Thursday, June 4, 2020

ĐIỂM TIN THỨ NĂM 04/06/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)




NGÀY 04/06/2020

BÀI MỚI


*
*

·         Đại hội 13: Dự luật Đặc khu - chính sách thất bại khi không dựa vào dân (RFA) - TS. Phạm Quý Thọ - Dự luật Đặc khu được vận dụng không đúng thời điểm, đã trở thành ‘chính sách lỗi thời’. Chính sách này đúng với Trung Quốc 30 năm trước, nhưng áp dụng cho Việt Nam 30 năm sau trong bối cảnh thế giới và trong nước đã hoàn toàn thay đổi đã không thích hợp. Hiếm khi có chính sách thất bại khi đảng cộng sản cầm quyền với chế độ toàn trị kiểm soát mọi hoạt động của người dân và nhà nước, đặc biệt về ban hành chính sách. Thế nhưng Dự luật Đặc khu Hành chính Kinh tế ven biển là một trường hợp điển hình hy hữu về sự thất bại chính sách ngay từ khi xây dựng. Hai vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phân tích nguyên nhân sâu xa của sự thất bại chính sách trên: Một là, Dự luật đã trở nên ‘lạc hậu’ về thời điểm áp dụng. Hai là, quy trình chính sách đã không dựa vào dân và hướng tới người dân.
·         Kiến nghị chính phủ cứu Đồng Bằng Sông Cửu Long (RFA) - Thanh Trúc - Hãy Cứu Lấy Đồng Bằng Sông Cửu Long là tựa đề bản kiến nghị do các các nhà báo, nhà trí thức, chuyên gia trong và ngoài nước, yêu cầu chính phủ sớm có hành động cấp thiết đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long trước khi quá muộn. Bản Kiến nghị cứu Đồng Bằng  Sông Cửu Long, với nơi gởi đích danh là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được công bố trên trang mạng Tiếng Dân hôm thứ Hai 1/6 vừa qua. Đây là bản kiến nghị với chữ ký của nhiều nhà báo, nhân sĩ trí thức, chuyên gia trong ngoài các tổ chức xã hội dân sự, kêu gọi trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam trước nguy cơ cạn kiệt, suy kém tại khu vực nông nghiệp và kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ này.
·         Công hàm của Hoa Kỳ và thế trận biển Đông (RFA) - Nguyên Sa - Công hàm của Hoa Kỳ khẳng định, văn bản này không nhằm đáp lại Báo cáo lên CLCS của Malaysia. Trong khi đó, văn bản này tập trung vào các “yêu sách biển quá đáng” của Trung Quốc, các yêu sách này không phù hợp với luật biển quốc tế, vốn được quy định trong UNCLOS. “Cuộc chiến công hàm" tiếp diễn. Ngày 1/6/2020, Đại sứ Kelly Craft - Trưởng phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối các luận điệu sai trái của Trung Quốc khi ban hành công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019. Chúng ta còn nhớ, ngày 12/12/2019, Malaysia đã gửi một Báo cáo về thềm lục địa mở rộng lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (Viết tắt là CLCS) để yêu sách một phần thềm lục địa mở rộng của họ tại phía Bắc biển Đông, theo quy định tại Điều 76 (8) của Công ước Luật biển 1982 (Viết tắt là UNCLOS).
·         Hoa Kỳ gửi công thư phản đối Trung Quốc tại Biển Đông giúp ích gì cho Việt Nam? (RFA) - Hoa Kỳ vừa gửi công thư lên Liên Hiệp Quốc phản đối những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Công thư này có nội dung gì và giúp ích thế nào cho Hà Nội trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh? Công thư từ Nhà Trắng. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc Kelly Craft vào ngày 1/6 gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteres công thư bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông với lý do yêu sách của Bắc Kinh không phù hợp với luật pháp quốc tế.
