Saturday, February 29, 2020

BẢO TỒN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ? (Quách Hạo Nhiên)




Quách Hạo Nhiên 
Viet Studies    29/02/2020

1. Không biết trân trọng quà của tạo hóa

Trong cái nhìn của riêng tôi, về mặt tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rất đặc biệt. Vì hiếm nơi đâu trên quả đất này có một vùng đất vừa được bồi đắp bởi phù sa với vô số sông ngòi chằng chịt vừa có núi non bao quanh che chắn (như vùng Bảy Núi – Châu Đốc, An Giang), lại kề bên biển cả quanh năm vỗ về (Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…). ĐBSCL vì thế, có thể xem như món quà quý giá mà tạo hóa đã ban cho người Việt. Nhưng món quà này, thời gian qua chúng ta không những không biết trân trọng, giữ gìn mà còn tiêu xài rất hoang phí thậm chí là xâm hại nó. Hậu quả là giờ đây ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ tan rã, chưa kịp phát triển đã lụi tàn. Và người dân nơi đây đương nhiên là những người phải gánh chịu hậu quả trước nhất. Câu nói cửa miệng “Đi Bình Dương bán nước tương” đang ngày một trở nên phổ biến trong suy nghĩ của người dân nơi đây là một minh chứng rất cụ thể cho vấn đề này. Còn gì tệ hại và xót xa hơn khi những cư dân của vùng đất trù phú và giàu có được mệnh danh là “thủ phủ trái cây” hay “vựa lương thực” của cả nước giờ đây phải tay xách nách mang, bỏ xứ, ly hương để đi tìm kế sinh nhai?

2. Từ bàn hội thảo đến các cuộc “giải cứu” ngoài đồng ruộng, ao cá, vuông tôm

Những điều tôi vừa nói ở trên hẳn nhiều người đã nghe, đã biết và đã thấy nhất là với các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học “hàng đầu” về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tôi không có thời gian để thống kê đã có bao nhiêu cuộc hội nghị, hội thảo lớn nhỏ được tổ chức từ Trung ương đến địa phương cũng như các công trình khoa học, các đề án, dự án có liên quan đến việc đề xuất ý tưởng và giải pháp nhằm “giải cứu ĐBSCL” trong khoảng 10 trở lại đây nhưng tôi biết chắc tình hình ĐBSCL đang ngày một biến chuyển xấu hơn. Ví như, gần đây nhất là “Hội nghị Diên Hồng cho ĐBSCL” diễn ra trong hai ngày 26, 27/09/2017 tại thành phố Cần Thơ với hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Ngay sau Hội nghị ấy là bản Nghị quyết số 120/NQ-CP về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” được việc Thủ tưởng Chính phủ đã ký ban hành ngày 17/11/2017. Nhưng cũng chỉ một năm sau đó, người ta lại tiếp tục tổ chức Hội thảo với tên gọi "Một năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu". Thật thảm thương thay, kết luận của lần hội thảo này hóa ra những vấn đề đặt ra trong bản Nghị quyết một năm trước vẫn chỉ “nằm trên giấy”!? Trong khi đó đời sống (cả về vật chất lẫn tinh thần) của người dân thì vẫn trong cái vòng luẩn quẩn “đất giàu người nghèo” và những cuộc “giải cứu” nông sản, thủy sản vẫn cứ đến hẹn lại lên.

Là người sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, tôi hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông cho nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân quê tôi nhất là vào những dịp thu hoạch nông sản nhưng không bán được phải đổ bỏ hay chất đống chờ sự “giải cứu” từ các nhà hảo tâm mà chúng ta đã chứng kiến.

Đặc biệt, phải nói thật là mỗi khi nghe các “chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp” ở Việt Nam trình bày các giải pháp xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL có không ít quan điểm rất khó thuyết phục được tôi. Vì là “người trong cuộc” tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nên với tôi có không ít giải pháp chỉ có ý nghĩa thuần túy về phương diện lý thuyết mà thôi. Hay nói khác đi, cái hạn chế lớn nhất của các chuyên gia hiện nay trong khi đề ra các ý tưởng và giải pháp là sự thiếu hụt cái nền tảng rất quan trọng nhất là về phương lịch sử và văn hóa vùng ĐBSCL. Thế nên, dù có rất nhiều giải pháp đã được đề xuất, bàn thảo nhưng xem ra cái khoảng cách từ bàn hội thảo đến thực tiễn cuộc sống của người dân nơi đây cô cùng xa xăm dịu vợi.

Qua quan sát và theo dõi, tôi biết hiện có một quan điểm đang dần trở nên phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các cuộc hội thảo về ĐBSCL đó là: có không ít người cho rằng“người dân ĐBSCL không thể giàu là do trồng lúa và khuyên họ cần thay đổi tư duy trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì mới khá lên được”. Tôi cho rằng đây quan điểm này rất chủ quan, chỉ nói lấy được mà chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo.

