Saturday, February 1, 2020

THỜI BUỔI CỒ RÔ NA (Nguyễn Hữu Nghĩa)





Chúng tôi sống ở Grimsby bên bờ Ngũ Đại Hồ đã gần 20 năm nay. Thị trấn này nhỏ lắm, chỉ có 27 ngàn dân da trắng và 2 mống da vàng, là gia đình tôi. Thị trấn được xếp vào danh sách “dễ sống” thứ nhì tại Canada với lợi tức đầu người 100 ngàn mỗi năm và chỉ số tội phạm gần như zero.

Mấy tuần nay chúng tôi quyết định ngưng đi chợ Á châu, ngưng ăn nhà hàng, ngưng họp mặt bạn bè, không dự Hội Chợ Tết, không đến chỗ đông người, trừ ba nơi không thể bỏ được: đến nhà băng có việc, đi chợ tây mua thức ăn và đi tập thể dục hàng ngày ở YMCA.

Sáng nay ở chợ Tây, mua sắm xong, tiến tới một quầy trả tiền chợt nhận bảy tám người đang xếp hàng phía trước tự nhiên tản ra, bỏ hàng, lui lại cắm cúi tìm thêm một món gì đó rồi êm êm qua chỗ khác xếp hàng tiếp.

Cô thu ngân viên quen mặt chào hỏi như thường lệ, dù không mấy đằm thắm. Tôi trả tiền bằng cách chạm thẻ tín dụng lên máy. Cô thu ngân dúi dúi cái biên nhận vào mớ hàng chứ không trao tận tay.

Tôi cười cười, giúp bà xã bỏ hàng vào bao, chào từ biệt và bất giác buột miệng đùa một câu cực kỳ vô duyên: “Đừng sợ! Chúng tôi không phải người Tàu!” Đâu đó chung quanh có mấy tiếng “Ô!” lao xao. Không khí dường như có vẻ dãn ra, dễ thở hơn.

Bước vào nhà băng, gặp chuyên viên ngân hàng đã lấy hẹn từ mấy tuần trước. Anh này khá trẻ, đon đả chào ngay từ khi chúng tôi vừa bước qua cửa. Anh tiến tới, có ý đợi tôi giơ tay ra bắt trước vì tôi già hơn. Tôi đưa cả hai bàn tay lên ngực, bắt vào nhau, cười bảo:

- Khỏi bắt tay trong… năm nay! Chúng ta chào nhau như thế nầy nhé!

Anh nhà băng mừng rỡ cười tươi tắn như hồi nhỏ vừa được bố cho kẹo. Khi chúng tôi ra về, anh cũng đưa hai bàn tay lên trước ngực tự bắt vào nhau, đúng kiểu chào thời Corona do tôi …bày đặt.

Cuối cùng tới cái hội YMCA (Young Man Christian Association) mà tôi từng nói đùa là chỉ riêng cái tên của hội thôi, đã thú nhận kỳ thị đủ thứ: kỳ thị đàn bà, kỳ thị người già, và kỳ thị người không phải giáo dân.

Dạo này các phòng tập thường đông kín. Chúng tôi bước vào hành lang là lập tức dòng người tách làm tôi, nhường một chỗ vừa đủ rộng cỡ …xe vận tải qua lọt. Đó là khoảng cách an toàn theo sách vở: 6 feet cách xa người …Vũ Hán.

Hầu hết các máy tập đều có người dùng, nhưng ngộ quá, chúng tôi tới đâu là có người tự động lau máy trả lại, chỉ phải chờ chừng 10 giây vì họ lau rất vội để kịp biến đi nơi khác. Chúng tôi vừa tập vừa xem phim trên máy, không mấy hứng khởi khi nhận ra hai máy hai bên mình đều bỏ trống…

Tối nay, tôi phân vân không biết có nên nhờ bà xã thêu giùm mấy chữ thật to trên áo tập, cả trước ngực lẫn sau lưng: “Tôi không phải người Tàu.” Phân vân, vì không biết bả sẽ vui vẻ làm giúp hay lại bảo dọn vài chỗ trong nhà cho trống, mua máy về để đó mà tập, khỏi mất công đi, khỏi trả tiền hàng tháng và khỏi làm phiền hàng xóm đang cần sự yên tâm để vui sống!

Ôi! Thời buổi Cồ Rô Na!


.
Con cầu mong cho sớm dứt nạn dịch này & con số lây nhiễm đừng gia tăng. Nếu ko dính chùm cả đám. Sắc dân khác nguoi ta còn phân biệt đuợc . Mình, trong con mắt người Da trắng, tất cả dân Á đông đều bị nhầm là Chinese.

Nói về sự tránh né hiện nay, không thể trách họ đuợc , vì an toàn , họ có quyền đề phòng , ko phải là kỳ thị .

Hồi trước có lần con bị allergy , ko phải cúm. Ho & bất đắc dĩ đi chợ. Dù ráng ém vẫn ko nén đuợc ho khục khặc, lúc càng ém thì càng tức ho. Các khách hàng cũng né thậm chí la con “cô nên ở nhà đừng ra đường”. Tự ái, nhưng xét ra thấy bà bác ấy la đúng .

Trẻ con đi học bị y tá kiểm có sốt là gọi phụ huynh bảo rước về ngay .

••••
Đang có sự kỳ thị mà cũng có sự đánh tráo khái niệm , khi nguoi ta e dè tránh né để phòng ngừa, là lý do chính đáng, thì chụp mũ nguoi ta là kỳ thị. Nếu ky thị thì té ra các nhà chức trách các nuớc đang ra lệnh & cách ly người về từ TQ & khuyến cáo, cancel các chuyen bay tới TQ , đều là ky thi sao?
.
Nhưng không phải không có, hay không ít kỳ thị. Và khơi lên sự kỳ thị đã có sẵn trong nhiều người (kể cả người Việt).
.
Lam Kiều Lam Thang Do dạ, khó tránh khỏi . Dù có người Việt hiện kỳ thị người Hoa, họ quên rằng hiện nay khi ra đường chính họ cũng có thể bị kỳ thị tránh né bởi chính người Hoa đó vì nguời đó cũng nghi mình là người từ TQ về .

Đây là trướng hợp khó đỡ, khi lien quan dích bệnh. Nếu dích đến từ Mễ thì ta cũng e dè tương tự thôi.





No comments:

Post a Comment