Tuesday, March 24, 2020

DOW JONES CÓ NGÀY HỒI PHỤC MẠNH NHẤT TỪ NĂM 1933, LÊN HƠN 2,112 ĐIỂM (Người Việt Online)




NỘI DUNG :

Người Việt Online
.
Người Việt Online
.
Người Việt Online
.
=====================================

Người Việt Online
March 24, 2020

NEW YORK, New York (AP) — Chỉ số Dow Jones Industrial Average hôm Thứ Ba, 24 Tháng Ba, có ngày hồi phục mạnh nhất kể từ năm 1933, do hy vọng là Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc sớm đạt thỏa thuận về biện pháp trị giá gần $2 ngàn tỷ nhằm trợ giúp nền kinh tế đang bị COVID-19 gây thiệt hại nặng nề.

Chỉ số Dow Jones tăng 11.4% so với ngày hôm trước, trong khi S&P tăng 9.4% khi người đầu tư ở Mỹ cũng như khắp thế  giới có vẻ tin tưởng vào triển vọng hồi phục của nền kinh tế.

Tuy nhiên, dù có sự hồi phục mạnh mẽ này, đa số các nhà đầu tư đều nói không thể xác định rằng thị trường chứng khoán đã xuống đến đáy và nay chỉ còn hướng đi lên. Trong vài tuần qua, đã có các đợt vùng dậy cũng lớn gần tương tự như ngày hôm nay, nhưng lại xì xẹp ngay hôm sau đó.

Các nhà lập pháp ở cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa hôm Thứ Ba đều cho hay họ sắp đạt được thỏa thuận về biện pháp kích thích kinh tế lớn lao, gồm cả việc cấp tiền trực tiếp cho các gia đình Mỹ và trợ giúp cho giới tiểu thương cùng là kỹ nghệ du lịch và các kỹ nghệ khác. Cuộc bỏ phiếu ở Thượng Viện có thể diễn ra vào khuya ngày Thứ Ba hoặc sáng Thứ Tư.

Dow Jones tăng 2,112.98 điểm so với ngày Thứ Hai, mức tăng cao nhất trong lịch sử, lên tới 20,704.91 điểm.

Để so sánh, chỉ số của Dow Jones vào cuối ngày 19 Tháng Hai 2020 là 29,232.19, trước khi bắt đầu rớt xuống những ngày sau đó.

Chỉ số S&P 500 tăng 209.93 điểm, tức 9.4%, lên tói 2,447.33. Đây là mức tăng trưởng cao hàng thứ ba trong một ngày của chỉ số này từ Đệ Nhị Thế Chiến tới nay. Trong khi đó, Nasdaq tăng 557.18 điểm, tức 8.1%, lên tới 7,417.86.

Các thị trường chứng khoán ở các nơi khác trên thế giới cũng cho thấy có sự gia tăng. Thị trường chứng khoán Nam Hàn tăng 8.6%, trong khi thị trường Đức tăng 11%.

Thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian gần đây đã từng thấy hiện tượng tăng vọt này, nhưng ngay sau đó lại bị mất đi. Kể từ khi bắt đầu có tình trạng bán tống bán tháo cổ phiếu hôm 20 Tháng Hai, chỉ số S&P 500 có sáu ngày tăng trưởng, và năm trong số sáu lần này là tăng hơn 4%. Nhưng chỉ số lại tụt trung bình khoảng 5% ngay ngày sau đó.

Ông Eric Freedman, người đứng đầu về đầu tư tại U.S. Bank Wealth Management, nói rằng: “Một trong những điều phải cẩn thận là ý nghĩ cho rằng việc có được thỏa thuận kích thích sẽ giải quyết mọi vấn đề, hoặc có được nỗ lực trợ giúp này là đủ để trấn an thị trường.”

Ông Adam Taback, trách nhiệm về đầu tư tại Wells Fargo Private Bank, nói rằng tuy có sự tăng cao của thị trường chứng khoán hôm Thứ Ba, đây chưa là lúc an toàn.

“Chúng tôi muốn khuyến cáo rằng sự hiểm nguy hiện chưa ở lại phía sau chúng ta. Chúng ta chưa thấy các con số có thể cho biết là tình hình tệ hại như thế nào. Hôm nay là một ngày tốt đẹp, nhưng điều đó không hẳn rằng thị trường chứng khoán sẽ chỉ tốt đẹp hơn,” cũng theo ông Taback. (V.Giang)


-----------------------------------------------------
.
Người Việt Online
March 24, 2020

WASHINGTON, DC (AP) — Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 24 Tháng Ba, nói rằng ông hy vọng nước Mỹ có thể chấm dứt tình trạng đóng cửa vào thời gian Lễ Phục Sinh này, trong lúc cũng đang xem xét việc giảm thiểu các biện pháp phòng ngừa lây lan để một số nơi làm ăn có thể mở cửa lại.