Thứ nhất, khi bàn về chuyện người dân ĐBSCL lâu nay “trồng lúa nhiều nhưng vẫn không giàu” thì cần phải nói thẳng cái lỗi này phần lớn là do các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp và lượng thực. Thế nên, tư duy đúng trong chuyện này là nếu người nông dân làm lúa không giàu thì việc đầu tiên cần làm là Nhà nước phải thay đổi (tư duy và cung cách quản lý) để người dân giàu lên chứ không phải kêu họ bỏ lúa đi không trồng nữa.

Thứ hai, thực tế nhiều người dân trồng lúa ở ĐBSCL thừa biết họ đã và đang không giàu vì cây lúa nhưng đa phần họ cũng không hoàn toàn an tâm khi chuyển sang trồng mía, xoài, sầu riêng, mít Thái, dưa hấu hay nuôi tôm, nuôi cá ba sa như gợi ý và khuyến cáo của các chuyên gia. Vì sao? Vì đâu phải vùng nào cũng trồng cây và nuôi cá, nuôi tôm được? Hơn nữa chi phí đầu tư (con giống, kỹ thuật, thời gian chăm sóc và thu hoạch kéo dài…) và nhất là “đầu ra” sản phẩm vẫn là một sự bấp bênh, mơ hồ (vì nhìn chung hiện nay tất cả gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc) và đâu phải người trồng lúa nào cũng rành kỹ thuật nuôi cá, nuôi tôm…

Một cách cụ thể hơn, chúng ta hãy thử làm phép tính và so sánh: hiện nay do dân số ngày một tăng, bình quân mỗi hộ nông dân ở ĐBSCL sở hữu vài ba công ruộng, nếu trồng lúa thì một năm ít nhất cũng thu hoạch được 2 vụ. Và dù không giàu nhưng nếu bắt họ phải chuyển sang trồng cây ăn quả thì hãy hình dung xem với chừng ấy diện tích canh tác ấy họ sẽ trồng được bao nhiêu gốc xoài, sầu riêng, hay mít Thái với khoảng thời gian kể từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch trung bình từ 2 đến 3 năm. Trong 2, 3 năm này thì lấy gì để ăn và đầu tư cho con cái học hành? Còn đào ao nuôi cá ba sa hay nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cua biển ư? Trên thực tế việc này khó khăn hơn rất nhiều vì những yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc và chi phí đầu tư rất lớn. Theo tôi biết đã có không ít người nông nghe theo lời khyên của các chuyên gia “thay đổi cơ cấu cầy trồng” hay xen canh “một vụ lúa, một vụ tôm” trong một năm giờ đã phá sản, lâm vào cảnh nợ nần dẫn đến gia đình ly tán, vợ chồng con cái mỗi người một nơi tìm kế mưu sinh…

Thứ ba, xã hội hiện đại, mọi việc đều phải được chuyên môn hóa, mỗi cá nhân chỉ cần làm tốt phần việc mà mình đã được xã hội phân công. Người nông dân canh tác trên đồng ruộng, vườn cây, ao cá đã vất vả rồi thì sao lại bắt họ phải chạy đi tìm thị trường để tiêu thụ? Đồng ý rằng hạn chế lớn nhất của nông dân hiện nay là sự bảo thủ, tầm nhìn ngắn hạn, chỉ thấy cái lợi trước mắt…nhưng hãy nghĩ xem cho đến tận bây giờ toàn vùng ĐBSCL vẫn không có một kho dự trữ và bảo quản hay sơ chế nông sản sau thu hoạch đúng nghĩa thì là lỗi của ai? Hay như việc nhiều người dân chỉ biết chạy theo số lượng đã không tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ nên không đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm (để có thể xâm nhập vào các thị trường khó tính ngoài Trung Quốc) thì suy cho cùng lỗi này cũng không nên đổ hết lên đầu họ. Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường… hãy nghiêm túc tự vấn lại xem có phải những chủ trương chính sách của mình đưa ra xung quanh vấn đề này đang tồn tại nhiều bất cập và không hợp lý hay thậm chí là bị chi phối bởi các “lợi ích nhóm” không?

