Saturday, March 28, 2020

CHƯA “MẤT AN NINH”, MIỀN TÂY ĐÃ ÙN Ứ LÚA GẠO, NÔNG DÂN KHỔ.. (Vũ Kim Hạnh)




NỘI DUNG :

.
.
=================================
.

10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.net vừa được post lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?” “Đừng xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?” “Chị chưa biết nạn đói 1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy gạo, mới yên tâm”.

Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong, tôi xin tóm lược nhanh bài báo

CÁC ÔNG CHÍNH QUYỀN TỈNH, GIÁM ĐỐC CÁC SỞ NÔNG NGHIỆP SAO CHƯA KÊU?
Hàng trăm nghìn tấn lúa của nông dân các tỉnh miền Tây khả năng bí đầu ra khi mấy hôm nay thương lái tạm ngưng mua. Giá sẽ rớt mạnh nếu không được xuất khẩu. Và vụ hè thu, nhiều diện tích ruộng sẽ bỏ trống. Lão nông Lê Văn Lam, 69 tuổi, 50 năm làm ruộng ở Tân Hồng, Đồng Tháp cho biết, vụ Đông Xuân nông dân làm giống chất lượng cao (lúa thơm) đạt năng suất trên 7 tấn mỗi ha. Giá lúa đang nhích lên...Ông cho biết mấy ngày qua do thông tin chưa rõ ràng liên quan việc tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá lúa bất ngờ giảm 300-500 đồng một kg và rồi không có người mua. "Cái đà này, vụ Hè Thu tới tôi có thể bỏ trống 30 ha đất", ông nói.

Nông dân tỉnh Đồng Tháp hiện thu hoạch hơn 97% trong tổng diện tích 200.000 ha, năng suất bình quân 7,1 tấn mỗi ha và “với tình hình này, 40.000 ha lúa Đông Xuân sẽ thu hoạch tiếp trong tháng 4 sẽ bí đầu ra hoặc giá rớt thấp", ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói. Mỗi năm, ĐT sản xuất 3,5 triệu tấn nên nhu cầu xuất khẩu gạo rất lớn.

Ông Nguyễn văn Tâm, GĐ Sở Nông nghiệp Kiên Giang cho biết, miền Tây hiện dư thừa lúa gạo. Tình hình nông dân không bán lúa được, lúa bị rớt giá chắc chăn khiến hè thu sẽ còn khó hơn nữa....

GẠO ĐANG THỪA, SAO CỨ LO CHẾT ĐÓI?
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, với hơn 1,5 triệu ha vụ Đông Xuân này, miền Tây thu được khoảng 11 triệu tấn lúa, tương đương 5,3 - 5,5 triệu tấn gạo. "Giải pháp hài hòa nhất hiện nay là chỉ dự trữ 1,5 triệu tấn gạo, 4 triệu tấn còn lại xuất khẩu để nông dân được hưởng lợi".

Vì sao xuất “liều” vậy? Trời, phải biết thực tế sản xuất. Vì 3 tháng nữa lại có lúa hè thu rồi.

Mỗi năm Việt Nam sản xuất 40-43 triệu tấn lúa, tức hơn 20 triệu tấn gạo và lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 6-7 triệu tấn, 90% nguồn gạo xuất khẩu là từ ĐBSCL.

Nhưng nói rõ, mình không đấu tranh cho xuất hay không xuất cụ thể, chỉ muốn ai nấy hiểu thực tế sản xuất đồng bằng và nghe nông dân nói. Còn với đồng bằng, định hướng đúng đã thành văn bản: chuyển hướng “Thuận thiên”, thích ứng biến đổi khí hậu là quan điểm đúng, chứ không thể ích kỷ buộc nông dân miền Tây gánh mãi cái gánh “An ninh lương thực” cho cả nước (mà thực sự họ gánh tốt và gạo không thiếu) trong khi đất đai miền Tây đang chết dần chết mòn, con người thì thu nhập kém, khó khăn, nghèo khổ.

Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu Giang ngày 24/3 nay không còn nữa.


-----------------------------------------------------
.

Năm 2019, Tổng Công ty Lương Thực Miền Ngoài (VNF1) lời phỏng cả tay khi “làm giá” với nông dân trong nước chỉ 4.200 đồng/kg lúa 504. Nông dân rơi nước mắt bán lúa để trả nợ ngân hàng.

Lúc đó, VNF1 bán gạo cho Cu Ba, Malaysia giá khoảng 355 đô la một tấn.

Thấy ăn ngon lời ngon, VNF1 không hề tăng giá cho nông dân trong nước (cho xứng với cái giá 355) mà lại tiếp tục hạ giá cho ngoại bang, từ 355 còn khoảng 338, 335 đô la.

Biết chắc năm 2020 nông dân làm ra sẽ không ai mua, VNF1 “đón gió”, ký với ngoại bang 490.000 tấn, hy vọng đè được nông dân với giá rẻ mạt như 2019.

Ai dè nông dân vì lỗ quá, năm nay chuyển qua trồng gạo thơm. Diện tích 504 năm nay giảm sâu.

Rồi ảnh hưởng dịch bệnh, lúa Campuchia không về được, nên các ông kẹ xuất khẩu phải tranh nhau mua để thực hiện hợp đồng.

Kết quả là, giá lúa tươi 504 hiện nay lên 5.100 – 5.300, quy gạo phải 380 đô la một tấn.

Chỉ riêng VNF1, nếu thực hiện hợp đồng với ngoại bang sẽ lỗ sơ sơ… 400 tỷ đồng!

Và nếu để thị trường tự do đúng nghĩa thị trường, năm nay nông dân trồng 504 sẽ bù lỗ được cho năm ngoái, và giá gạo sẽ lên đúng với vị trí của nó.

Nếu giá trị hạt gạo được thừa nhận đúng, đủ, thì cán bộ chỉ còn ăn cám vì mức lỗ không dừng ở 400 tỷ đồng, mà phải cả ngàn tỷ đồng nếu lúa dành cho xuất khẩu tiếp tục lên. Giả sử lên như năm 2008, thì đi tù nhiều lắm.

Đọc đến đây, có lẽ các bạn đã hiểu vì sao cần phải hạ giá lúa 504 xuống. Nó phải rẻ mạt như 2019, rẻ hơn càng tốt.

Cách tốt nhất, là dùi cho Thủ tướng cấm xuất khẩu, kêu gọi truyền thông bẩn vào cuộc.

Mà dùi thì quá dễ, vì ai cũng biết giai đoạn này các vị lãnh đạo đang thực sự vì nước vì dân. Nói An ninh lương thực là gật ngay.

Và kêu gọi truyền thông bẩn lại càng dễ, chỉ cần chi tiền để nó kích động bài Tàu. Dù thằng Tàu không liên quan gì đến lúa gạo VN. Bọn truyền thông bẩn rất giỏi nắm tâm lý đa số người Việt: Tích cốc phòng cơ, lo cái chung xã hội, và hơn hết, những người muốn dừng xuất khẩu đa số là người tử tế, hay làm từ thiện, hay giúp dân (chỉ là họ thiếu thông tin).

Chỉ có dập chết đám nông dân chân lấm tay bùn thì mới cứu được mấy cán bộ lâu nay quen sống trên lưng nông dân.

Tiếc là, bọn truyền thông bất lương nóng vội muốn ăn ngay, đưa ông già và phụ nữ ra tuyến đầu. Họ thừa xông xáo, nhưng lại thiếu trí.

Chờ tiếp!







No comments:

Post a Comment