh chấp hàng hải về các quyền đối với biển và đáy biển. Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập đến một thay đổi quan trọng trong tuyên bố chính sách của Mỹ về biển Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell đã làm rõ hơn nữa điều này tại Hội thảo biển Đông thường niên lần thứ 10 hôm 14/7. Sự thay đổi chính sách nêu trên là nhằm điều chỉnh lập trường của Mỹ sao cho phù hợp với phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, trong đó cho rằng cơ sở của các yêu sách của Trung Quốc đối với quyền lợi biển tại biển Đông không được luật pháp quốc tế, mà cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), thừa nhận. Vào thời điểm đó, phán quyết này được coi là một chiến thắng lớn của Philippines, nước đã đệ trình vụ việc lên Tòa trọng tài. Tuy nhiên, các chính phủ trong khu vực và Mỹ đã không tận dụng được phán quyết này.
·         Dầu và khí đốt gây thêm căng thẳng Biển Đông (BoxitVN) - Helen Clark Ngân Bình dịch - Hoa Kỳ tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc là ‘bất hợp pháp’ có thể đến đối đầu khi Bắc Kinh ép Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí ngoài khơi. Bỏ đi vì sức ép của Trung Quốc. Ngành khai dầu khí của Việt Nam đang bị siết chặt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng ở Biển Đông. Theo báo cáo, Trung Quốc đang ép Việt Nam chấm dứt hoạt động khai thác ngoài khỏi của Rosneft Vietnam, liên doanh Nga-Việt gần đây đã hủy hợp đồng với Noble Corp, công ty có trụ sở tại London. Noble tuyên bố hủy bỏ khai thác trong một thông báo mà không nêu rõ tên công ty, trong khi nói rằng họ vẫn sẽ được trả cho hợp đồng. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc tại khu vực hàng hải đang tranh chấp là “bất hợp pháp”
·         Thảm hại thân phận dư luận viên (BoxitVN) - Phạm Đình Trọng - Thượng tá, Chủ nhiệm bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Trường sĩ quan Công Binh Bùi Tiến Lợi bị xóa đảng tịch cộng sản, bị đuổi ra khỏi “binh đoàn dư luận viên 47” theo công bố chính thức trên truyền thông chính thống là do “Ông Bùi Tiến Lợi đã có những bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước”.
·         “Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh, nhưng để bảo vệ được lẽ phải, cần có sức mạnh” (BoxitVN) - Hoài Nguyễn - Việt Nam vừa đưa ra thông điệp về Biển Đông: “Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh, nhưng để bảo vệ được lẽ phải, cần có sức mạnh”. Trong những ngày gần đây, cục diện địa chính trị dồn dập những tuyên bố khẳng định về sức mạnh của cộng đồng trước những thách thức bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, có thể kể đến: Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo; Các quan chức ngoại giao làm rõ hơn chính sách của Hoa Kỳ; Các nghị sỹ Mỹ ủng hộ Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ và dự đoán đụng độ; Phản ứng từ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc;
·         Biển Đông: Mỹ hỗ trợ ngư dân Việt Nam chống lại ‘‘các đe dọa bất hợp pháp’’ (RFI) - Trọng Thành - Washington tiếp tục có các hành động cụ thể để hỗ trợ các quốc gia ASEAN kháng cự hoạt động gây hấn trên biển của Trung Quốc. Hôm qua, 22/07/2020, Mỹ và Việt Nam ký kết thỏa thuận « tăng cường thực thi pháp luật về thủy sản », mà một trong các nội dung chính là « hỗ trợ ngư dân trước các đe dọa bất hợp pháp trên biển ». Theo Vietnamnet, cơ quan truyền thông của bộ Thông Tin và Truyền thông Việt Nam, cục Phòng chống ma tuý và thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tổng cục Thủy sản Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về « tăng cường năng lực thực thi pháp luật về thuỷ sản và quản lý nghề cá »
·         Làm gì để bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển (BoxitVN) - Nguyễn Ngọc Chu - I. BƯỚC ĐI KHÍCH LỆ 1. 1. Ngày 22/7/2020, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản và quản lý nghề cá. Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển” (https://laodong.vn/…/my-ho-tro-ngu-dan-viet-nam-truoc-nhung…).