Trao đổi những vấn đề trên đây, tôi hoàn toàn không có ý phủ nhận những kiến nghị hay giải pháp của các chuyên gia mà muốn qua đây gợi mở một góc nhìn, một cách tiếp cận khác để tất cả cùng tham khảo. Hay ít ra để tất cả chúng ta khi trao đổi thảo luận về những giải pháp nhằm phát triển ĐBSCL nên có cái nhìn thực tế và gần gũi hơn với nhận thức, suy nghĩ và điều kiện của người dân nơi đây. Và như tôi đã nói ở trên, các giải pháp đưa ra nhất định phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn về lịch sử và văn hóa của con người nơi đây.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước phải có tầm nhìn để không phải vô tình hay cố ý biến người nông dân trở thành công cụ để kiếm tiền cho bọn gian thương và những kẻ cơ hội chính trị, đầu cơ và “tham nhũng chính sách”, dự án... Có như thế thì may ra Nghị quyết của Chính phủ mới có cơ hội “đi vào cuộc sống” và về lâu dài những cuộc bồng bế đi “Bình Dương bán nước tương” của người dân vùng ĐBSCL không còn tấp nập và ngậm ngùi, xót xa như hiện nay.

3. Thay lời kết

Đến hẹn lại lên, theo chu kỳ trong năm, ĐBSCL hiện tại đang vào mùa khô hạn và xâm ngập mặn. Theo phân tích và lý giải của các nhà khoa học trong nước và thế giới thì việc nhiều con đập thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông dọc theo lãnh thổ các quốc gia láng giềng (nhiều nhất là Trung Quốc) cùng những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là hai nguyên nhân chính gây ra vấn nạn trên ở ĐBSCL. Nếu như biến đổi khí hậu thuộc về “thiên tai’ thì các đập thủy điện ngăn dòng chảy ở thượng nguồn sông Mê Kông là do con người gây ra. Cả hai vấn đề này, theo tôi Việt Nam giờ đây rất khó mà tác động và thay đổi được. Thiên tai đã đến thì phải chịu còn những cái đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông nhất là trên đất Trung Quốc vốn còn là cái bẫy, cái gọng kìm mà họ cố tình làm ra để khống chế Việt Nam.

Xét trong bối cảnh và tình hình như vậy, có thể nói muốn xây dựng và phát triển bền vững vùng ĐBSCL thì điều căn cơ và quan trọng trước hết là ta phải tự cứu ta. Nhưng làm sao cứu? Cứu bằng cách nào? Theo tôi, hiện tại không còn cách nào khác là phải tìm về với lịch sử, văn hóa của cha ông trong suốt hành trình 300 năm khai hoang lập địa để học tập cách hòa mình chung sống cùng thiên nhiên, trời đất…

Nên nhớ rằng ĐBSCL đã từng là vùng đất “ma thiêng nước độc”, “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh” hay “dưới sông sấu lội trên bờ cọp um”…Hơn nữa, “Chúa đóng cửa này sẽ mở cửa khác cho con”!

 Trong cái nhìn như thế, tôi cho rằng đã đến lúc cần thay đổi nhận thức và tư duy về mọi vấn đề có liên quan đến ĐBSCL. Cụ thể là, thay vì bàn về các ý tưởng và giải pháp để “phát triển” ĐBSCL chi bằng hãy đề ra ý tưởng và giải pháp hướng đến việc “bảo tồn” và gìn giữ vùng đất này. Vì “bảo tồn” nhìn ở giác độ văn hóa cũng bao hàm trong đó sự “phát triển” rồi. Đặc biệt, khi chúng ta xuất phát từ tâm thế “bảo tồn” và gìn giữ thì sẽ tránh được những giải pháp tuy hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế nhất thời nhưng lại vô tình xâm hại và phá vỡ toàn bộ cấu trúc và hệ sinh thái rất đặc trưng, đặc thù của vùng đất này. Điều đó cũng có nghĩa sẽ làm cho nguy cơ “tan rã” ĐBSCL diễn ra nhanh hơn.

Hãy thử nghĩ xem, nguồn nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay không những đang thiếu hụt mà còn bị ô nhiễm thì sự hiện diện của một nhà máy sản xuất giấy như Lee & Man – Hậu Giang (chẳng liên quan gì đến kinh tế nông nghiệp) ngay bên dòng sông Hậu ngày đêm xả thảy ra con sông này thì có thể xem là giải pháp nhằm xây dựng và phát triển bền vững ĐBSCL không?

Tóm lại, một vùng đất vốn trù phú giờ đây đang đứng trước nguy mất đi thì tại sao chúng ta không lo, không nghĩ đến chuyện gìn giữ và bảo tồn? Đương nhiên để ý tưởng “bảo tồn ĐBSCL” trở thành hiện thực thì rất cần một tầm nhìn và “quyết tâm chính trị” và dĩ nhiên là vai trò của các nhà khoa học phải được tiếp tục phát huy nhưng (như đã nói ở trên), tất cả phải trên cơ sở về một tầm nhìn, chiều sâu và “nội lực văn hóa”.

