Tuesday, February 25, 2020

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH COVID-19 (26/02) - MÔN ĐỒ GIÁO PHÁI TÂN THIÊN ĐỊA TỪNG HỌP Ở VŨ HÁN (NTD Việt Nam)




NỘI DUNG :

NTD VIỆT NAM
.
NTD VIỆT NAM
.
==============================================

BẤM ĐƯỜNG LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT

Last updated: February 26, 2020, 02:05 GMT
Coronavirus Cases:   80,996
Deaths:                        2,764
Recovered:                 30,051

                               ***************

NTD VIỆT NAM
Hiền Anh, Tiểu Tuệ • 26/02/20 08:05

Cập nhật lúc 08:50
Số ca mắc
Số ca tử vong
Đại Lục
77.666
2664
Diamond Princess
691
4
Các khu vực châu Á khác
1659
32
Châu Âu
384
12
Châu Úc
22
-
Châu Mỹ
68
-
Châu Phi
2
-
Tổng
80.492
2712
·         Hàn Quốc: 977 (+144) ca nhiễm, 11 (+3) ca tử vong
·         Italy: 323 (+58) ca nhiễm, 11 (+4) ca tử vong
·         Iran: 95 (+34) ca nhiễm, 16 (+4) ca tử vong


Việt Nam

Bộ Y tế—Đến sáng 26/2, cả nước đã có thêm 30 ca nghi nhiễm nCoV, sau chuỗi ngày số ca nghi nhiễm và cách ly do Covid-19 liên tục giảm tại Việt Nam. Số người phải cách ly theo dõi do tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đã tăng vọt lên 5.675 người.

Nhiều tỉnh thành có trường hợp cách ly như Khánh Hoà - cách ly 5 sinh viên từ vùng dịch Deagu, Hàn Quốc; Thái Bình cách ly 9 trường hợp; Đà Nẵng cách ly 1 trường hợp.
Hà Nội—Tính đến thời điểm hiện tại (08:12 - 26/2), thủ đô có thêm 2 ca nghi nhiễm SARS-Cov-2 tại Cầu Giấy và Sóc Sơn; có tổng cộng 23 người đến từ vùng dịch Hàn Quốc và 21 người đến từ vùng dịch khác được yêu cầu giám sát y tế. Bệnh viện Công an thành phố hiện đang theo dõi 102 người cách ly tập trung.

Tp.HCM—Chủ tịch tỉnh ủy thành phố, ông Nguyễn Thành Phong cho biết Tp.HCM có tổng số giường điều trị nCoV là 900, và nếu số người nhiễm vượt giới hạn đỏ này, thành phố sẽ "vỡ trận". Ông Phong giả định: với 322 phường xã trên địa bàn, mà mỗi nơi 3 ca nhiễm bệnh, thì có khoảng 1.000 người phải điều trị cách ly .
Ông bổ sung thêm rằng dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp. Tâm điểm dịch hiện giờ đã chuyển sang Hàn Quốc và Nhật Bản.
"Con số này thật sự quá tải đối với thành phố. Chưa kể mỗi ca lây nhiễm cần khoảng 20 ngày điều trị, mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho một người bệnh. Vậy với 1.000 ca bệnh thì không tìm đâu ra 12.000 bác sĩ, y tá để điều trị. Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay".
Tp.HCM hiện đang có 79 ca nghi nhiễm virus đang cách ly tại Bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi. Tổng số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 55 trường hợp (43 người đã kết thúc thời gian theo dõi); 2.979 trường hợp được cách ly tại nhà với 38 người đang tiếp tục được theo dõi.

Thế giới

Môn đồ giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) từng họp ở Vũ Hán
"Những tin đồn về một chủng virus đã bắt đầu lan truyền từ tháng 11, nhưng không có ai chú tâm đến nó", một giáo viên mầm non 28 tuổi giấu tên, tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa, hôm nay đã tiết lộ: "Tôi đã ở Vũ Hán hồi tháng 12; và ngay khi biết dịch bệnh bùng phát, giáo hội chúng tôi ở Vũ Hán đã ngừng tất cả các buổi tụ họp".