·         Ngư dân Việt Nam đụng độ tuần duyên Indonesia trên biển (RFA) - Tuần duyên Indonesia đã bắt giữ hai tàu đánh cá của cùng nhiều thuyền viên Việt Nam sau một cuộc ẩu đả trên biển đầy kịch tính, giữa lực lượng chức năng Indonesia với các thủy thủ Việt Nam đang cố chống trả để tránh bị bắt. AFP loan tin vừa nói hôm 23/7/2020. Trước đó, tuần duyên Indonesia đã lên thuyền Việt Nam vì nghi ngờ các thuyền viên đã đánh cá bất hợp pháp ở rìa Biển Đông. Lực lượng chức năng cho biết họ đã phải "vật lộn" với ngư dân Việt Nam trong khoảng hai giờ.
·         Biển Đông: Hải quân Indonesia tiến hành tập trận lớn (RFA) - Hải quân Indonesia đang tiến hành cuộc tập trận lớn tại khu vực Biển Java và Biển Đông, nơi căng thẳng giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng gần đây. BenarNews loan tin vừa nêu vào ngày 22 tháng 7 dẫn phát biểu của giới chức Hải quân Indonesia, cho biết Hạm đội Phía Tây tiến hành cuộc tập trận tại Biển Java hôm 22 tháng 7 trong khuôn khổ loạt tập trận bắt đầu từ ngày 18 tháng 7 và kéo dài cho đến Chủ nhật ngày 26 tháng 7. Những cuộc diễn tập bao gồm tấn công đổ bộ lên bãi biển đảo Singkep nằm trong chuỗi đảo Riau thuộc Biển Đông. Ngoài ra còn có những cuộc chiến giả định trên biển với sự tham dự của 2 ngàn quân binh, 26 tàu chiến, 19 máy bay, 18 phương tiện vận chuyển tác chiến biển.
·         Việt Nam - New Zealand nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược (RFA) - Việt Nam - New Zealand vừa thống nhất nâng tầm quan hệ hai nước từ đối tác toàn diện thành đối tác chiến lược. Tuyên bố này được Thủ tướng hai nước đưa ra sau hội đàm cấp cao trực tuyến giữa hai nước vào sáng ngày 22/7 nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
·         VNTB – Nhân sự mơ hồ và hứa hẹn có cánh hướng tới Đại hội 13 (VNTB) - Giang Tử (VNTB) – Nhân dân và đảng viên chỉ ngồi ở nhà đọc báo nghe đài để “thực hiện quyền làm chủ của mình”. 1. Nhân sự mơ hồ biến ảo khôn lường. Nguyễn Phú Trọng TBT-CTN giữa vai trò chủ chốt công tác nhân sự cấp cao. Ông Trọng đưa ra những tiêu chuẩn kỳ lạ không đo lường được. “Không chọn người có tham vọng”. Có lẽ ông nhầm khái niệm “tham” là “tham nhũng” chăng? Thực ra, “tham’ trong chữ “tham vọng” không phải đơn giản vậy. Tham vọng là nhu cầu nội tâm cường độ cao và bền vững để làm một công việc khó khăn. “Không bầu người giàu nhanh”. Ý ông Trọng là người ứng viên ấy có khả năng đã “làm giàu bất chính”. Ô hay, nếu là “giàu nhanh nhờ làm giàu bất chính” thì chẳng những không đề cử mà còn phải điều tra tham nhũng nữa chứ. Những tiêu chuẩn bầu cử ông Trọng đưa ra có vẻ như bất khả thi.
·         Quyền riêng tư tại Việt Nam và việc thực thi tùy tiện! (RFA) - Cao Nguyên - Vấn đề quyền riêng tư tại Việt Nam lại được nêu ra qua vụ mổ tách hai cháu bé tại thành phố Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 7 vừa qua. Lâu nay việc thực thi quyền đó thế nào? Ngày 15/7 vừa qua, các bác sỹ bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã thực hiện ca phẫu thuật tách hai bé gái một tuổi bị dính với nhau ở vùng xương chậu. Một tuần sau ca đại phẫu, hai bé đã tỉnh và đang trong quá trình hồi phục. Đông đảo người dân dõi theo sự kiện này qua báo chí đều vui mừng vì kết quả ca mổ thành công, hai bé được tách rời an toàn. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng việc các tờ báo trong nước đưa những hình ảnh cận mặt, rõ nét cơ thể của 2 cháu bé lên mặt báo là hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của các cháu sau này.
