Monday, March 23, 2020

LỜI THỐNG THIẾT CỦA 1 BÁC SĨ GIỮA Ổ DỊCH KHỦNG KHIẾP CỦA Ý: ”HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY: PHONG TỎA ! ” (Vũ Kim Hạnh)




NỘI DUNG :

Hiếu Bá Linh
.
.
===========================================
.
Hiếu Bá Linh
23/03/2020

Chỉ riêng hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy vừa qua (20 – 21/3), đã có 10 linh mục qua đời ở Ý. Nhiều người trong số họ bị nhiễm virus corona vì họ muốn giúp đỡ khi những người khác cần hỗ trợ tinh thần. Phần lớn là những linh mục lớn tuổi, thuộc nhóm người có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm bệnh.

Đức Giáo hoàng Francis đã khuyến khích các linh mục Công giáo người Ý can đảm ra ngoài và đến với những người bệnh. Đến thăm các phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, tại đây các linh mục đã tiếp xúc với những trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng nhất.

Giữa tất cả những khó khăn này, Giáo hội cố gắng – bất chấp lệnh giới nghiêm và nguy cơ lây nhiễm – để đi đến gần gũi với các bệnh nhân. Một gương mặt điển hình là linh mục Aquilino Apassiti, 84 tuổi. Ông là một linh mục chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân tại bệnh viện Bergamos Giovanni XXIII. Trong các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông đã mô tả tình huống bi thảm hiện nay: “Bệnh nhân chết một mình mà không ai có thể đến để họ nói lời từ biệt“.

Trong bệnh viện, vị linh mục này phải đeo mặt nạ bảo vệ. Đó là một hạn chế lớn đối với ông, vì ông “thậm chí không thể tặng cho bệnh nhân một nụ cười“. Do các quy định bảo vệ nghiêm ngặt, ông không thể làm gì nhiều hơn là nói vài lời an ủi ngắn bình thường.
Ông đã từng trải qua Chiến tranh Thế giới thứ Hai và khi phục vụ ở khu vực Amazon tại Nam Mỹ, ông từng đối phó với bệnh phong và sốt rét – “nhưng tôi chưa bao giờ thấy những cảnh gây sốc như bây giờ“, vị linh mục nói.

Linh mục Apassiti lấy làm đau đớn khi kể rằng, những người thân không có cách nào tiễn đưa mặt đối mặt với người sắp chết. Ông cố gắng liên lạc với các gia đình bằng điện thoại và ông đọc lời cầu nguyện chung với họ.

Linh mục nói với một góa phụ qua điện thoại: “Tôi đang đứng đây cạnh quan tài của chồng bà, giờ chúng tôi đang cầu nguyện với Chúa và trong nỗi đau của bà, Chúa sẽ an ủi bà“. Rồi linh mục và người phụ nữ bật khóc.

Gần đây, Đức Hồng Y Curia Angelo Comastri nói rằng, các linh mục ở Bergamo là “những anh hùng thực sự“. Linh mục Apassiti vẫn khiêm tốn: Ông không cảm thấy mình như một anh hùng. Thay vào đó, ông ngưỡng mộ các bác sĩ và y tá.

Vị linh mục nói: “Thật kinh khủng khi nhìn thấy khuôn mặt của họ với những vết hằn của mặt nạ; họ làm việc tám tiếng đồng hồ – hầu như không thở“. Ông ít quan tâm đến bản thân mình và ông không sợ virus khi nói: “Tôi đã 84 tuổi, tại sao tôi phải lo lắng?

Trong khi đó, Giám mục Bergamos Francesco Beschi thông báo vào cuối tuần rằng, có thêm một số linh mục bị nhiễm virus, phải được điều trị trong bệnh viện. Một số đang trong tình trạng nghiêm trọng. Ông Beschi nói về một dấu hiệu của “sự dâng hiến“. Mục tiêu của họ là chia sẻ nỗi đau của người bệnh.

Giám mục Beschi nói: “Tôi tin chắc rằng sự khốn khổ mà chúng ta trải qua sẽ mở rộng trái tim của chúng ta dưới ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần“. Đức cha nói dứt khoát, rằng sợ hãi không có chỗ ở đây. “Các linh mục quá cố đã khích lệ cho chúng tôi một sự dâng hiến còn lớn hơn cho Thiên Chúa và con người”.


Một linh mục đã ghi chú trên lịch con số bệnh nhân qua đời mỗi ngày tại Ý do dịch bệnh COVID-19. Hôm nay 22/3 con số tử vong vẫn tiếp tục cao, 651 người chết. Hôm qua là cao nhất, 793 người chết.

Hôm nay có thêm 5.560 ca nhiễm mới tại Ý, nâng tổng số lên 59.158 ca nhiễm, trong đó có gần 5.500 ca tử vong.



--------------------------------------
.