CT, 28/2/2020
Q.H.N






BÀI HỌC VIRUS CORONA : CƠ HỘI PHI "TRUNG QUỐC HÓA" KINH TẾ TOÀN CẦU? (Tú Anh - RFI)




Tú Anh  -  RFI
Đăng ngày: 28/02/2020 - 16:51

Siêu vi Corona chủng mới đã lan khắp địa cầu. Thị trường tài chính hốt hoảng, nhiều lãnh vực kinh tế tê liệt vì lệ thuộc vào công xưởng Trung Quốc. Giới doanh nhân, y tế, chính trị ráo riết đối phó ra sao ? Đâu là những biện pháp cần làm ? Đâu là những ngộ nhận? Với góc nhìn kinh tế, Le Figaro xem đại họa corona là cơ hội để phương Tây « thoát Trung ».

Một dây chuyền lắp ráp xe ô tô ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/02/2020. REUTERS/Aly Song

Siêu vi Corona : Biến đại họa thành cơ hội cân bằng thương mại

Với các tựa « Kinh tế thế giới dưới cơn sốc Coronavirus », « Hàng loạt lãnh vực công nghiệp sắp bị tê liệt » « Corona lan rộng làm tăng nguy cơ khủng hoảng thế giới » « Các xí nghiệp chuẩn bị các biện pháp thích ứng với tình thế », Le Figaro phác họa một bức tranh ảm đạm với hai kết luận : Chúng ta đã lệ thuộc vào Trung Quốc đến mức báo động. Đây là cơ hội để tái cân bằng hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế.

Ngay trang nhất, xã luận « bài học con siêu vi » xác quyết : Lẽ ra trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, trao đổi hàng ngày từ giải trí cho đến công nghệ, từ giao thông cho đến xây dựng, các xí nghiệp của Pháp phải được nhãn hiệu « Made in France » bảo đảm thành công.

Tuy nhiên vì trong mấy thập niên nay, Pháp đã dời sản xuất qua Trung Quốc cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy nước Pháp bị thiếu thuốc, thiếu linh kiện. Thế nhưng, không phải vì dịch Corona mà nghe theo xu hướng bảo hộ mậu dịch. Trái lại, đây là cơ hội để tuân thủ một nguyên tắc cơ bản của kinh tế : phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp để không lệ thuộc vào bất kỳ ai.

Bất kỳ ai mới được ? Trang ý kiến của Le Figaro trả lời : Dịch Corona là cơ hội để các quốc tây phương ý thức rõ bị lệ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Còn giới tài chính, đây có thể là cơ may để điều chỉnh tình trạng bất cân bằng trong xu hướng toàn cầu hóa.

Chuyên gia nghiên cứu tài chính vĩ mô ở Luân Đôn Nicolas Goetzmann dẫn chứng : Toàn cầu hóa thực tế là Trung Quốc hóa gần như toàn bộ kinh tế thế giới. Trong vòng 10 năm, từ 2000 đến 2018, Trung Quốc tăng từ 3% GDP thế giới lên 18%. Trong khi đó, không một nước nào lên tới 4%. Năm 2015, Trung Quốc sản xuất 80% máy điều hòa không khí, 70% máy điện thoại, 60% giày dép tiêu thụ trên thế giới. Chiến tranh thương mại trong hai năm qua càng làm lộ rõ thế yếu của phương Tây.

Cách thức Bắc Kinh quản lý khủng hoảng corona, mà không hiểu vì sao có người khen ngợi trong khi người khác chỉ trích là giống Liên Xô giấu giếm thảm họa hạt nhân Tchernobyl, càng làm công luận thêm nghi ngờ Trung Quốc.

Thông tin về chính sách nhốt tù hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương , vụ khủng hoảng Hồng Kông, cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp… đánh thức lương tâm người dân phương Tây khiến cho « giấc mơ Trung Quốc » của Tập Cận Bình đụng vào cản lực.
Theo tác giả, Châu Âu có nhiều lá chủ bài trong tay để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Châu Âu cần hàng Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng lệ thuộc nhiều hơn vào mức cầu của Châu Âu.

Châu Âu phải ra khỏi chiếc bẫy do mình tạo ra : mua hàng giá rẻ của một chế độ độc tài nhất hành tinh, gây ô nhiễm nhất hành tinh, và ngày càng phô trương tham vọng bá quyền.

Thuốc giải của các nền dân chủ phương Tây là vừa giảm bớt lệ thuộc vào thị trường nước ngoài, vừa ưu tiên cho tăng trưởng trong nước tức là tài trợ tạo công ăn việc làm, sản xuất nội địa, nâng cao sức mua của người dân. Nói rõ hơn, đó là một chính sách kinh tế quân bình có sự can thiệp của nhà nước để vừa có thể phục vụ xã hội, củng cố tăng trưởng trong một nền dân chủ tự do. Chính sách đó sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu hóa rộng mở.

Vì sao không nên cô lập nước Ý ?

Cũng cùng nhận định, Les Echos cho biết thêm các xí nghiệp ngoại quốc tại Hoa lục đang bị tác hại mạnh. Còn tại Nhật, thủ tướng Shinzo Abe ra lệnh đóng cửa tất cả trường học cho đến đầu tháng Tư.