·         Việt Nam: Phòng cấp cứu đang trở thành nơi trình diễn? (BBC) - Những ống kính máy quay, những chiếc điện thoại thông minh tràn ngập trong phòng phẫu thuật, nơi các bác sĩ đang tách hai bé song sinh Diệu Nhi và Trúc Nhi, làm dấy lên câu hỏi về y đức và đạo đức báo chí.
·         Hơn 200 công nhân VN kêu cứu ở Uzbekistan, nhiều người nhiễm Covid-19 (BBC) - Gần 100 người đã được xác định nhiễm Covid-19, trong đó nhiều người hiện vẫn sống chung với người không bệnh trong khu tập thể công nhân tại Uzbekistan.
·         Thông tư mới có thể bảo vệ cán bộ, công chức tố cáo tiêu cực? (RFA) - Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư không cho phép thuyên chuyển vị trí công tác của cán bộ, công chức tố cáo những tiêu cực trong bộ máy. Thông tư này có gì mới và có thể bảo vệ cán bộ, công chức dám công khai tố cáo tiêu cực tại nơi làm việc?
·         Thư của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức gửi gia đình (BoxitVN) - Nghệ An, Thứ Hai, ngày 1 tháng 6 năm 2020 Thưa ba kính thương, (…) Các thư con viết hồi 2018 nhận định rằng phong trào bất tín nhiệm Trung Quốc sẽ lên tới đỉnh điểm trong vòng 2 năm tới. Giờ điều này đang xảy ra. Nhưng đây không phải lời tiên tri, mà là dự đoán dựa theo quy luật. Lý thuyết dựa trên quy luật của con rất đơn giản: sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, các thể chế dựa trên dối trá sẽ dụp đổ ngay khi nào năng lực nắm bắt sự thật của con người vượt qua năng lực bưng bít dối trá. Mà dối trá là cách thức không thể thiếu của các chế độ độc tài tới mức mà họ coi nó là tính cách thanh cao, “vì con người, vì bá tính” của mình.
·         Hàng chục ngàn tỷ và hàng ngàn héc-ta đất sai phạm trong 6 tháng đầu năm 2020 (RFA) - Thanh tra Chính phủ Việt Nam phát hiện vi phạm kinh tế hơn 31 ngàn tỷ đồng và hơn 3.400 héc-ta đất trong 6 tháng đầu năm 2020. Truyền thông trong nước, vào ngày 23/7 dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ ghi nhận số liệu về vi phạm kinh tế như vừa nêu. Đồng thời kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước xấp xỉ 13.800 tỷ đồng và 507 ha đất.
·         Lãnh đạo TPHCM phân trần việc Phó Giám đốc Sở vừa bổ nhiệm đã bị bắt (RFA) - Ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM, trong buổi họp báo của UBND thành phố hôm 23/7 cho biết ông Phan Trường Sơn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, bị khởi tố bắt giam là vì có liên quan đến công tác ở Sở Xây dựng TPHCM. Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày dẫn lời của người đứng đầu Sở Nội vụ TPHCM nói vẫn đang kiểm tra lại quy trình bổ nhiệm ông Phan Trường Sơn. Còn theo lời bà Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM Nguyễn Thị Lệ thì quy định bổ nhiệm cán bộ còn có sơ hở.
·         Xét xử Trầm Bê và truy nã cựu giám đốc ngân hàng Phương Nam (RFA) - Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/7 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ông Trầm Bê, cựu phó chủ tịch Ngân hàng Phương Nam cùng 8 cấp dưới và ‘siêu lừa’ Dương Thanh Cường; đồng thời phát lệnh truy nã đối với bà Nguyễn Thị Xuân Trang cựu Giám đốc Sở giao dịch ngân hàng Phương Nam. Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết, Viện Kiểm sát công bố cáo trạng vụ án và Bộ Công an đã quyết định khởi tố và bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Xuân Trang nhưng vì không có mặt tại địa phương nên cơ quan cảnh sát điều tra quyết định ban hành lệnh truy nã đối với bà này.
·         Việt Nam cần làm gì khi khuyến khích Trung Quốc đầu tư công nghệ cao? (RFA) - Chính phủ Việt Nam vừa đánh tiếng khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Một trong những nội dung đáng chú ý trong Hội nghị trực tuyến Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam-Trung Quốc, diễn ra vào sáng hôm 21/7, là Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh kêu gọi Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường.
