Sunday, April 26, 2020

"CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN" hay LIÊN MINH HỔ-CÁO? (Gió Bấc)




Thứ Sáu, 04/24/2020 - 07:10 — Gió Bấc

Chủ nghĩa quốc tế vô sản, tình hữu nghị Việt Trung, Việt Sô sâu nặng đến mức thành như tín ngưởng, thành thứ lăng kính đổi chiều cách nhìn cách nghĩ đến mức trăng nước Nga tròn hơn trăng nước Mỹ, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ.

Từ sau hội nghị Thành Đô, từng ngành, từng cấp đảng đến chính quyền Việt Nam từ Tuyên Giáo, An Ninh, Quân Đội đều có chương trình hợp tác hữu nghị với Trung Cộng. Thậm chí Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân còn cưa sừng làm nghé đeo khăng quàng cổ nhảy múa với thiếu nhi Trung Cộng.

Kỵ húy, không đươc nói đến tên

Cái tình quốc tế vô sản Việt Trung mênh mông và vi tế vô cùng. Đối với đảng, nhà nước Việt Nam, hai từ Trung Quốc đã trở thành thiêng liêng cấm kỵ chỉ dành cho những điều tốt đẹp. Tàu Trung Cộng xâm nhập biển Việt Nam, đâm chìm, cướp bóc ngư dân phải được gọi là tàu lạ. Người Trung Cộng gây án ở Việt Nam gọi là ngươi lạ. Trung Cộng xâm chiếm, ức hiếp Việt Nam chỉ gọi là nước ngoải hoặc nước lạ.

Ngôn ngữ kiêng kỵ đặc biệt ấy không chỉ bắt buộc với thường dân mà cả quan chức, chừng như quan chức càng cao càng cẩn trọng làm gương ngay trong cuộc họp quốc hôi và cả các hội nghị quốc tế. Biểu tình chống Trung Công là tội phạm bị đàn áp nặng nề nhất. Ông Nguyễn Trung Dân Tổng Biên Tập báo Du Lịch chỉ vì đăng bài viết của con trai phản ảnh biếu tình chống Trung Cộng mà bị mất chức. Nguyễn Trung Bảo tác giả bài báo là phóng viên trẻ, giỏi nghề, từng du học báo chí ở Mỹ cũng phải rời lề phải.

Người dân Việt nói chạm đến Trung Cộng lập tức bị tù đày, bị bôi bần nhân thân. Ngay việc phản đối đường lưỡi bò mà Trung Cộng đang áp đặt cướp biển Việt Nam cũng bị xem là trọng tội. Danh sách tù nhân do biểu tình, viết bài phản đối Trung Cộng có đến hàng trăm, người bị đánh đập, sách nhiễu có đến hàng ngàn. Không chỉ dân thường mà ngay cán bộ cấp cao như Phạm Viết Đào nguyên Chánh Thanh Tra Bộ Văn Hóa.

Không cần phải phát biểu viết bài hay đi biểu tình mà chỉ đơn giản mặc áo, đôi mũ, đeo khâu trang có chữ No-U sẽ lập tức bị công an sách nhiễu. Tưởng niệm liệt sĩ, anh hùng dân tộc chống Trung Quốc cũng bị xem là có tội. Tương đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn bị xem là nơi cấm kỵ trong các ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới. Thậm chí người ta còn giải tỏa di dời cả lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo.


Lãnh tụ ngây thơ!

Ấy vậy mà mới đây, fbker Trương Huy San (nhà báo Huy Đức tác giả Bên Thắng Cuộc) công khai đăng bài MIẾNG BẢ CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN TRONG TAY TRUNG QUỐC

Bài viết này dẫn lời ông Việt Phương thư ký của Phạm Văn Đồng lý giải rằng “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”

Tác giả lý giải Trung Công đã ép Việt Nam ký hiệp định Gieneve, chia cắt đất nước ở vĩ tuyến 17 và sau đó phải tiến hành cuộc chiến tranh để chiếm trọn Miền Nam. Lê Duẫn đươc lên Tổng Bí Thư là do Trung Công giúp đỡ. Trung Công đã đưa 360.000 lượt binh sĩ tham gia chiến tranh từ 1964-1974 và hơn 4000 người chết. Trung Công viện trợ nhiều khí tài quân sự và riêng tiền mặt trên 600 triệu USD….