Một câu hỏi then chốt cũng đang được đặt ra tại Châu Âu là có cần đóng cửa biên giới « cô lập » ổ dịch nước Ý hay không ? Les Echos dứt khoát trả lời không. Theo nhật báo kinh tế, mỗi lần đất nước có vấn đề nghiêm trọng thì luôn luôn có những kẻ tự cho là khôn ngoan hơn người. Trong vụ Covid-19, không thể chê trách cách quản lý của chính phủ Pháp, thận trọng không nghe theo chủ trương cách ly triệt để theo kiểu Bắc Kinh. Đúng là dân chúng lo sợ vì không ai biết nguồn cội siêu vi, giới khoa học cũng chưa có cách đối phó. Nhưng nếu cấm 3.000 ủng hộ viên đội banh Ý Turino sang đấu ở Lyon chỉ càng làm tăng thêm tâm lý sợ hãi.

Trước hết, phải thấy chính Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn này khi từ đầu đã chối là không có dịch, giấu không được thì huy động các biện pháp thô bạo để trấn áp một hiện tượng mà ban lãnh đạo đảng cho là đe dọa ổn định xã hội. Chính các biện pháp thô bạo của Bắc Kinh đã gây ra tâm lý sợ hãi và lan khắp địa cầu. Nói tóm lại, để đối phó hiệu quả với Covid-19 thì cần có sự hợp tác khắp thế giới, tức là giới chuyên gia phải có quyền tự do đi lại. Bảo hộ, cách ly y tế không phải là toa thuốc tốt.

Ký ninh gây tranh cãi

Thuốc trị sốt rét Chloroquine (ký ninh) được Trung Quốc loan báo là có hiệu quả để chống siêu vi Covid-19. Tin này được một chuyên gia phương Tây là giáo sư Didier Raoult đồng tình tán thưởng. Le Monde đánh dấu hỏi hoài nghi.

Nhật báo độc lập cho biết thêm là thông báo của giáo sư Didier Raoult thật ra là dựa vào « bức thư thật ngắn » của ba nhà nghiên cứu Trung Quốc gửi cho tạp chí y khoa Trung Quốc, lấy lại toàn văn của thông báo của chính phủ Trung Quốc hôm 17/02 và được Tân Hoa Xã phổ biến cùng ngày, theo đó Chloroquine được sử dụng chữa trị lành cho một vài bệnh nhân. Vấn đề là số người bệnh sử dụng thuốc rất ít, báo cáo cũng không cho biết danh sách người uống thuốc khác để có thể so sánh và kết luận.

Bruno Canard, một chuyên gia Pháp thuộc trung tâm nghiên cứu sinh hóa Aix-Marseille thận trọng : cần phải có thêm xác minh khoa học. Ngay Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng chưa liệt kê « ký ninh » vào danh sách ưu tiên dùng chữa trị siêu vi Covid-19, Le Monde nhắc khéo độc giả.

Trump, Modi, Tập Cận Bình, Putin có điểm nào giống nhau ?

Với tựa « Nhà nước pháp trị và nhóm tứ nhân bang », bài bình luận của Le Monde chỉ đích danh bốn thủ phạm chà đạp hai niềm hy vọng của nhân loại từ khi chiến tranh lạnh kết thúc : đó là một trật tự thế giới dân chủ và những chế độ biết thượng tôn pháp luật.

Để trả lời câu hỏi trên, nhà báo Alain Frachon đặt thêm nhiều câu hỏi khác : Vì sao gần một triệu thường dân Syria ở Idleb trốn về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mà không chạy về phía quân đội Damas và quân đội Nga ? Tại sao tại Hội Đồng Bảo An, với sự ủng hộ của Trung Quốc, Nga bác bỏ mọi đề nghị trợ giúp nhân đạo cho người dân Syria như là muốn cho cuộc chạy loạn này diễn ra trong điều kiện càng tồi tệ càng tốt ?

Theo tác giả, thế kỷ 21 này đã bắt đầu với những đòn chí tử đánh vào ước mơ một trật tự thế giới mới. Cuộc tấn công thống trị Irak năm 2003. Tiếp theo đó là xuất hiện những sự kiện xác định xu thế chủ trương dùng sức mạnh áp đặt chuyện đã rồi : bình thường hóa chính sách sáp nhập lãnh thổ không phải của mình. Với Modi, với Putin, với Tập, sửa đổi biên giới bằng vũ lực, nguyên tắc thương mại của WTO bị Trump xem thường.

