Wednesday, July 1, 2020

BỐ GIÀ TỈNH BÌNH PHƯỚC : NGUYỄN TẤN HƯNG (Bùi Văn Thuận)





01/07/2020

Cha già Nguyễn Tấn Hưng

Ở tỉnh Bình Phước, Nguyễn Tấn Hưng mà nhận số hai thì không ai dám nhận số một. Từ năm 2000 đến 2016, Nguyễn Tấn Hưng cầm đầu cai trị Bình Phước với nhiều chức vụ như: Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước. Hưng nghỉ hưu từ năm 2016 nhưng quyền lực về chính trị và la liếm “làm ăn” kiểu cướp bóc vẫn là số 1 tại tỉnh này.

Trong 16 năm cầm đầu, Nguyễn Tấn Hưng (1955) đã xây dựng được một hệ thống đàn em, quân lính và gây dựng một hệ thống ảnh hưởng bao trùm tất cả các huyện, các lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn nhỏ tại tỉnh Bình Phước. Thực tế, Nguyễn Tấn Hưng là một ông vua không ngai, một Bố già đích thực ở tỉnh này.

Hẳn quý vị còn nhớ năm 2019, báo chí phản ánh chuyện BOT bao vây Bình Phước. Xin đưa lại vài viết trên báo chí:

– Ngày 10/04/2019, báo Thanh Niên có bài: “Một tỉnh có 9 trạm thu phí BOT”.

– Ngày 01/5/2019, TTXVN có phóng sự: “Bình Phước: 6 trạm thu phí BOT trên cung đường 100km”.

– Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 26/9/2019 có bài: “Nghịch lý tỉnh nghèo lại nhiều trạm BOT”.

– Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 5/4/2019 có bài: “Bình Phước: DN mất hơn 1 tỉ đồng/năm phí BOT cho 60km đường”.

Báo Đầu tư ngày 28/4/2019 có bài: “Vấn đề BOT giao thông dày đặc tại Bình Phước: Thủ tướng yêu cầu tỉnh báo cáo trước ngày 15/5”.

Còn hàng trăm bài viết nói về sự khốn khổ của người dân và doanh nghiệp bị BOT bủa vây và ăn cướp khắp các cung đường ở tỉnh Bình Phước. Câu hỏi đặt ra là ai có thể ngang nhiên làm trái luật, trái quy định, đặt nhiều trạm cướp có dấu đỏ mang danh BOT như vậy? Câu trả lời là: Bố già Nguyễn Tấn Hưng (Hai Hưng), kẻ 16 năm cai trị và làm trùm ở Bình Phước.

Trong tổng số 9 trạm cướp mang danh BOT ở Bình Phước, có 4 trạm do tỉnh quản lý (xây dựng, quản lý, báo cáo và đứng ra thu tiền). 7/ 9 dự án BOT ở Bình Phước được xây dựng và vận hành dưới thởi Nguyễn Tấn Hưng cai trị và cầm đầu tỉnh.

Năm 2016, Công ty CP BOT đường Đồng Phú – Bình Dương triển khai, tuyến đường dài 42 km, rộng 11 m (khởi công ngày 25.4.2016, nối QL14 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước với tỉnh Bình Dương), vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1.467 tỉ đồng. Dự án này cũng có dấu răng của bố già Nguyễn Tấn Hưng. (Chính con trai đầu của Nguyễn Tấn Hưng là Nguyễn Tấn Hải (30/01/1978) là chủ thầu dự án béo bở này và gia đình Hai Hưng có cổ phần không nhỏ trong dự án đó).

Công ty Cổ phần kinh doanh BOT đường ĐT.741 (gọi tắt là Công ty BOT741) được thành lập ngày 14/09/2004. Thời điểm đó Nguyễn Tấn Hưng là chủ tịch tỉnh Bình Phước. Hai Hưng có cổ phần lớn nhất trong dự án ăn cướp này.

Hiện nay Công ty BOT741 đứng ra thu tiền toàn bộ 4 dự án BOT do tỉnh Bình Phước “tự quản”. Dĩ nhiên số tiền đó phần lớn sẽ chảy vào túi nhà cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng.

Một điều mà giới doanh nghiệp cùng cán bộ- đảng viên tỉnh Bình Phước đều biết là: Trần Văn Chánh, Giám đốc Công ty BOT741 là anh em thân cận, quan hệ răng môi với Nguyễn Tấn Hưng. Dư luận Bình Phước cũng thừa biết: Trần Văn Chánh chỉ là kẻ đứng ra làm thuê và đứng tên kinh doanh, quản lý tài sản giúp Nguyễn Tấn Hưng. Ông chủ thực sự các BOT ở Bình Phước là bố già Hai Hưng.

* Mời đón đọc phần 2: Nguyễn Tấn Hưng- Trùm chọi chó.

Ảnh 1: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng.
Ảnh 2: BOT san sát cách nhau chỉ 21km.
Ảnh 3: Một trạm cướp mang tên BOT có dấu răng của Nguyễn Tấn Hưng.