·         Mát-xa Thái, từ 'dịch vụ' biến tướng trong Cuộc chiến VN thành Di sản Văn hóa (BBC) - Năm 1985, chính phủ Thái Lan có dự án đưa Nuad Thai trở lại là một liệu pháp điều trị, rũ bỏ hình ảnh tai tiếng của dịch vụ mát-xa thời Cuộc chiến VN.
·         Bầu cử 2020: Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ cho rằng nước Mỹ đang đi sai hướng (BBC) - Ý kiến cử tri người Mỹ gốc Việt ủng hộ đảng Dân chủ cho rằng ông Trump là nguyên nhân khiến nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng, và Hoa Kỳ hiện đang đi sai hướng.
·         Ông Trump gửi hàng trăm đặc vụ liên bang đến các thành phố (BBC) - Chọn thái độ cứng rắn trước tội phạm trong bối cuộc bầu cử đang sắp diễn ra, ông Trump thề sẽ chấm dứt "cuộc đổ máu".
·         TT Mỹ: Có thể đóng cửa thêm lãnh sự quán Trung Quốc (RFI) - Trọng Nghĩa - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào hôm qua, 22/07/2020, tuyên bố ông “vẫn có thể” ra lệnh đóng cửa thêm các lãnh sự quán Trung Quốc tại Mỹ, sau khi bộ Ngoại Giao trước đó đã yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa lãnh sự quán ở Houston, Texas. Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, trả lời câu hỏi của báo chí về việc Mỹ có xem xét việc đóng cửa thêm các lãnh sự quán Trung Quốc hay không, tổng thống Trump cho biết đó luôn luôn là khả năng. Ngoài thành phố Houston, Trung Quốc còn có các lãnh sự quán ở New York, Los Angeles, San Francisco và Chicago, bên cạnh đại sứ quán tại thủ đô Washington.
·         Nghiên cứu sinh Trung Quốc giả mạo 'trú ẩn trong lãnh sự quán' (BBC) - Một nhà khoa học bị cáo buộc nói dối về mối liên hệ với quân đội Trung Quốc 'đang ở bên trong' lãnh sự quán nước này tại San Francisco.
·         Trung Quốc và phương Tây : « Chiến tranh lạnh mới» đã khơi mào ? (RFI) - Minh Anh - Trung Quốc đang là tâm điểm của mọi căng thẳng với phương Tây. Chỉ trong vòng có vài tuần, Bắc Kinh mở nhiều mặt trận đối đầu với Mỹ, Canada, Úc, Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu, kể cả với Ấn Độ vì những tranh chấp lãnh thổ ở biên giới. Cuộc chiến 5G còn làm cho mối quan hệ Trung Quốc – phương Tây thêm phần gay gắt. Phải chăng chiến tranh lạnh mới, như người ta dự đoán từ nhiều năm, giờ đã khai diễn? Trung Quốc đe bên ngoài để « rắn » bên trong. Những căng thẳng ngoại giao do đại dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, gây ra vẫn còn chưa tạm lắng, và bất chấp những cảnh báo của nhiều nước phương Tây về những hậu quả có thể có cho Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh kiên quyết áp đặt luật an ninh mới lên đặc khu hành chính này.