Tập và Putin được bảo đảm lãnh đạo trọn đời. Điểm khác biệt là Trump bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ, nhưng khắp thế giới, xu hướng độc đoán thắng thế, các nền dân chủ tự do bị yếu đi. Thổ Nhĩ Kỳ hay Hungari có thể không gây ngạc nhiên, nhưng ở Washington, chiếc nôi của nền dân chủ thì không thể hiểu được. Đối thủ hay đồng minh của Mỹ đều bị ông Donald Trump mắng nhiếc như kẻ thù hay kẻ phản bội.

Cách nay ba năm, nhà bình luận Anh Martin Wolf đã viết về Donald Trump như sau : « Trump là hạng người mà những vị sáng lập Hiệp Chủng Quốc rất sợ. Alexander Hamilton (thế kỷ 18) cho rằng trong số những nhà lãnh đạo của chế độ Cộng hoà có công kích các quyền tự do, hầu hết là những người bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng thái độ khúm núm trước người dân. Họ khởi nghiệp bằng mị dân để cuối cùng trở thành bạo chúa ».

« Ngục Văn Tự »

Cũng trong hồ sơ nhân quyền, Le Monde giới thiệu quyển nhật ký trong tù của Hoàng Chi Phong, một trong những lãnh tụ sinh viên Hồng Kông, tham gia phong trào dân chủ từ năm 2010, lúc mới 14 tuổi, khi chính quyền Hồng Kông bắt buộc đưa vào học đường chương trình giáo dục yêu Trung Quốc.

« Ngục Văn Tự », ấn bản tiếng Pháp là « Parole enchainée » được người thanh niên này ghi lại từng ngày trong nhà tù Pik Up, năm 2017.

Trong phần giới thiệu, Le Monde lưu ý : Hoàng Chi Phong chào đời 9 tháng trước khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc vào thời điểm kinh tế Hoa lục phất phới tự hào.

Cho nên không thể nói cậu bé này ý thức thế nào là niềm hãnh diện làm thần dân của Vương quốc Anh. Cha mẹ cậu bé cũng không thuộc thành phần lo âu sợ mất tự do cho nên vẫn ở lại Hồng Kông. Chính những sự kiện xảy ra sau đó, những cảm nhận, sợ hãi mất tự do quý báu mà cậu bé học sinh này trở thành nhà tranh đấu.

Quan tâm và theo dõi rất sớm về sinh hoạt ở Viện Lập pháp nơi mà đại đa số ghế giành riêng cho các đại gia tuân phục Bắc Kinh, Hoàng Chi Phong nhanh chóng mở trang Facebook để tường trình, báo động cho bạn bè cùng tuổi và phụ huynh học sinh những điều mà cậu nhận thấy là sai trái.

Cuối cùng, thời sự điện ảnh là tiêu điểm của Libération : Lễ trao giải thưởng Cesar khai mạc vào đêm nay 28/02/2020 tại Paris trong bầu không khí căng thẳng. Với tựa « đại gia đình ly tán », nhật báo thiên tả kể ra một loạt vụ việc không thể lạc quan trong ban tổ chức : xung khắc nội bộ, thiếu bình đẳng nam nữ, cáo buộc sách nhiễu tình dục…

-------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
.







TRUNG CỘNG - NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU! (Lê Phú Khải)




Lê Phú Khải
01/03/2020

Sau hoà bình 1954, hiệu trưởng trường Hoa văn Việt Bắc Lê Phú Hào (chú ruột của tôi) được cử sang Bắc Kinh làm phóng viên thường trú cho Việt Nam Thông tấn xã. Ông Hào đã học Hoa văn qua tiếng Anh từ một giáo sĩ Trung Quốc không biết tiếng Việt.

Biết 4 ngoại ngữ thành thạo (Pháp, Anh, Hoa, Tây Ban Nha), dưới vỏ bọc “phóng viên thường trú”, ông là một điệp viên chiến lược của Việt Nam tại Trung Quốc. Trong hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh viết: “Phóng viên Việt Nam Thông tấn xã kiêm tình báo Lê Phú Hào đi tham quan đồng lúa kiêm “sân chơi trẻ con”…” [Đèn Cù, trang 140, NXB Người Việt Books 2014].

Lê Phú Hào (người thứ hai từ trái sang) và cố vấn Lê Đức Thọ (đứng giữa) tại Hội đàm Paris 1973. (Ảnh tư liệu)

Hằng năm, mỗi lần về nước báo cáo công tác, ông thường rủ tôi đi chơi, khi thì đi Hồ Tây ăn bánh tôm, bơi thuyền trên hồ, khi thì đi Bắc Ninh mua tranh dân gian Đông Hồ để mang sang Bắc Kinh làm quà cho bạn bè quốc tế. Cứ mỗi lần đi chơi như thế, ông thường kể cho tôi những chuyện về Trung Quốc cộng sản. Vì thế, tôi là một trong những người Việt Nam biết rất sớm về bộ mặt thật của cộng sản Trung Quốc từ lúc “tình hữu nghị Việt – Trung” còn nồng ấm, từ lúc bình minh của hai chế độ cộng sản!