Trong khi nhiều giới chức y tế cộng đồng đang kêu gọi có những biện pháp cứng rắn hơn, chứ không là lỏng lẻo hơn, Tổng Thống Donald Trump lại nói rằng ông đang xét tới việc sửa lại các hướng dẫn về  an toàn, tránh lây lan, đang khiến trường học phải đóng cửa và cũng làm trì trệ nền kinh tế toàn quốc.

“Tôi muốn quốc gia mở cửa và nôn nóng thấy điều này được thực hiện vào Lễ Phục Sinh,” Tổng Thống Trump nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho Fox News. Hiện chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Lễ Phục Sinh năm nay, 12 Tháng Tư.

Các chuyên gia y tế  đã nói rõ rằng, trừ khi người dân Mỹ tiếp tục giảm mạnh các tiếp xúc ngoài xã hội, như nghỉ làm ở nhà và tự cách ly, số trường hợp lây nhiễm sẽ tăng cao, tới mức hệ thống y tế cộng đồng không còn đủ sức đối phó, như đã thấy xảy ra ở một số nơi tại Ý.

Nước Mỹ đang ở trong tuần thứ nhì của thời gian 15 ngày, trong đó người dân được khuyến khích giảm hẳn các sinh hoạt bên ngoài của mình, theo như khuyến cáo của CDC.

Các hướng dẫn do Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) đưa ra có tính cách tự nguyện.

Tuy nhiên nhiều tiểu bang cũng như giới chức chính quyền địa phương đã đưa ra các biện pháp giới hạn bắt buộc, dựa trên hướng dẫn của CDC, hoặc có khi còn chặt chẽ hơn.
Trong cuộc phỏng vấn ở sân Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump nói sẽ để hai tuần xem tình hình như thế nào.

Ông cũng nói rằng để tình trạng đóng cửa kéo dài hơn nữa sẽ khiến có các cái chết do tự tử và trầm cảm. Tuy nhiên, Tổng Thống Trump không cho biết có chứng cớ gì về việc này hay không. (V.Giang)

-----------------------------------------
.
Người Việt Online
March 24, 2020

GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Mỹ nay có thể trở thành tâm dịch COVID-19, theo cảnh báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Ba, 24 Tháng Ba, trong lúc nước Anh khởi sự biện pháp đóng cửa ở trong nhà và ban tổ chức Thế Vận Hội Tokyo 2020 loan báo quyết định đình hoãn một năm.

Ở Trung Quốc, chính quyền tỉnh Hồ Bắc, nơi virus COVID-19 lần đầu thấy xuất hiện hồi Tháng Mười Hai, nói sẽ rút lại lệnh cấm dân chúng ra khỏi khu vực này vì dịch bệnh nơi đây đã giảm bớt, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.

Trong lãnh vực kinh tế, các hoạt động thương mại từ Úc sang đến Nhật cũng như ở Tây Âu đã bị sút giảm nặng nề trong Tháng Ba, với tình hình ở Mỹ cũng không có chỉ dấu gì sáng sủa hơn.

Các phân tích gia tại BlackRock Investment Institute nói rằng đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế thế giới, “cũng tương tự một trận đại thiên tai.”

Nữ phát ngôn viên Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), bà Margaret Harris, nói tại Geneva rằng đã “có sự gia tăng rất nhanh” trong số trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 ở Mỹ, và có thể biến nơi này thành tâm dịch mới của thế giới.

Trong 24 giờ qua, có 85% các trường hợp mới được xác nhận nhiễm virus được thấy tại Âu Châu và Mỹ, theo lời bà Harris nói với các phóng viên. Trong số này, có 40% là ở Mỹ.
Khi được hỏi là liệu Mỹ có trở thành một tâm dịch mới hay không, bà Harris trả lời rằng: “Chúng tôi nay đang nhìn thấy sự gia tăng nhanh chóng trong số trường hợp bệnh ở Mỹ. Do vậy, điều này có thể xảy ra.”

Tại Anh, vào sáng ngày Thứ Ba, chính phủ của Thủ Tướng Boris Johnson bắt đầu có các biện pháp ngăn chặn lây lan, giới hạn di chuyển, khuyến cáo người dân không ra đường nếu không thật sự cần thiết, do lo ngại hệ thống y tế nơi đây sẽ bị tràn ngập vì quá nhiều ca bệnh.

Tại Nhật, chính phủ của Thủ Tướng Shinzo Abe loan báo có thỏa thuận với Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế (IOC) đã đạt thỏa thuận là sẽ dời ngày khai mạc Thế Vận Hội Tokyo sang năm 2021, do tình trạng dịch bệnh khiến phần lớn thế giới nay như tê liệt. (V.Giang)






No comments:

Post a Comment