Tân Thiên Địa có tổng cộng khoảng 250.000 tín đồ, do ông Lee Man-hee, sinh năm 1931 tại huyện Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang thành lập vào năm 1984. Giáo phái này có khoảng 20.000 người tại Trung Quốc, với khoảng 200 tín đồ tại Vũ Hán - theo Hong Kong SCMP.

Một mục sư giấu tên tại Hồ Bắc cho biết các tín đồ này rất sùng đạo, một số người vẫn tiếp tục truyền đạo khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, nữ giáo viên tại Vũ Hán quả quyết rằng dịch bệnh tại Hàn Quốc không liên quan đến những tín đồ đang ở đây; cô bỏ qua câu hỏi về khả năng ai đó trong giáo phái đã đi từ Vũ Hán đến Hàn Quốc sau khi dịch bùng phát.

Tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa hiện đang chiếm hơn 60% số ca nhiễm "nCoV Vũ Hán" tại Hàn Quốc - với gần 1000 ca bệnh.

Iran: 95 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 16 ca tử vong
Sau 1 ngày, Iran đã tăng thêm 34 ca nhiễm và 4 ca tử vong do Covid-19. Iran vẫn giữ tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới: cứ khoảng 6 người thì sẽ có 1 người bị lây nhiễm.
Dân chúng lo ngại những con số được công bố chính thức không đánh giá hết được tình trạng bùng phát của dịch bệnh, và nhiều người Iran đã lên mạng xã hội để buộc tội các cơ quan chức năng đang che giấu sự thật.

Iran đã hủy bỏ các buổi hòa nhạc hay trận bóng đá trên khắp cả nước, đóng cửa trường học các cấp, và khuyến cáo người dân nên ở nhà.

"Đây là một vị khách không mời mà đến. Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua... con virus này" - Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.
Thứ trưởng nước này, ông Harirchi - người đã bác bỏ thông tin trước đó về 50 người Iran đã tử vong do virus - cũng đã ngã bệnh do virus "nCoV Vũ Hán".

Italy: thêm 58 ca nhiễm "nCoV Vũ Hán"
Đến ngày 26/2, Italy đã ghi nhận tổng cộng 322 ca nhiễm và 11 ca tử vong do Covid-19.
Vùng Tuscany ở miền trung Italy đã xác nhận 2 ca nhiễm nCoV đầu tiên, trong đó có 1 người ở thành phố du lịch nổi tiếng Florence; Đảo Sicily ở phía nam cũng đã xuất hiện 3 ca nhiễm mới, trong đó có một cặp vợ chồng tới từ vùng Lombardy, nơi đã ghi nhận 240 ca nhiễm Covid-19; Vùng Liguria ở phía tây bắc Ý cũng đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên.
Ca tử vong thứ 11 do Covid-19 tại Italy là một bà lão 76 tuổi ở Veneto.
Bộ trưởng Bộ y tế các nước láng giềng đã họp tại Rome, bất chấp việc Italy hiện nay là ổ dịch SARS-CoV-2 lớn nhất châu Âu, để bàn thảo về biện pháp đóng cửa biên giới là "không phù hợp và không hiệu quả".

Đọc bản cập nhật ngày 25/2 tại đây.

Hiền Anh, Tiểu Tuệ

-----------------------------------------

NỘI DUNG LIÊN QUAN :
.
26/02/20
.
.
.
.
26/02/20 08:38 Du Miên
.
.
------------------------------------------------------------------------

NTD VIỆT NAM
Hương Xuân • 26/02/20 08:30

Các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng thuốc remdesivir của Gilead Science, để đánh giá xem loại thuốc kháng virus này có là phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh do coronavirus mới gây ra hay không.
Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ngẫu nhiên, có đối chứng nhằm đánh giá sự an toàn và hiệu quả của thuốc ở người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh hô hấp COVID-19.