Tác giả đã kết luận rằng “Phải đặt vai trò của ý thức hệ trong sự chia cắt và binh đao mới thấy, cái giá mà dân tộc ta, nhân dân ta phải trả cho các “khoản vay quốc tế vô sản” thật là đau đớn.

Tinh thần quốc tế vô sản mà Bắc Kinh vẫn sử dụng trước nay chỉ như một miếng bả. Cái mà họ “bẫy” được là biển đảo, là đất đai, chưa kể những cuộc chia chác quốc tế trên máu xương người Việt. Kể từ Hội nghị Thành Đô, khi Bắc Kinh từ chối dùng “giải pháp đỏ” lẽ ra Hà Nội phải thấy họ không còn là cộng sản.

Có thể chỉ là ngẫu nhiên khi Covid-19 đến từ Trung Quốc khiến Việt Nam phải cách li cho tới sát ngày 30-4. Nhưng, thay vì ầm ĩ kỷ niệm 45 năm, “cách li tại nhà” nên là cơ hội để coi lại các bài học, thừa nhận trách nhiệm, nhìn nhận vai trò pháp lý của người anh em miền Nam trong việc xác lập chủ quyền với Hoàng Sa. Dũng cảm coi Công văn 1958 của Phạm Văn Đồng là vô giá trị. Chưa bao giờ là quá trễ để suy ngẫm về “quốc tế vô sản” mà nhận thấy, Trung Quốc chưa từng là bạn già vĩnh viễn chỉ là một quốc gia vận hành bằng các âm mưu Đại Hán”.

Nhận xét về bài viết, có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người xem đây là cách nhìn mới, ý kiến đóng góp hữu ích cho đảng nhà nước Việt Nam.

Có người cho rằng tác giả khơi lại chuyện Đài Loan đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 46 và sau đó rút quân để Trung Cộng chiếm hai đảo lớn ở Hoàng Sa năm 1950 và việc Mỹ im lặng khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974 như một cách hợp pháp hóa cho công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958….

Bài viết đụng chạm đến các lãnh tụ của cộng sản Việt Nam và Trung Cộng, đăng trên fb từ ngày 22-4 chỉ sau 2 ngày có 9.100 lượt like, 784 lượt comment và 2100 người chia sẻ nhưng người viết vẫn vô tư ngoài vòng cương tỏa của an ninh mạng, không bị bò đỏ, dư luận viên tấn công thì chắc hẳn có chuyện lạ.

Một là cộng sản Việt Nam đã đổi mới đến độ chấp nhận cho nói xấu ông Hồ, Lê Duẫn, Trung Quốc. Hoặc là bài viết như viên đạn bọc đường, đàng sau những thông tin, lời lẽ tưởng như bộc trực có ẩn ý, hậu ý nào đó có lợi cho cộng sản. Có người theo thuyết âm mưu còn suy đoán là tác giả đã nói theo ý của ai đó từ phương bắc.

Có người cho rằng tác giả lấy sự ngây thơ về miếng bả quốc tế cộng sản để giảm nhẹ trách nhiệm về thỏa hiệp bán nước của các lãnh tụ cộng sản Việt Nam.

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu khái niệm quốc tế vô sàn có là một thực thể, là quan hệ đoàn kết vô tư trong sáng giữa những người cộng sản thật hay không. 

Quốc tế vô sản, tấm bình phong đẫm máu

Ở Việt Nam, chủ nghĩa quốc tế vô sản là niềm tự hào, là tấm bình phong sáng rực đồng hành với ngọn cờ giải phóng dân tộc như mật ngọt, như thuốc phiện cuốn hút bao nhiêu triệu người Việt đem sinh mạng, máu xương đề “giày phóng Miền Nam”.

Chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính được dát vàng trong ngôn từ chính trị, trong văn hóa nghệ thuật đề làm đôi trọng cho âm mưu xâm lược của Đế Quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
 Nó tạo ra ảo giác mạnh mẽ, sự ngộ nhận và căn bệnh kiêu hãnh trầm kha qua hàng bao thế hệ, cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa, súng đạn từ viện trợ Nga, Tàu bắn vào đồng bào là chính nghĩa. Nga, Tàu viện trợ súng đạn cho ta giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội vì tinh thần quốc tế vô sản chân chính, không có dụng ý riệng tư.

Mỹ là tên sen đầm quốc tế đưa quân đội xâm lược Việt Nam. Không chỉ súng đạn đế quốc là phi nghĩa mà ngay những nhà máy, trường học, cả các giống lúa mới mà Mỹ, các tổ chức quốc tế đem lại cho Miền Nam cũng là công cụ xâm lược.

Ngoài Nga, Tàu, cộng sản còn thêu dệt thêm những huyền thoại về tình đoàn kết Việt Nam Cu Ba với những câu nói thấm tình “vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng dâng hiến máu của mình. Rồi còn cả Bắc Triều Tiên, khối XHCN Đông Âu… Quan hệ quốc tế vô sản ấy đươc vật chất hóa bằng viện trợ  vũ khí, một mức nào đó hàng tiêu dùng làm người dân đói nghẹt thông tin thấy yên lòng, tin cậy,

Ấy nhưng khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, chính Lê Duẫn khẳng định “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Bắc Việt chỉ là con cờ cho Liên Xô trong chiến tranh lạnh, là vùng phên dậu che chắn biên giới phía Nam Trung Cộng. Sau chiến tranh cả Trung Công, Liên Xô đều bạch hóa món nợ xương máu của binh sĩ họ đã tham chiến theo tinh thần quốc tế vô sản ở Việt Nam chứ không chi là của cải như Bắc Việt tuyên truyền. 

Những nước cộng sản khác ủng hộ Bắc Việt là theo chỉ đạo của Liên Xô. Đó là những liên minh tạm thời vì lợi ích chính trị của đảng cầm quyền theo quan hệ ngôi thứ thống thuôc nước nhỏ phải phục tùng nước lớn. Khi Trung Cộng và Liên Xô mâu thuẫn nhau thì các nước nhỏ cũng bị xâu xé. Với Bắc Việt, “vụ án xét lai” bắt giam hàng trăm sĩ quan cán bộ cao cấp thân Liên Xô là vụ điển hình.

Ngay trên đất CamPuChia, cộng sản Việt Nam đã từng quốc tế vô sản với PonPốt để tiêu diệt Lon Nol. Nhưng từ tác động của Trung Cộng, hai anh em quốc tế vô sản lại thành kẻ thù.

Trong cuộc chiến chống PonPốt ở CamPu Chia 1979-1990, tinh thần quốc tế vô sản, giúp bạn là tự giúp mình cũng là khẩu hiệu là lý do đề hàng vạn thanh niên Việt trẻ măng trở thành liệt sĩ và nhanh chóng bị rơi vào quên lãng sau hội nghị Thành Đô.

Vòng kim cô của nước lớn   

Mặc dù đồi bạn thành thù như đèn cù nhưng đến nay, guồng máy tuyên truyền của chế độ Công Sàn Việt Nam vẫn không ngớt tụng ca tinh thần quốc tế vô sản. Ngay khi chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là bóng ma trên quê hương cách mạng tháng 10, thi thể Lê Ninh được hỏa táng, tượng đài bị giật sập, phá bỏ nhiều năm thì Nghệ An, tỉnh đói nghèo phải xin trợ cấp hàng năm vẫn bỏ tiến tỉ xây tượng Lê Nin. Tạp chí Tuyên Giáo vẫn đăng bài ca ngợi xưng tụng Lê Nin.