·         Mỹ gửi Công hàm đến LHQ, gọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông phi pháp và nguy hiểm (BoxitVN) - Lan Hương - Mỹ cho rằng, bằng cách tuyên bố chủ quyền với vùng biển rộng lớn ở Biển Đông, Trung Quốc nhằm hạn chế quyền và tự do, trong đó có tự do hàng hải của các nước. Trên Twitter của mình. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo viết: “Ngày hôm nay, Mỹ gửi Công hàm phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc với Biển Đông lên Liên Hợp Quốc. Chúng tôi bác bỏ các tuyên bố phi pháp và nguy hiểm này. Các nước thành viên phải đoàn kết để duy trì luật pháp quốc tế và tự do trên biển.”
·         Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách 'bất hợp pháp' của TQ trên Biển Đông (BBC) - Sau Việt Nam, Indonesia, Mỹ là nước mới nhất phản đối Trung Quốc bằng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc.
·         Philippines lại 'tạm' cho Mỹ 'thăm viếng quân sự' theo thỏa thuận VFA (BBC) - Philippines vừa thông báo tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) với Mỹ.
·         Mỹ và Việt Nam: Bài học từ ‘dân chủ khiếm khuyết’ của Việt Nam Cộng Hòa (BBC) - Giáo sư từ Mỹ cho rằng nền dân chủ miền Nam Việt Nam trước 1975 có tiềm năng, nhưng bị mọi phe bóp nghẹt.
·         Thế lưỡng nan cho cải cách để tư pháp Việt Nam độc lập (BBC) - Bình luận nói sự tăng cường giám sát của Quốc hội có thể sẽ trở thành giải pháp trung hạn cho tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam.
·         Cái chết của nền tư pháp (BoxitVN) - Phạm Đình Trọng - Công an – Tòa án – Nhà tù, ba thành tố chính làm nên sức mạnh bạo lực chuyên chính vô sản của nhà nước trong tay đảng cộng sản. Vì vậy nhà tù phải trong hệ thống cơ cấu tổ chức của công an chứ không thể trong tổ chức của Tư pháp. Là công cụ chuyên chính vô sản của đảng cộng sản cầm quyền, Công an – Tòa án – Nhà tù là của đảng, do đảng, vì đảng chứ không đời nào là của công lí, do công lí, vì công lí.
·         Việt Nam: Giải quốc tế cho NXB Tự Do ‘không chịu kiểm duyệt’ (BBC) - Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao giải Prix Voltaire cho Nhà xuất bản Tự Do, tổ chức ‘không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam’.
·         Nhà xuất bản tự do được trao giải Prix Voltaire 2020 của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (RFA) - Lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 6 năm 2020, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế - IPA đã công bố giải thưởng Prix Voltaire 2020 được trao cho Nhà xuất bản tự do của Việt Nam. Đây là một tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam không được chính quyền công nhận và bị đàn áp trong thời gian qua. Nhà báo Phạm Đoan Trang, người phát ngôn của Nhà xuất bản tự do bày tỏ cảm xúc khi biết tin tổ chức này được chọn trao giải trong 4 nhà xuất bản được đề cử trên thế giới. Bà Trang nói qua điện thoại như sau: "Nghe tin được giải thì mình và anh em Nhà xuất bản tự do rất vui mừng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện giờ - trong những cái ngày tháng rất là căng thẳng này, rất nhiều chuyện xã hội rối ren, lòng người ly tán... bao nhiêu vấn đề xã hội, bao nhiêu chuyện trên toàn thế giới hỗn loạn quá.
·         Tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đáng báo động trong mùa dịch Covid-19 (RFA) - Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ), bày tỏ lo ngại trước tình trạng đáng báo động về đàn áp tự do ngôn luận ở các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong mùa dịch Covid-19. Theo thông cáo báo chí của LHQ phát đi ngày 3 tháng 6, trong mùa đại dịch Covid-19, bà Bachelet cho biết đã chứng kiến sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng việc bắt giam người dân khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch với cáo buộc cho việc loan truyền thông tin sai lệch thông qua báo chị và mạng xã hội.
·         Không chi một xu nào nữa cho tổng thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông (BoxitVN) - Nguyễn Ngọc Chu  - 1. Tin tổng thầu Trung Quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh – Hà Đông và để bàn giao – đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước. 600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập tháng chỉ 1000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng thầu Trung Quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung Quốc trong 1 tháng (https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/duong-sat-cat-linh-ha-dong-noi-la-khuc-xuong-13km-khong-sai-may-may-809539.ldo).