Bạn tôi sống ở Lombardy và vài chuyện kể…

Tôi có người bạn quí (TL) đang ở Lombardy (Ý). Chúng tôi quen nhau khi cùng dự một khóa huấn luyện về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Turino (Ý) trong 3 tháng. Về nước, bạn ấy sáng lập một tổ chức thiện nguyện hoạt động ở Đà Nẵng cùng người chồng Ý. Họ đi về VN-Ý 50/50 thời gian.

Lần này thì họ đang ở Ý mà nhà họ ngay ở Lombardy, cách Milan 40km. Đôi khi sốt ruột cho bạn, tôi nghĩ (hơi sai sai?): Quá nhọ! Lựa cửa tử thần mà về! Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng đêm. Cô bạn tôi không thở than. Chỉ kể chuyện, giọng nhắn tin khá trầm tĩnh:

Người Ý khác mình lắm chị, đứng trên lầu nhìn xuống sân, đang phong tỏa mà họ vẫn ôm nhau, hôn má nhau, thấy thương mà khiếp. Ba má bạn và cả bạn bè chết, tin dồn dập mỗi ngày, đọc thấy cáo phó thì điện thoại chia buồn vì chôn chân trong nhà rồi. Ngày nào cũng nghe tiếng còi cấp cứu hụ to chạy ngang, biết xe đi “lượm” xác chết…

Chiều nay, TL gửi cho tôi đường link bài báo mới nhất và một trang mạng cảm động. Bài báo đây, có những thông tin quan trọng.

BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BV LOMBARDY: “ĐỪNG NGHĨ CHỈ CÓ NGƯỜI GIÀ MỚI NHIỄM. 50% BỊNH NHÂN Ở ĐÂY LÀ NGƯỜI TRẺ”.

Ở một bệnh viện mà người chết như rạ, bác sĩ Emanuela Catenacci, khu chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Cremona – Lombardy, nói với đài truyền hình Sky News của Anh: Chúng tôi biết chuyện gì xảy ra. Các nước hãy hành động ngay, phong tỏa thật chặt nếu muốn cứu người!

Còn bác sĩ Leonor Tamayo thì nói: Tất cả nhân viên y tế chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi “cơn sóng thần” bệnh nhân ập đến. Bệnh viện đã hết chỗ để cất giữ thi thể và buộc phải gửi trong một nhà thờ gần đó. Rồi ông kể về công việc: “Chúng tôi ở đây 12 giờ một ngày. Chỉ về nhà trong vài giờ và quay lại đây để làm việc, bởi vì quá đông bênh nhân chờ”.

Điều khó khăn nhất hiện nay của chúng tôi là: “Phải vật lộn để tiếp nhận bệnh nhân một cách thân thiện, bình tĩnh nhất. Và cố gắng xua tan huyền thoại sai lầm rằng chỉ có người già mới nhiễm và chết vì dịch bệnh này…”

Đúng vậy đó. Năm mươi phần trăm bệnh nhân ở phòng chăm sóc đặc biệt, là những bệnh nhân nặng nhất, trên 65 tuổi. Nhưng điều đó có nghĩa là 50% bệnh nhân khác của chúng tôi là người trẻ hơn. Có ‘khá nhiều’ bệnh nhân từ 20 đến 30 tuổi, cũng bịnh ‘nặng’ như bệnh nhân lớn tuổi, nhưng họ thường ‘sống sót’ nhiều hơn do có tổng trạng khỏe mạnh hơn“.

NHỮNG GƯƠNG MẶT HẰN SÂU DẤU TÍCH CỦA MỘT TÌNH YÊU LỚN.

Chiều nay, TL gửi cho tôi một trang Facebook tên Tra Luce & Oscurità.
Một cô gái này và các bạn bè dành trọn trang để cám ơn các y tá và nhân viên phục vụ ở bệnh viện. Họ ghép các bức ảnh các “nhân vật” chính (xem ảnh ở dưới) mà gương mặt bị lõm sâu các vết hằn vì đeo lâu ngày khẩu trang, kính bảo hộ…

Các nhân viên y tế Ý ở trung tâm điều trị đặc biệt BV Lombardy

Maria Russo viết: “Thật cao cả những bạn trẻ như chúng tôi mà dám đặt cuộc sống mình vào nơi nguy hiểm nhất“. Các bạn của cô tiếp tục viết:

– Tôi biết trái tim bạn khó xóa đi những gì mà bạn nhìn thấy trong đôi mắt những bệnh nhân nhìn bạn khi họ lìa đời.

– Cuộc sống chúng tôi trong tay bạn. Và tất cả các bạn trong trái tim chúng tôi.