Với Trung Cộng, máu của bộ đội và đồng bào chưa khô, thi thể hàng ngàn liệt sĩ ở biên giới phía Bắc, ở Gạc Ma chưa được quy tập thì tinh thần quốc tế vô sản lại được sống dậy, cụ thể hóa bằng quan hệ hữu nghị bốn tốt và 16 chữ vàng. Đất đai, biển đảo, tài nguyên, thậm chí phụ nữ Việt lần lượt lọt vào tay Trung Cộng. Ngược lại, nhà máy công nghệ lạc hậu ô nhiềm từ mía đường, xi măng lò đứng, điện than, luyện thép, thực phẩm bẩn, hàng hóa kém chất lượng ào ạt chảy vào Việt Nam.

Đớn hèn hơn nữa là luật pháp cho phép tôi phạm Tàu công tự do vào Việt Nam hoạt động. Tiền tệ, xe cộ Trung Cộng tự do qua lại biên giới Việt Trung.

Đặc biệt là tư tưởng, thiết chế chính trị độc tài, guồng máy quản lý bằng bạo lực công an, quân đội, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của người dân đươc du nháp nguyên đai nguyên kiện từ Trung Công vào nước Việt.

Hơn 50 năm trước, Trung Cộng có cải cách ruộng đất giết oan hàng chục triệu người thì Việt Nam cũng có, cũng phấn đấu tắm máu vài chục vạn nông dân. Trung Cộng có trăm hoa đua nở thì Việt Nam có Nhân Văn Giai Phẩm. Ngày nay Trung Cộng có Thiên An Môn thì Cộng Sản Việt Nam có Đồng Tâm, Lộc Hưng.

Soi thấu tất cả các sự kiện ấy thì cái gọi là quốc tế vô sản thực chất là liên minh giữa hổ và chó sói để săn mồi hoặc đối phó với đối thủ mạnh hơn. Khi đã tóm đươc mồi hoặc không còn đối thủ nửa thì sói sẽ trở thành mồi của hổ. Quan hệ Việt Trung là điển hình nhất của liên minh hổ cáo. Năm 1979, Trung Cộng đã xoay trục với Mỹ, cái phên dậu, con cáo Việt Nam không cần thiết nửa. Lần này, Trung Cộng đã nắm đươc Cam, Lào, Trung Cộng cần biển Đông và nếu có điều kiện thuận lợi thì thịt cả con sói yếu ớt Việt Nam.

Lảnh tụ đảng lừa dân mưu lợi

Liệu lãnh tụ cộng sản Việt Nam có ngây thơ ăn bả quốc tế vô sản hay không? E rằng không, chưa bao giờ. Bản chất, đặc trưng của chính trị cộng sản là tham vọng chiếm đoạt không có điểm dừng. Với tham vọng đó, cộng sản tận dụng khai thác mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng để trục lợi. Danh xưng và lớp vỏ lấp lánh của quốc tế vô sản do chính họ tạo ra để lừa mị người dân nhằm vắt cạn kiệt sức lực xương máu người dân cho mục đích của họ.

Hồ Chí Minh khẳng đinh tìm đến quốc tế III là vì cương lĩnh của nhóm này có nhắc đến dân tộc thuộc địa, Khi đã trở thành lãnh tụ, giành đươc chính quyền, Hồ xoay trục sang Mỹ chứ không phải đầu phục Liên Xô hay người anh Trung Cộng. Để tạo lòng tin với Mỹ và phương tây, Hồ Chí Minh còn giả vờ giải tán đảng Cộng sản, lập chính phủ liên hiệp đa đảng. Tuyên ngôn độc lập và những lá thư tay gởi TT Truman thể hiện rỏ điều này. Hồ phải trả giá là mãi bốn năm sau, năm 1949 Trung Cộng mới thừa nhận và lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Liên Xô thì mãi tận năm 1950.

Tại hội nghị Sanfrancisco, ngày 05-9-1951, Andrei Gromyko, trưởng đoàn đại biểu của Liên Xô đề nghị một tu chỉnh trong Dự thảo Hòa ước với Nhật Bản, theo đó Nhật Bản công nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên các quần đảo Paracels và Spratlys. Nhưng Hội nghị đó bỏ phiếu bác bỏ tu chỉnh này với 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống gồm: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc và một phiếu trắng. Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc . Hồ Chí Minh không thể không thấy dã tâm của hai nước cộng sàn đàn anh đang đi trên lưng mình.