·         Chủ tịch Bắc Giang xin phê duyệt dự án tỷ đô (RFA) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, trong tháng 2 và tháng 3 ký liên tiếp 2 văn bản đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt Dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh – Bắc Giang. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, trong tháng 2 và tháng 3 ký liên tiếp 2 văn bản đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt Dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh – Bắc Giang. Lý do kiến nghị vì chỉ khi Bộ Công Thương chấp thuận, chủ đầu tư mới đáp ứng yêu cầu cho vay 753 triệu USD của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC). Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi ngày 3/6, tỉnh Bắc Giang ban hành 2 văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị chấp thuận sản lượng điện hợp đồng của Nhà máy Nhiệt điện An Khánh – Bắc Giang (AKBG). Nội dung văn bản tháng 3 có đề cập quy mô dự án lên đến trên 1 tỷ USD nhưng không có bảo lãnh của Chính phủ. Vì vậy, ngân hàng cho vay đề nghị làm việc với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để chấp thuận hợp đồng mua bán điện bằng 90% sản lượng điện bình quân trong thời gian 10 năm.
·         Dân có thể tham gia giám sát cán bộ, đảng viên? (RFA) - Đảng bộ TPHCM vừa cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên. Thực tế như thế nào? Vừa qua, khi tham gia Đại hội đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ phường Tân Định, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, phát biểt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên. Cụ thể, Bà Trần Kim Yến đề nghị các Đảng bộ địa phương chú trọng giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chống quan liêu, tham nhũng, phiền hà nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên... nhằm xây dựng Đảng bộ, chính quyền ngày càng vững mạnh...
·         “Rút kinh nghiệm” - Hình thức né tránh kỷ luật của quan chức Việt Nam (RFA) - Cao Nguyên - Ông Vũ Mạnh Hùng, từng giảng dạy tại trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại nói rằng cái văn hoá “rút kinh nghiệm” là một thói quen của các quan chức nhà nước, nhằm trốn tránh các hình phạt, mỗi khi làm điều sai hay không hoàn thành nhiệm vụ. Hôm 1/6/2020, ông Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể ký báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC). Theo mạng báo Tuổi Trẻ, kể từ tháng 10/2017, Quốc hội ban hành nghị quyết "Triển khai đồng bộ thu phí dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước”.
·         “Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam không giống ai”: Câu chuyện không bao giờ có hồi kết! (RFA) - Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa tổ chức một hội thảo về các giải pháp và chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Giới chuyên gia góp ý thế nào liên quan thông tin vừa nêu? Kết quả đạt được lạc quan?
·         Dân muốn hết ngập thì phải đóng tiền chống ngập? (RFA) - Diễm Thi, RFA - Sở Xây dựng TP.HCM trình Sở Tài chính phương án giá dịch vụ chống ngập theo mét vuông được đề xuất là 3.668 đồng/m2/tháng. Nhiều người dân phản đối. Thu sao cho hợp lý? Theo Sở Xây dựng, nếu phương án được duyệt sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực xã hội hóa trong việc thực hiện chống ngập cho thành phố trong thời gian tới. Dự án này đang gây nhiều tranh cãi bởi xã hội hóa tức người dân sẽ phải đóng phí chống ngập.
·         Khởi tố trưởng Ban Nội Chính Thái Bình vì gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy (RFA) - Vào ngày 3/6, căn cứ kết quả điều tra, Công an Thành phố Thái Bình ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi lại khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Văn Điều
·         Hai bệnh nhân COVID-19 nặng tại VN: một người xuất viện, một có tiến triển tốt (RFA) - Bà Nguyễn Tuyết Hằng – một trong những bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Việt Nam vào sáng ngày 3/6 đã được xuất viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
·         Hơn 100.000 người chết vì tai nạn giao thông tại Việt Nam trong 10 năm qua (RFA) - Từ năm 2009 đến nay, đã có hơn 100.000 người chết vì tai nạn giao thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Truyền thông trong nước trích số liệu từ thống kê của Bộ công an loan tin vừa nói hôm 3/6 và cho biết những nạn nhân này chủ yếu trong độ tuổi lao động.