Ông kể, Trung Quốc mời các nhà báo phương Tây ở Bắc Kinh đi thăm một cánh đồng lúa bội thu. Lúa tốt đến mức trẻ con chạy nhảy trên ngọn lúa mà không bị lún! Các phóng viên quốc tế đứng trên bờ chụp ảnh lia lịa. Ông vén quần lội xuống ruộng, thì lập tức nhân viên an ninh mặc thường phục ngăn lại. Tưởng ông là nhà báo Trung Quốc, vì nói tiếng Hoa rất thạo, họ bảo: Ấy, đồng chí đừng lội xuống ruộng, đây là cảnh dàn dựng, ở dưới ấy có lót ván gỗ để trẻ con nô đùa trên… ngọn lúa, để đánh lừa bọn nhà báo quốc tế!

… Ông kể, Trung Quốc phát động một phong trào trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng “để khuyến khích văn nghệ sĩ trí thức phát biểu những suy nghĩ thực của mình, góp phần phê phán, xây dựng đường lối lãnh đạo của đảng”. Thế là “trăm nhà đua tiếng”!

Nhưng đó là cái bẫy của Mao Trạch Đông! Sau đó là một chiến dịch đàn áp các văn nghệ sĩ trí thức dám “trăm hoa đua nở”!

… Ông kể, thấy chú ở Bắc Kinh đã lâu mà không thấy có vợ, cũng không thấy có bồ bịch trai gái gì, chỉ lo làm việc, thế là bọn nhà báo phương Tây lánh xa, không đứa nào dám chơi với chú nữa! Chúng nó bảo nhau: Thằng Việt Nam này là giống dã man, không phải giống người, không thể gần nó được!!! Chú báo cáo về nhà! Thế là ở nhà tức tốc cho vợ con sang ngay! Thím cháu là người Chiêm Hoá, Tuyên Quang, ít tiếp xúc với ai, nên đưa đi dạ tiệc, Tây đến bắt tay, bà ấy không bắt! Chú dặn, hễ ai bắt tay thì phải vui vẻ bắt tay người ta. Một lần Quốc khánh Trung Quốc, nước chủ nhà thết tiệc khách quốc tế ở Bắc Kinh, bà ấy “sửa sai” bằng cách đi bắt tay mọi người. Nhìn đi nhìn lại không thấy vợ mình đâu, hoá ra bà ấy lên tận bàn trên cùng, đang bắt tay… Mao chủ tịch! Chú hoảng quá, suýt ngất xỉu!

Ông kể, Đảng cộng sản Trung Quốc thâm độc và đểu lắm! Nghị quyết của Quân uỷ trung ương Trung Quốc ghi rõ: “Phải duy trì một nước Việt Nam không mạnh, không yếu, đủ để làm phên dậu cho Trung Quốc”. Như vậy là tất cả những gì Trung Quốc “giúp đỡ” Việt Nam chỉ là để Việt Nam làm phên dậu cho Trung Quốc, để Mỹ không thể áp sát Trung Quốc từ phía Nam. Vậy mà sau này, nhiều người Việt Nam không đủ thông tin lại cho rằng, Việt Nam mắc nợ sự “giúp đỡ” của Trung Quốc trong nhiều năm chống Mỹ. Đến nay, còn có quan chức phát biểu một cách thành thật đến đáng thương rằng, Việt Nam mang ơn Trung Quốc thì sẽ trả ơn, nhưng không vì thế mà Trung Quốc cứ lấn chiếm biển đảo của Việt Nam! Những người còn tư duy như thế phải thay đổi 180 độ!

Trung Quốc phải mang ơn Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam đã lấy xương máu của mình làm phên dậu cho Trung Quốc trong nhiều năm. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông bắt tay được với Nixon năm 1972 thì Trung Quốc quay ngoắt lại chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, còn Mỹ thì quay lưng với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà!

Trung Quốc xảo trá, lừa bịp từ ngàn năm nay với Việt Nam. Chẳng có ý thức hệ vô sản, Mac-Lenin nào với Trung Quốc cả. Trung Quốc bao giờ cũng là và vĩnh viễn là anh Tào Tháo trong truyện Tam quốc với phương châm “thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”! Không phải nhân dân Trung Quốc, mà là bọn cầm quyền ở Trung Quốc từ xưa đến nay, nhất là bọn độc tài toàn trị cộng sản hôm nay luôn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.

May mắn là tôi đã hiểu Trung Quốc từ rất, rất sớm như thế. Khi Trung Quốc mở cửa, nhiều người sang du lịch Trung Quốc đã loá mắt về những thành phố tráng lệ, những đường cao tốc, những nhà cao tầng mọc lên… Hay là…? Hay là…? Tôi kiểm chứng lại tư duy của mình và quyết định đi Trung Quốc vào đầu năm 1996 trước khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc.