Tiến hành cải cách ruộng đất, ký Hiệp định Gieneve cũng như công hàm năm 1958 hoàn toàn không phải thơ ngây mà do tham vọng nhờ cậy vào sức mạnh của Tàu Cộng để chiếm trọn Miền Nam, Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Nam đã tự nguyện theo Tàu chứ không hề bị mắc “lừa tình” quốc tế vô sản.

Với từ hiệp ước Thành Đô đến nay, sự chủ động đầu phục Tàu Cộng để bảo vệ đặc quyền cai trị của đảng với đất nước càng rỏ hơn. Thực tế trong nước cho thấy rỏ là mô hình quản lý kinh tế cộng sản bóp chết sản xuất. Thực trạng thế giới cho thấy người dân Liên Sộ, Đông Âu đã bỏ phiếu bằng chân với chế độ cộng sản vì nó chỉ đem lại đói nghèo, áp bức.

Không có đất diễn vai lãnh tụ ngây thơ

Nhưng muốn duy trì đặc quyền đặc lợi, cộng sản Việt Nam vẫn ngoa ngoắt tô vẻ tấm bình phong xã hội chủ nghĩa, hy vọng bám vào sức mạnh của người khổng lồ Trung Cộng, chơi trò đu dây với Mỹ để kéo dài sự tồn tại trên xương máu người dân. Dù mất ải Nam Quan, Cửu Long cạn dòng, biển Đông nồi sóng, Tổng Trọng vẫn chúi mũi vào toan tính nhân sự đại hội 13.

Thời và thế đã thay đổi. Tập Cận Bình đã lộ hình là bạo chúa không chỉ của Trung Cộng mà muốn cai quản toàn thế giới. Biển Đông, đường lưỡi bò là cửa ngỏ là yết hầu của Trung Cộng trong tham vọng một vành đai một con đường. Những tuyên bố tráo trở, đe nẹt của Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã ném 16 chữ vàng vào sọt rác.

Công nghệ thông tin hiện đại, trí tuệ người dân Việt hiện đại đủ sức soi thấu mọi thứ bình phong, mọi chiêu bài tuyên truyền lừa dối. Sân khấu chính trị thời nay không có chỗ đứng cho những tên độc tài đóng vai ngây thơ.

Cơn dịch virus Vũ Hán như châm dầu vào lửa. Thế giới sẽ thay đổi sau đại dịch. Trung Cộng phải thay đồi sau đại dịch. Trong tình huống mà xác suất rất thấp, rất khó xảy ra thì ngay khi Trung Cộng khuất phục được phần còn lại của thế giới thì theo truyền thống đại hán, cộng sản Việt Nam khó đươc hưởng ân huệ một chư hầu mà sẽ trở thành phủ huyện do Tàu Cộng trực trị,

Hãy nhìn Tân Cương, Tây Tạng. Hảy nhớ tới số phận kết cuộc bi thảm của Gadafi, Hussen.

Hãy bớt lòng tham lam mù quáng. Hảy thức tỉnh sám hối và thoát ra vòng kim cô Trung Cộng, quay về với dân tộc tìm chốn nương thân.


 -------------------------------------------


Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.

Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh - ông Trần Việt Phương - nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.

Trong hồi ký được công bố chính thức trên báo Nhân Dân [số ra ngày 25-3-1984], thư ký kiêm phụ trách báo chí của đoàn Việt Nam trong Hội nghị Geneva, ông Nguyễn Thành Lê, cho rằng “Bắc Kinh đã ép buộc Hồ Chí Minh phải chia đôi Việt Nam theo Vĩ tuyến 17”.