·         TNS Tom Cotton nói Anh dùng Huawei sẽ gây rủi ro cho lính Mỹ (BBC) - Thượng nghị sỹ Tom Cotton nói Mỹ, Anh và các đồng minh có thể tự xây dựng công nghệ 5G siêu việt mà không cần dựa vào Huawei.
·         Vụ George Floyd: Cơ hội tái cử của ông Donald Trump thế nào? (BBC) - Cuộc khủng hoảng kép do bất ổn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, với làn sóng bạo động, nổi loạn đang gây áp lực mạnh với Tổng thống Donald Trump.
·         Vụ George Floyd: Tổng thống Trump có thể điều động quân đội? (BBC) - Khi biểu tình nổ ra ở khắp nơi trên nước Mỹ, Trump tuyên bố ông có thể điều động quân đội để chấm dứt bất ổn.
·         Mỹ : Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng về vụ George Floyd (RFI) - Thanh Hà = Trong vụ George Floyd, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ, Joe Biden đưa ra một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với giọng điệu cứng rắng của Donald Trump. Sau hai tháng bị gián đoạn vì dịch Covid-19 ngày 02/06/2020 ông Biden đến Philadelphia khởi động lại chương trình vận động tranh cử
·         Hoa Kỳ đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát (RFI) - Trọng Nghĩa - Hồ sơ được các nhật báo lớn tại Pháp ra ngày hôm nay, 03/06/2020 đề cập đến nhiều nhất là các cuộc biểu tình bạo động tại Mỹ, được Le Monde nêu thành tựa lớn trang nhất. Một chủ đề quan trọng khác chiếm lĩnh trang nhất hai tờ Libération và Le Figaro là vòng 2 cuộc bầu cử hội đồng thành phố và thị xã Pháp, được dự trù vào ngày 28/06 tới đây sau hai tháng bị hoãn vì dịch Covid-19. Riêng nhật báo Công Giáo La Croix như đã trở về nguồn, với một đề tài tôn giáo, cũng như tờ báo kinh tế Les Echos, nhấn mạnh một vấn đề thương mại
·         Vụ George Floyd hủy hoại những nỗ lực của Mỹ bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền trên thế giới (RFI) - Thanh Hà - Hình ảnh một người Mỹ da đen bị một viên cảnh sát da trắng ghì gáy đến ngạt thở, rồi cái chết của George Floyd dẫn đến bạo động và hỗn loạn lan từ Minneapolis đến nhiều thành phố lớn trên toàn nước Mỹ đang làm « suy yếu nền dân chủ Hoa Kỳ ». Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O'Brien hôm 01/06/2020 nêu đích danh Trung Quốc, Iran và trong một chừng mực nào đó là nước Nga, « Những đối thủ của Mỹ sẽ lợi dụng khủng hoảng này để gây thêm chia rẽ nhằm làm suy yếu nền dân chủ của Hoa Kỳ » . Đó là những quốc gia thường xuyên bị Washington chỉ trích trà đạp nhân quyền. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, lãnh đạo ủy ban tình báo Thượng Viện Mỹ và là một đồng minh của tổng thống Trump báo động nhiều tài khoản trên các mạng xã hội ít nhiều liên quan đến « ba đối thủ nước ngoài » của Mỹ đang « đổ thêm dầu vào lửa, châm ngòi cho bạo động ».
·         George Floyd : 60.000 người tuần hành ở Houston, biểu tình tiếp diễn tại Mỹ (RFI) - Thụy My - Phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát vẫn tiếp diễn tại Hoa Kỳ, dù có những nhóm quá khích lạm dụng cướp phá, dù phải đối đầu với cảnh sát cũng như lời đe dọa gởi quân đội đến của tổng thống Donald Trump. Chín ngày sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis, hôm qua 02/06/2020 tại Houston, nơi sinh trưởng của người da đen xấu số này, cuộc tuần hành tưởng niệm tập hợp đến 60.000 người, do thân nhân của nạn nhân vụ bạo lực cảnh sát dẫn đầu
·         Kỷ niệm 31 năm thảm sát Thiên An Môn, Đài Loan kêu gọi Trung Quốc xin lỗi dân (BoxitVN) - V.Giang - Chính phủ Đài Loan hôm Thứ Tư, 3 Tháng Sáu, 2020, kêu gọi Trung Quốc hãy xin lỗi dân chúng về cuộc thảm sát người tranh đấu đòi dân chủ ở Thiên An Môn tại Bắc Kinh năm 1989, nhưng bị Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bác bỏ, gọi đây là đòi hỏi “phi lý”. Hôm Thứ Năm, 4 Tháng Sáu, này sẽ đánh dấu 31 năm ngày xảy ra vụ quân đội Trung Quốc bắn vào người tham dự cuộc biểu tình ở trong và chung quanh khu vực quảng trường Thiên An Môn. Nhà cầm quyền Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn cấm dân không được công khai bày tỏ sự tưởng nhớ hay nhắc nhở gì về việc này.
