Saturday, February 1, 2020

VIRUS CORONA - THÀNH ĐÔ (Đặng Xương Hùng)





Một điều chắc chắn là virus Corona chả có liên quan gì đến cuộc gặp bí mật Thành Đô cả. Nhưng hôm nay, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố không thể đóng cửa biên giới một cách đơn phương vì lý do dịch bệnh, thì tôi thấy rất nhiều người trên facebook lại gán nó với Thành Đô, chuyển từ thái độ nghi ngờ sang tin là có mật ước Thành Đô. Tôi xin được chia sẻ thêm một số ý kiến như sau:

1. Thành Đô là địa điểm mà ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng bí mật sang gặp lãnh đạo Trung Quốc vào đầu tháng 9/1990.

2. Mục đích của chuyến đi bí mật này là Việt Nam xin bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà thực chất là xin quy phục Trung Quốc. Lúc đó, lời nói đầu của Hiến pháp ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Việt Nam.

3. “Vật trao đổi” mà lãnh đạo Việt Nam có trong tay lúc đó để mong đổi được bình thường hóa quan hệ là “giải pháp đỏ” tức là hợp tác giữa những người cộng sản để giải quyết vấn đề CPC và hợp tác cộng sản trên toàn thế giới dưới sự lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc.

4. Nói đến mật ước Thành Đô không phải chỉ là một văn bản được thỏa thuận được ký kết tại cuộc họp bí mật năm đó, mà gồm toàn bộ những biên bản thỏa thuận, hiệp ước, hiệp định và thậm chí cả thỏa thuận bí mật bằng mồm mà hai bên đã cam kết dọc theo chiều dài thời gian kể từ sau cuộc gặp Thành Đô. “Vật trao đổi giải pháp đỏ” không ngang giá với bình thường hóa quan hệ, nên lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ đó đến giờ đã phải trả một giá rất, rất đắt để có được quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng như hiện nay.

5. Cái giá đắt đến mức nào thì cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã ngắn gọn: Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.

6. Thậm chí, người ta có nói đến một mật ước rằng Trung Quốc cho Việt Nam thời hạn 30 năm để gia nhập đại gia đình Trung Quốc. Tôi không hề nghi ngờ có cam kết này vì rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam thời bấy giờ vẫn nghĩ tới một thế giới cộng sản đại đồng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo sau này có làm mờ nhạt được “lời hứa” nói trên, nhưng không lảng tránh được và phải chấp nhận rất nhiều những thỏa thuận bất bình đẳng với phía Trung Quốc. Hiệp định đóng cửa biên giới là một thí dụ, trong muôn vàn những thua thiệt mà Việt Nam hứng chịu trong 30 năm vừa qua, nhất là về biên giới và lãnh thổ.

7. Như vậy, danh sách Cờ 6 sao – Bãi Tư Chính-Đặc Khu – Sách trắng – Dịch bệnh Corona -Thành Đô theo dòng thời gian sẽ ngày càng dài ra, phản ảnh một chuỗi những hậu quả đau đớn do cuộc gặp bí mật Thành Đô gây ra.

8. Theo “truyền thống”, đảng cộng sản Việt Nam bao giờ đến chân tường họ mới chịu xuống thang. Việc phải cử đến phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao trực tiếp đưa ra thông báo về việc đóng cửa biên giới vào thời điểm không lùi được nữa chứng tỏ “truyền thống” trên của họ. Là người đã từng trong cuộc, dẫu sao tôi vẫn có cảm nhận rằng ông Phạm Bình Minh và bộ ngoại giao dũng cảm. Dũng cảm ở chỗ ông không để người phát ngôn bộ ngoại giao làm điều đó mà đích thân ông làm. Dũng cảm ở chỗ lần này xuất hiện không phải để khoe khoang thành tích mà là “thú nhận với toàn dân điều mà mình bất lực”, gián tiếp công nhận sự hèn yếu của mình, của đảng mình.

9. Cuối cùng, tôi có một điều cùng nhân dân trong nước, đặt mình dưới sự trị vì của những kẻ kém cỏi, cho dù ta không muốn làm “chuột bạch” thì thực tế ta vẫn là chuột bạch. Chưa có nhiều người dám nói virus Corona nằm trong chương trình vũ khí sinh học của Trung Cộng, nhưng những nhiệt điện, bô-xít, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường là do Trung Quốc, với sự đồng lõa của lãnh đạo Việt Nam gây ra. Chính chúng ta phải tự hành động để cứu lấy mình, dân tộc mình.



Khi nào thì VN mất tên trên bản đồ thế giới?

.
Cho dù biện minh bằng cách nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận sự đớn hèn ,ích kỷ , tham sống sợ chết của đám chóp bu cs. Hậu quả của sự" ngây thơ" thà mất nước hơn mất đảng của NVL đã để lại cho đời con- cháu hậu quả khôn lường.

.
Quân Dân Việt Nam còn đợi gì nữa mà không đứng lên lật đổ cái đảng CS để tự cứu mình khỏi cảnh nô lệ cho Tàu Cộng ?!




No comments:

Post a Comment