-------------------------------------------------

01/07/2020

Như phần 1 đã đề cập, tuy đã về hưu nhưng quyền lực và bàn tay của Nguyễn Tấn Hưng (Hai Hưng) vẫn thò vào điều khiển mọi mặt ở tỉnh Bình Phước. Từ kinh tế, ăn đất, BOT, các dự án to nhỏ cho đến cả chuyện phá rừng nhức nhối nhiều năm nay, tất cả đều có dấu răng, có phần của Nguyễn Tấn Hưng và phe cánh của y.

Trong phần thứ 2 này, chúng tôi sẽ nói về chuyện: Cựu Chủ tịch, cựu Bí thư Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng thao túng và điều khiển hầu hết các cuộc thanh trừng, tranh ăn, giành ghế, nâng đỡ đàn em, con cái. Xin thống kê các bài viết trên báo chí lề đảng để độc giả có cái nhìn về độ điếm đàng, lưu manh của bố già Hai Hưng.

– Trên báo Dân Việt ngày 20/9/2016 có bài: “Chuyện lạ: Con trai Bí thư tỉnh làm Phó Chủ tịch huyện giữa 2 kỳ họp”.

Ngày 23/9/2016, PLO đăng cuộc phỏng vấn Nguyễn Tấn Hưng với nhan đề: “Cựu bí thư Bình Phước: ‘Tôi không ưu ái con mình’.”



– “Việc bổ nhiệm của con cựu bí thư tỉnh là… đúng quy trình” là nhan đề bài viết trên báo Dân Trí ngày 22/9/2016.

Nguyễn Tấn Hưng có 2 con trai là Nguyễn Tấn Hải (1978) và Nguyễn Tấn Hùng (1979). Trước khi về hưu, Hưng đã biến 2 thằng con thành siêu nhân khi cho chúng thăng tiến thần tốc. Nguyễn Tấn Hải mới 42 tuổi đã kịp làm Bí thư huyện Chơn Thành nhiệm kỳ thứ 2. Nguyễn Tấn Hùng thăng tiến như “trò hề” trong hệ thống chính trị khi chỉ vài tháng từ một Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường, nhảy tót lên Phó Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản.

Ngồi ghế Phó Chủ tịch huyện 1 tháng 3 ngày, Nguyễn Tấn Hùng được bố điều động về tỉnh ủy. Ngay sau đó vài ngày, Nguyễn Tấn Hùng được Hai Hưng nhét cho cái ghế phó tổng giám đốc Công ty Cao su Bình Phước. Trước khi về hưu năm 2016, Nguyễn Tấn Hưng đã kịp đẩy con trai thứ 2 là Nguyễn Tấn Hùng ngồi tót lên ghế Tổng giám đốc công ty.

Đó là 2 đứa con ruột. Nhiều ghế “ngon ăn”, dễ kiếm chác và ăn cướp Nguyến Tấn Hưng cũng nhét đàn em thân tín của y vào để thao túng. Từ khi về hưu năm 2016 đến nay, mọi cuộc họp HĐND tỉnh Bình Phước, Nguyễn Tấn Hưng luôn ngồi ghế đầu ngang hàng Bí thư tỉnh ủy. Mọi cơ cấu “nhân sự” trong tỉnh đều phải được bố già Hai Hưng thông qua mới dám bầu bán, quyết định.

Chuyện thối hoắc của quan chức – đảng viên cầm đầu ở huyện Phú Riềng, sự bao che, ăn tiền, bảo kê của Nguyễn Tấn Hưng là không nhỏ. Trần Văn Lân, Bí thư huyện Phú Riềng là đệ tử thân tín của Nguyễn Tấn Hưng.

Mới đây, báo Tiền Phong khui lại chuyện: Bùi Quốc Minh, phó Bí thư huyện Phú Riềng dùng bằng giả, bị phát hiện gần chục năm trước đây. Rồi những sai phạm nghiêm trọng của Bùi Quốc Minh ở dự án Trung tâm thương mại Bù Nho… Tất cả sai phạm của Minh đều được bỏ qua vẫn được cơ cấu, bầu bán rồi ngồi vào một trong những cái ghế cầm đầu đảng ở huyện Phú Riềng.

Xin mời xem các bài viết trên báo Tiền Phong:




Điều đáng nói là, dù Bùi Quốc Minh bị phát hiện sử dụng bằng giả từ nhiều năm trước, nhưng Nguyễn Tấn Hưng vẫn chỉ định Bùi Quốc Minh ngồi vào ghế phó Bí thư thường trực huyện ủy Phú Riềng nhiệm kỳ 2015-2020. Có được sự “bỏ qua” chuyện bằng giả, vô số sai phạm và ưu ái chia ghế từ Nguyễn Tấn Hưng, Bùi Quốc Minh đã phải chung chi nhiều tỷ đồng cho bố già.