Theo ông Hoàng Tùng, ngày 3-7-1954, sau khi đạt được thỏa thuận với Mỹ và Pháp, Chu rời Geneva về Liễu Châu gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thông báo với Hồ Chí Minh ý kiến của Molotov và của ông ta, dự định chia cắt Việt Nam thành hai miền ở Vĩ tuyến 17. Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh nhất quyết đòi, dẫu có lùi cũng chỉ Vĩ tuyến 15 hoặc tối thiểu là 16. Một mặt, Chu Ân Lai “dọa”, Hoa Kỳ có thể nhảy vào vòng chiến và khi đó, Liên Xô và Trung Quốc sẽ không thể hỗ trợ cho Hồ Chí Minh. Một mặt, ông ta mềm dẻo: “Ghi nhớ lời dặn của Hồ Chủ tịch, nhưng xin phép, tướng ngoài biên ải được căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định”.

“Tướng ngoài biên ải” lúc đó là Phạm Văn Đồng thì gần như lệ thuộc vật chất vào Chu. Những báo cáo của Phạm Văn Đồng về cho Hồ Chí Minh đều phải sử dụng điện đài và mật mã của Đoàn Trung Quốc.

Chia cắt đất nước không những không phải là ý chí của nhân dân miền Nam, không phải của nhân dân Việt Nam, mà ngay cả “Bên Thắng Cuộc” cũng chỉ ký do ép buộc. Thế nhưng, để thống nhất trở lại, để xé chữ ký đó của mình, những người cộng sản đã tiến hành một cuộc chiến kéo dài suốt hơn hai mươi năm sau đó.

Tháng 11-1946, khi cả Việt Minh và người Pháp đang chuẩn bị khí giới trong đất liền, quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba thuộc Trường Sa. Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai quần đảo này để cho Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền”. Sau Hiệp định Geneva, khi Chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản Hoàng Sa, hai đảo lớn nhất ở đấy đã bị “quân giải phóng Trung Quốc” thừa cơ chiếm mất.

Tưởng và Mao có thể khác nhau về ý thức hệ và đối đầu về quyền lực nhưng cách thu vén đất đai biển đảo cho Đại Hán thì nhất quán. Họ luôn trục lợi được khi ném súng cho các bên.

Ngày 4-4-1972, ở Quảng Trị, khi da thịt người Việt đang bận “tàn nhau”, Kissinger phái Winston Lord tới New York gặp đại sứ Hoàng Hoa, nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách mười hai dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ cho họ ném bom bằng B52 ra tới Thanh Hóa. Người Trung Quốc sử dụng cam kết miệng ấy để ngày 19-1-1974 họ cướp Hoàng Sa. Hạm đội 7 đã không có bất cứ động thái gì kể cả cứu các quân nhân VNCH đang thoát thân bằng xuồng con giữa biển. Nhiều trí thức VNCH thân Hà Nội đang ở Bắc Âu nhận được thông điệp, Trung Quốc giữ Hoàng Sa hộ.

Người thân luôn luôn kể các câu chuyện cảnh giác của Lê Duẩn với Bắc Kinh. Trên thực tế, khi Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, cái ghế ấy đã bị bỏ trống từ năm 1956. Trong thời gian đó, Trung Quốc tham gia tích cực đưa Lê Duẩn ra thay.

Người lái chiếc xe Ford bốn chỗ chở Lê Duẩn từ Sài Gòn sang Phnom Penh là một nhà tư sản người Hoa, ông Lai Thanh. Người được phái từ Hà Nội vào Phnom Penh chuyển lá thư của ông Phạm Hùng gửi cho ông Lê Duẩn cũng là người Việt gốc Hoa, nữ tình báo Hồ Anh. Người đón và đưa Lê Duẩn đi tàu từ Phnom Penh tới Hồng Kong là một cán bộ thuộc Hoa Kiều vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động tại miền Nam. Ngày 23-5-1957, phái viên Trung Quốc đã cùng với Hồ Anh đưa Lê Duẩn từ Hong Kong về Tỉnh ủy Quảng Châu. Các nhà lãnh đạo ở đây đón tiếp Lê Duẩn vô cùng trọng thị.

Trên đường bay trở lại Việt Nam, những đồng chí Trung Hoa tinh tế đã lấy lý do “thời tiết xấu”, cho dừng máy bay chở Lê Duẩn ở Nam Ninh. Tại đó, các “đồng chí Trung Quốc” sắp xếp để Lê Duẩn có cuộc đoàn tụ cảm động với con gái Lê Tuyết Hồng. Tuyết Hồng được Trung Quốc nuôi ăn học ở ký túc xá Quế Lâm, cũng như sau này, người vợ miền Nam của Lê Duẩn cũng học ở Trung Quốc và luôn được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tôn trọng.