– Tôi khóc khi nhìn những vết hằn trên gương mặt mệt mỏi mà cương nghị của các bạn. Chưa ai biết rằng họ trang điểm thế nào cũng không đẹp bằng nhưng vết hằn ngang dọc tự nhiên đó…

CÓ LẼ CHÚNG TA CHƯA NGHE CÁC THÔNG TIN NÀY…

TL cũng gửi cho tôi một stt của chị Lê Thúy Anh, từng làm bác sĩ ở VN và nay đang là BS ở Ý, cho rằng, về tình hình bùng phát ở Ý, đã có nhiều thông tin bị thiên kiến và bị thiếu. Thúy Anh kể một số điều mà chị cho là nhiều người chưa biết:

– Chính phủ Ý đổ hàng trăm tỷ cho dịch vụ phòng trị dịch, sử dụng Trung tâm hội chợ quốc tế ở Milan làm thêm một bệnh viện dã chiến với các phương tiện máy móc hiện đại.

+ Cho những máy bay chuyên cơ quân đội để cấp cứu các vùng xa.

+ Thu nhận hàng trăm tình nguyện viên làm đường dây nóng tư vấn và cấp thông tin cho dân.

+ Trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ mướn cô nuôi trẻ.

+ Giảm thuế cho các doanh nghiệp ngừng sản xuất hay gặp khó khăn.

Hiện đã có 8.000 bác sĩ về hưu tình nguyện quay lại làm việc trong cao điểm dịch. 10.000 bác sĩ, nhân viên y tế tư nhân, và lực lượng quân y hỗ trợ các phòng cấp cứu, điều trị đặc biệt.

Vì sao nước Ý lâm vào tình trạng bi thảm? Tôi đọc nhiều tài liệu thấy phải giải trình nhiều mới đủ, nhưng tựu trung, tôi thấy, chính quyền chủ quan, ứng biến quá chậm trễ. Người dân thì tỉ lệ già hóa khá cao và quen sống vô tư, tự do…

Người đeo khẩu trang hiếm hoi trên đường

Bar rượu “đông vui” hết hồn cuối tháng 2 ở Rome

Đóng cửa quán pizza, mới từ 11/3

Cảnh sát kiểm tra lệnh phong tỏa


----------------------------------------------

Thứ Hai, 23/03/2020 00:01:00 +07:00

(VTC News) – Một bệnh “viêm phổi lạ” được cho là xuất hiện ở miền Bắc Italy từ tháng 11/2019, trước khi các bác sĩ nước này biết về virus corona chủng mới ở Trung Quốc.
Theo ông Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện Nghiên cứu Dược lý Mario Negri ở Milan, các bác sĩ Italy nhớ rằng “đã thấy một bệnh viêm phổi rất lạ, rất nặng, đặc biệt ở người già vào khoảng tháng 12, thậm chí tháng 11/2019”.

“Điều này có nghĩa là virus đã hoạt động ít nhất ở Lombardy, trước khi chúng tôi biết đến ổ dịch bùng phát ở Trung Quốc.”

Bình luận của bác sĩ Italy được đưa ra trong khi các nhà khoa học trên toàn thế giới đang tìm kiếm nguồn gốc của virus corona chủng mới.

Chuyên gia bệnh hô hấp Trung Quốc Zhong Nanshan mới đây đã nói dù mầm bệnh được báo cáo đầu tiên ở Trung Quốc, chưa chắc chắn nCoV thực sự đến từ đâu.

Theo ông Remuzzi, chỉ đến gần đây ông mới nghe được từ các bác sĩ Italy về căn bệnh, nghĩa là nó đã tồn tại và lây lan trong khi mọi người chưa biết đến. Hiện giới khoa học cho rằng ca bệnh đầu tiên ở Lombardy là một người Italy có tiếp xúc với một người Trung Quốc vào cuối tháng 1/2020.

Nếu có thể xác thực virus corona chủng mới xuất hiện ở Italy vào tháng 11/2019, giả thuyết sẽ thay đổi.

Ca Covid-19 nội địa đầu tiên của Italy được phát hiện vào ngày 21/2, tại Lombardy. Từ đó đến nay, Italy đã báo cáo hơn 53.000 người mắc và 4.825 người chết vì bệnh.
Trong khi đó, từ tâm dịch Vũ Hán, các bác sĩ bắt đầu phát hiện “bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân” vào tháng 12/2019. Trung Quốc đến nay báo cáo hơn 81.000 người mắc và 3.261 người chết vì bệnh.

Cũng có những báo cáo cho rằng ca bệnh đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện từ giữa tháng 11/2019, nhưng điều này chưa được xác nhận.

Tranh cãi xung quanh nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cũng đang là tâm điểm “khẩu chiến” giữa Washington và Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục gọi virus là virus Trung Quốc, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi là virus Vũ Hán. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phản đối và nói rằng có thể chính quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.

Gần đây nhất, trong một bài báo khoa học từ Nature Medicine, các nhà nghiên cứu từ kết quả phân tích cho rằng SARS-CoV-2 “không phải một dạng cấu trúc được tạo ra từ phòng thí nghiệm hoặc bị điều khiển một cách cố ý”, trái lại là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên.





No comments:

Post a Comment