·         5G: Pháp sẽ không triển hạn giấy phép mua thiết bị Hoa Vi (RFI) - Trọng Thành - Tiếp theo Anh, đến lượt nước Pháp đóng cửa với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi. Mặc dù không chính thức ra lệnh cấm mua thiết bị của Hoa Vi, việc Paris không triển hạn các giấy phép mua thiết bị 5G của hãng, trên thực tế, đồng nghĩa với việc tập đoàn Trung Quốc bị loại khỏi mạng viễn thông 5G tại Pháp. Hãng tin Reuters hôm qua, 22/07/2020, dẫn ba nguồn tin nắm rõ hồ sơ này, cho biết các tập đoàn viễn thông Pháp muốn mua thiết bị 5G của Hoa Vi sẽ không được triển hạn giấy phép. Quyết định nói trên sẽ ảnh hưởng trước hết đến hai tập đoàn Bouygues Telecom (Bouygues) và SFR (Altice Europe), đang sử dụng nhiều thiết bị của Hoa Vi trong việc xây dựng mạng viễn thông 5G
·         Mỹ : Thượng Viện trình dự luật chống Trung Quốc trên nhiều mặt (RFI) - Thu Hằng - Một dự luật nhắm vào Trung Quốc đã được thượng nghị sĩ Jim Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ, và nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa khác đệ trình ngày 22/07/2020. Quốc Hội Mỹ chỉ có vài tuần để thông qua dự luật này. Dự luật mang tên « Tăng cường Sáng kiến thương mại, liên minh khu vực, công nghệ, kinh tế và địa chính trị liên quan đến Trung Quốc » ( Strategic Act), bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến Trung Quốc, từ đánh cắp sở hữu trí tuệ, trợ cấp của nhà nước đến khả năng quốc phòng ở châu Á. Thượng nghị sĩ Jim Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ, hy vọng dự luật mới sẽ làm cơ sở cho hợp tác giữa hai đảng trong mọi lĩnh vực có sự cạnh tranh với Trung Quốc, trong bối cảnh « đảng Cộng Sản Trung Quốc đang định hình lại trật tự thế giới theo hướng có lợi cho các chế độ chuyên chế và trực tiếp phá hoại lợi ích của Hoa Kỳ và những nền dân chủ khác ».
·         Quan hệ kinh tế Anh-Trung gắn bó tới mức nào? (BBC) - Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển, đặc biệt trong các dự án điện hạt nhân, sinh viên du học và thương mại.
·         Tân Cương: Lời kêu gọi ngưng sử dụng 'lao động cưỡng bức' (BBC) - Các đại công ty bao gồm Nike, Apple, Gap phải đối mặt lời kêu gọi ngưng sử dụng "lao động cưỡng bức" từ người Uighur.
·         Trấn áp người Duy Ngô Nhĩ : Trung Quốc ngang nhiên vì không sợ bị xét xử (RFI) - Thu Hằng - Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị nhốt trong các « trung tâm dạy nghề » mọc lên như nấm ở Tân Cương trong thời gian nhanh đến chóng mặt từ năm 2013. Mức tăng dân số ở Tân Cương đã giảm 84% từ năm 2015 đến 2018 vì chính sách cưỡng ép triệt sản… Tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo đang bị Hán hóa, thậm chí bị « diệt chủng » theo một số cáo buộc gần đây. Chính sách trấn áp người Duy Ngô Nhĩ được thi hành khẩn trương và mạnh tay kể từ năm 2013 khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Trong nhiều năm, chủ đề này chỉ được truyền thông đề cập, giới chính trị gia phản ứng dè dặt. Nhưng dường như « gió đã đổi chiều » : Sau khi Mỹ trừng phạt nhiều quan chức và công ty Trung Quốc liên quan đến chiến dịch trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, một số nước phương Tây đã lên tiếng, dù còn hạn chế.
·         Trung Quốc: Cái nôi dịch bệnh của thế giới (RFI) - Anh Vũ - Trung Quốc vẫn là đối tượng được các báo Pháp chú ý nhiều. Le Figaro tiếp tục loạt bài trong hồ sơ lớn: « Trung Quốc đối mặt với thế giới », điểm lại những mối quan hệ phức tạp giữa nước này với thế giới bên ngoài từ xa xưa cho đến giờ, với cú sốc lớn đại dịch Covid 19. Bài viết trong số báo hôm nay mang tiêu đề: « Lịch sử của các virus có nguồn gốc ở Trung Quốc ». Le Figaro ngược dòng thời gian cho biết từ thời Trung cổ đến giờ, Trung Quốc nợ thế giới này 2 đại dịch hạch và bốn đại dịch cúm, trong đó gần đây nhất là hai trận dịch virus corona. Lớn nhất là đại dịch hạch từ thế kỷ thứ 14, phát tích từ Trung Quốc, lan đến châu Âu theo con đường tơ lụa làm 25 triệu người ở lục địa này thiệt mạng trong khoảng thời gian từ năm 1347 đến 1352
·         Vụ giải cứu hỏa hoạn thót tim ở Pháp (BBC) - Hai em nhỏ nhảy từ cửa sổ lầu bốn một chung cư để thoát hiểm. Người lớn đỡ các em ở dưới.









No comments:

Post a Comment