Cuộc chiến tranh của Lê Duẩn ở miền Nam cũng không bí mật gì với Bắc Kinh cả.
Bắc Kinh huỵch toẹt ra rằng, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 họ đưa sang Việt Nam tổng cộng 320.000 “quân tình nguyện” bao gồm lính phòng không, thợ máy, thông tin, công binh... Quân số lúc đạt mức cao nhất lên tới 170.000. Có khoảng bốn nghìn người Trung Quốc chết tại Việt Nam trong thời gian đó.

Nhiều tài liệu chính thức cho thấy, trước năm 1975, “phóng viên Tân Hoa Xã” đã vào tận Củ Chi và có mặt ở nhiều chiến trường Nam Trung Bộ. Đến cả một kế hoạch tối mật của Lê Duẩn như cuộc đảo chánh của đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng được Bắc Kinh hậu thuẫn từ năm 1964 bằng cách in một lượng tiền lớn, gọi là “Hàng 65”, chuyển vào Trung ương Cục [Số tiền này được dùng để đổi ở miền Nam trong Chiến dịch X3, 22-9-1975]. Khi Lê Duẩn chuẩn bị đánh Mậu Thân, dù rất bí mật với Tướng Giáp, Trung Quốc cũng biết để in một lượng tiền khác chuyển vào Nam, gọi là “Hàng 67”.

Chưa kể dày dép, súng ống, mũ cối, chỉ riêng tiền mặt bằng dollar, Bắc Kinh cung cấp dư dả tới mức, sau ngày 30-4-1975, trong két các mặt trận còn dư tổng cộng 105 triệu USD tiền mặt. Tiền mặt do Trung Quốc trực tiếp viện trợ, mà Hà Nội sang nhận từng va-li, từ năm 1964-1975, lên tới 626.042.653 USD.

“Bên Thắng Cuộc” chịu ơn “sự giúp đỡ” này và nhiều thế hệ được dạy, nhờ sự giúp đỡ “trên tinh thần quốc tế vô sản” ấy mà có Điện Biên Phủ và “Miền Nam giải phóng”.

Nhưng đấy chỉ một tiết diện. Phải đặt vai trò của ý thức hệ trong sự chia cắt và binh đao mới thấy, cái giá mà dân tộc ta, nhân dân ta phải trả cho các “khoản vay quốc tế vô sản” thật là đau đớn.

Tinh thần quốc tế vô sản mà Bắc Kinh vẫn sử dụng trước nay chỉ như một miếng bả. Cái mà họ “bẫy” được là biển đảo, là đất đai, chưa kể những cuộc chia chác quốc tế trên máu xương người Việt. Kể từ Hội nghị Thành Đô, khi Bắc Kinh từ chối dùng “giải pháp đỏ” lẽ ra Hà Nội phải thấy họ không còn là cộng sản.

Có thể chỉ là ngẫu nhiên khi Covid-19 đến từ Trung Quốc khiến Việt Nam phải cách li cho tới sát ngày 30-4. Nhưng, thay vì ầm ĩ kỷ niệm 45 năm, “cách li tại nhà” nên là cơ hội để coi lại các bài học, thừa nhận trách nhiệm, nhìn nhận vai trò pháp lý của người anh em miền Nam trong việc xác lập chủ quyền với Hoàng Sa. Dũng cảm coi Công văn 1958 của Phạm Văn Đồng là vô giá trị. Chưa bao giờ là quá trễ để suy ngẫm về “quốc tế vô sản” mà nhận thấy, Trung Quốc chưa từng là bạn và vĩnh viễn chỉ là một quốc gia vận hành bằng các âm mưu Đại Hán.

PS: Nhiều thông tin trong này tôi đã công bố rải rác trong cuốn Bên Thắng Cuộc, xuất bản 2012.








No comments:

Post a Comment