Cuối tháng 12/2019, một vụ cướp táo tợn diễn ra tại biệt thự của bà Trần Thị Ánh Tuyết, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh (Bình Phước). Một kẻ bịt mặt dùng xông thẳng vào biệt thự bà Tuyết rồi dùng sung uy hiếp, bắt trói bà cùng lái xe. Báo chí nói là kẻ cướp “lấy đi hàng chục triệu đồng”. Sau vài ngày ồn ào, vụ cướp này hoàn toàn chìm vào im lặng và mất tích như chưa hề xảy ra.

Vụ này có 3 chi tiết “có vấn đề”:

1. Kẻ cướp là ai mà có thể biết giờ giấc bà Tuyết đi lại rồi về nhà? Tại sao y thông thuộc địa hình, nhà cửa và camera an ninh nơi biệt thự của bà ta?

2. Số tiền bị mất cụ thể là bao nhiêu, mất thêm gì nữa không? Cho đến nay, báo chí, công an đều chưa đưa ra con số cụ thể mà vẫn luôn mập mờ về “thứ bị mất”.

3. Một vụ “cướp nhà quan” thì đảm bảo công an chìm nổi, lực lượng chó săn, chim mồi sẽ xới tung cả huyện, cả tỉnh lên để lục. (Nhìn vụ tìm chim chào mào cho Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam là rõ nhất). Ấy vậy mà Bí thư huyện ủy bị cướp dùng súng đột nhập biệt thự riêng, bị bắt trói, bị cướp, một vụ “nghiêm trọng” hơn gấp nghìn lần vụ chim chào mào mà công an không điều tra, tỉnh không suỵt ưng khuyển đi khắp nơi tìm kẻ đó. Điều này rất lạ, ngược đời!

Huyện Lộc Ninh có cửa khẩu Hoa Lư nối với Campuchia, Lộc Ninh cũng có BOT nhà Nguyễn Tấn Hưng. BOT ở huyện Lộc Ninh dân phản đối rất dữ dội, Bí thư huyện Lộc Ninh là Trần Thị Ánh Tuyết muốn tống khứ cái BOT này đi. Bởi bà ta bị dân chửi rủa, chất vấn quay như chong chóng rất mệt mỏi, nhưng tiền cướp ở trạm BOT này lại chảy vào túi nhà Nguyễn Tấn Hưng. Đúng cái cảnh cầm chim cho thằng khác đái!

Thứ nữa, Trần Thị Ánh Tuyết có ăn nhiều, nhưng là ăn các doanh nghiệp trục lợi chứ không ăn tất, ăn tạp, ăn bẩn như Nguyễn Tấn Hưng. Thế nên Tuyết nhiều lần nói vỗ mặt ở các cuộc họp làm Hai Hưng mất mặt. Thêm một sự bất hòa nữa.

Trần Thị Ánh Tuyết muốn ngồi vào ghế phó Bí thư tỉnh ủy Bình Phước, nhưng lại không thèm quỵ lụy, xin xỏ chung chi cho Hai Hưng. Ý bà Tuyết là nếu không làm phó Bí thư tỉnh thì bà sẽ ở lại làm Bí thư huyện Lộc Ninh. Bố già nóng mặt thực sự bởi ý của Hưng là muốn điều đệ tử là Lê Trường Sơn, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài về cầm đầu đảng ở Lộc Ninh cho dễ kiếm ăn, sai khiến và thao túng.

Tất cả những nguyên nhân đó làm cho Hai Hưng bắt buộc phải xuống tay hạ Trần Thị Ánh Tuyết. Cho tay sai đột nhập biệt thự, khống chế bà Tuyết, giả vờ cướp rồi chạy. Trước đó Nguyễn Tấn Hưng đã cho mời báo chí về địa phương sẵn để đưa tin, chụp ảnh biệt thự bà Tuyết rồi tung hê lên báo rầm rộ.

Đó là lý do mà cho đến nay, không ai tìm ra kẻ cướp, không ai biết bà Tuyết mất gì, công an thì bố già quyền lực Nguyễn Tấn Hưng suỵt và ra hiệu phải nằm im bỏ qua để y giở trò.

Một chi tiết rất thú vị là: Trước đây Nguyễn Tấn Hưng và Trần Thị Ánh Tuyết là anh em kết nghĩa. Bà Tuyết từng là giao liên, nấu cơm cho đơn vị của Nguyễn Tấn Hưng khi hắn là bộ đội đánh “đồng chí” Pol Pot anh em. Bố bà Tuyết cũng là sĩ quan quân đội, ông là chỉ huy của Nguyễn Tấn Hưng và đã hy sinh khi đánh nhau với Khmer Đỏ.

Bây giờ Nguyễn Tấn Hưng giở trò này với em gái kết nghĩa, con của chỉ huy, đồng chí, đồng đội đã khuất. Công nhận bản lĩnh chính trị và học tập làm theo tác phong đạo đức bác Hồ rất chuẩn, không sai đi đâu được.

Bí thư tỉnh ủy Lê Tấn Hưng quyết định chỉ định kẻ dùng bằng giả là Bùi Quốc Minh làm phó Bí thư huyện ủy Phú Riềng.

Ảnh chụp bài báo về vụ cướp chấn động bị chôn vùi.





No comments:

Post a Comment