Cuộc thử nghiệm đang được tiến hành tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha, Nebraska, được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID). Theo một nguồn tin, nghiên cứu sẽ được tiến hành tại 50 địa điểm trên toàn cầu.

Thử nghiệm sẽ chỉ bao gồm các tình nguyện viên bị nhiễm COVID-19 đã được xét nghiệm chẩn đoán. Những người tham gia cũng cần có những triệu chứng liên quan đến phổi, chẳng hạn như có tiếng thở rít, hoặc có bất thường trên phim XQ ngực, hoặc bệnh nặng đến mức họ phải thở máy.

Những người chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào sẽ không được tham gia nghiên cứu.

Những người tình nguyện hoặc sẽ được tiêm tĩnh mạch 200mg remdesivir vào ngày đầu tiên và sau đó là 100 mg/ngày trong tối đa 10 ngày, hoặc một giả dược. Các bác sĩ lâm sàng sẽ theo dõi các bệnh nhân. Vào ngày 15, những người tham gia trong các nhóm sẽ được so sánh để xem liệu remdesivir có hiệu quả hay không bằng một thang điểm.

Trung tâm Y tế Đại học Nebraska và NIAID cho biết thang điểm lâm sàng gồm bảy điểm sẽ được đánh giá lại sau khi xem xét dữ liệu từ 100 người tham gia đầu tiên. Nguồn tin cho biết ước tính có 394 người tham gia, nghiên cứu dự định kết thúc vào ngày 1 tháng 4.

Đây là thử nghiệm mù đôi, có nghĩa là cả người tham gia và điều tra viên không biết ai đang nhận thuốc hoặc giả dược.

Giám đốc của NIAID, ông Anthony Fauci, cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi rất cần một loại thuốc an toàn và hiệu quả để điều trị COVID-19. Mặc dù remdesivir đã được sử dụng cho một số bệnh nhân mắc COVID-19, nhưng chúng tôi không có dữ liệu vững chắc để chỉ ra rằng nó có thể cải thiện kết quả lâm sàng”. “Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược là tiêu chuẩn vàng để xác định xem một phương pháp điều trị thử nghiệm có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân hay không.”

Remdesivir đã được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc. Một phát ngôn viên của Gilead nói với The Epoch Times trong một email rằng dự kiến ​​vào tháng Tư, những thử nghiệm này sẽ có kết quả. Thuốc đã nhận được sự phê duyệt của chuyên gia Bruce Aylward của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 24/2.

Ngày 25/2, một quan chức y tế hàng đầu của Mỹ cho biết không có vắc-xin cho COVID-19 và không có phương pháp điều trị nào đã được công nhận cho căn bệnh này. Bác sĩ Nancy Messonnier, người đứng đầu Trung tâm quốc gia về bệnh miễn dịch và hô hấp của CDC Hoa Kỳ cảnh báo trong một cuộc họp báo trên truyền thông rằng, người dân Hoa Kỳ nên bắt đầu chuẩn bị cho sự lây lan của căn bệnh này trong cộng đồng.

Theo một nghiên cứu trường hợp bệnh được công bố trên Tạp chí Y học New England, thuốc remdesivir đã được sử dụng để điều trị bệnh nhân người Mỹ đầu tiên bị nhiễm virus mới. Tình trạng bệnh nhân đã cải thiện một ngày sau khi tiêm tĩnh mạch. Các nhà nghiên cứu cho biết cần có các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng để xác định sự an toàn và hiệu quả của remdesivir và bất kỳ loại thuốc nào khác để điều trị bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV.

Có 53 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 tại Hoa Kỳ. Ở các quốc gia khác số người nhiễm đã tăng đột biến trong những ngày gần đây, bao gồm Ý, Iran và Hàn Quốc.

Hương Xuân
Theo The Epoch Times





No comments:

Post a Comment