·         Người Đài Loan có ủng hộ tiếp nhận người tị nạn Hong Kong? (BoxitVN) - Y Chan - Cuối tháng 4/2020, một hiệu sách được khai trương ở tầng 10 một tòa nhà tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Tiệm sách khá khiêm tốn, chỉ tầm 65m2, nằm trong một tòa nhà bình thường, nhưng lại trở thành bản tin trên hàng loạt các tờ báo trong nước lẫn quốc tế. Ông chủ của nó là Lam Wing-kei, một người Hong Kong đã trốn chạy qua Đài Loan một năm trước đó.
·         Covid-19: Cố vấn Thụy Điển 'nhận ra sai lầm chính sách' (BBC) - Người thiết kế chính sách tranh cãi của Thụy Điển không chịu phong tỏa sớm trước dịch Covid-19 nay nói rằng sẽ làm khác nếu dịch xảy ra lần nữa.
·         Trump, Putin và Bolsonaro: Khi sách lược “dân túy” chịu thua virus corona (RFI) - Mai Vân - Lẽ ra dịch đại dịch Covid-19 phải là thời khắc vinh quang cho các lãnh đạo theo xu hướng dân túy trên thế giới, có thể lợi dụng nỗi sợ hãi trong người dân trước hiện tại và tương lai để củng cố uy quyền. Thế nhưng, thực tế lại không diễn ra như vậy. Trong một bài phân tích ngày 31/05/2020, mang tựa đề “Trump, Putin và Bolsonaro đã thấy rằng các sách lược dân túy của họ không đấu lại được với con virus corona - Trump, Putin and Bolsonaro find their populist playbooks are no match for coronavirus”, đài truyền hình Mỹ CNN đã nêu bật trường hợp của ba tổng thống Mỹ, Nga và Brazil - được cho là tiêu biểu cho trào lưu dân túy hiện nay – để ghi nhận rằng các chính sách dân túy mà họ áp dụng đã hoàn toàn thất bại trước con virus corona
·         Trung Quốc : Bác sĩ nhiễm Covid -19 của bệnh viện Vũ Hán qua đời (RFI) - Anh Vũ - Sau bốn tháng chiến đấu với virus corona, bác sĩ Hồ Vệ Phong đã qua đời tại Trung Quốc hôm 02/06/2020. Ông là đồng nghiệp cùng làm việc tại bệnh viện Vũ Hán với bác sĩ Lý Văn Lượng, người báo động dịch. Bác sĩ Hồ Vệ Phong còn được biết đến là bệnh nhân chuyển màu da đen do trong quá trình điều trị Covid-1
·         Virus corona : Nga dành 65 tỉ euro để chấn hưng kinh tế (RFI) - Thụy My - Thủ tướng Nga Mikhaïl Michoustine hôm qua 02/06/2020 thông báo một kế hoạch đầy tham vọng, dành 5.000 tỉ rúp (khoảng 65 tỉ euro) để tái thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch virus corona. Loan báo này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền từ nhiều tuần qua bị phê phán không có hành động thích đáng, và tỉ lệ tín nhiệm của tổng thống Vladimir Putin sụt giảm
·         Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19? (BBC) - Đeo khẩu trang có đúng là giúp ngăn ngừa được sự lây lan của virus corona hay nó chỉ ru ngủ chúng ta vào cảm giác an toàn giả tạo trước bệnh dịch?








No comments:

Post a Comment