Tôi vẫn thấy mình đúng ngay từ khi đặt chân xuống sân bay Bạch Vân tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Vật chất có, nhưng con người của bộ máy công quyền cộng sản Trung Quốc thì xấu xa và đểu cáng đến mức tôi không thể hiểu nổi. Các nhân viên an ninh và hải quan Trung Quốc nhìn khách du lịch như kẻ thù, họ nói cười ầm ĩ, thô bỉ và vừa nói chuyện với nhau vừa làm việc, xét hộ chiếu, đóng dấu… Qua được một cửa, đến cửa thứ hai thì, đoàn có 12 người mà tôi là trưởng đoàn, có danh sách hẳn hoi, nhưng tôi bị giữ lại (!). Lý do vì họ đóng dấu nhầm! Thế là tôi, cô hướng dẫn viên người Trung Quốc và cậu nhân viên của công ty du lịch Travel Company V.Y.C. thành phố HCM phải quay lại cửa thứ nhất để đóng dấu lại. Cái dấu đóng lại ấy lại có một con dấu áp lai đóng đè lên, và, họ không xin lỗi gì cả! Từ đó trong suốt chuyến đi (Quảng Châu – Hồng Kông – Ma Cao rồi trở về Quảng Châu để về nước) hễ xem hộ chiếu của tôi là an ninh và hải quan lại hoạnh hoẹ.

Khi vào tham quan một địa điểm nào đó, nếu muốn tìm nhà vệ sinh thì rất… trần ai! Vì tất cả các biển đề ngoài cửa đều là chữ Trung! Tôi hỏi cô hướng dẫn viên người Hoa thì được giải thích: Trung Quốc chủ trương thế giới sẽ nói tiếng Hoa, ai muốn đi lại giao thương với Trung Quốc thì phải học tiếng Trung, vì vậy, có lệnh là đến nhà vệ sinh cũng phải để chữ Trung, không được có một tín hiệu nào khác! Họ chủ quan và ngạo mạn một cách rất vô lối và lố bịch!

Nhưng khốn nạn nhất với tôi là lúc từ sân bay Bạch Vân trở về thành phố Hồ Chí Minh, đến lượt tôi thì bị gạt lại, lý do vì từ Ma Cao về lại Quảng Châu, hộ chiếu của tôi không có dấu thị thực vào lại Trung Quốc từ Ma Cao, lúc đó thuộc Bồ Đào Nha. Cô nhân viên hướng dẫn du lịch người Hoa giải thích rã bọt mép họ chỉ cười hô hố! Cô đưa cả danh sách đoàn 12 người mà tôi là trưởng đoàn… họ cũng chỉ cười hô hố. Lúc đó, chỉ một cú “phôn” về cửa khẩu Chu Đậu tiếp giáp với Ma Cao là có thể giải quyết cho tôi về cùng đoàn. Nhưng các nhân viên an ninh và hải quan còn mãi cười đùa nên không ai giải quyết gì cả. Thế là tôi và anh hướng dẫn viên của V.Y.C. thành phố HCM phải ở lại Quảng Châu, thuê khách sạn ở trong 3 ngày để thuê ô tô và chở cả cô hướng dẫn viên người Hoa đi lại cửa khẩu Chu Đậu để đóng dấu nhập lại từ Ma Cao về Quảng Châu. Đến nơi, họ bật vi tính lên, thấy có tên tôi trong đoàn, nhưng vì họ “quên”, không đóng dấu nhập! Họ cộp một cái dấu rồi quẳng lại hộ chiếu cho tôi! Không một lời xin lỗi! Chúng tôi tốn kém 3 ngày ăn ở và đi lại cả 300 cây số rồi mới “thoát” về nước được! Con người của bộ máy công quyền Trung Quốc vô cảm, vô liêm sỉ và đểu cáng đến mức tôi không thể ngờ tới! Đó là kết quả bao nhiêu năm nhào nặn, dạy dỗ, đào luyện của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tôi càng tin rằng một đất nước với lãnh đạo như thế và con người như thế thì dù có đóng được tàu sân bay cũng sẽ sụp đổ tan tành bất cứ lúc nào. Và điều tôi nghĩ đã thành sự thật, với sự xuất hiện của con Covid-19! Trên tất cả, trước tất cả là sự bóp chết tự do thông tin ngôn luận, và lạm dụng quyền lực để đàn áp nhân dân của bộ máy toàn trị, công an trị. Nếu bác sỹ Lý Văn Lượng không bị công an đến bắt và bịt miệng thì Vũ Hán, Trung Quốc và thế giới không điêu đứng như hôm nay! Nhân dân Trung Quốc đã bừng tỉnh và căm thù đảng cộng sản Trung Quốc. Cả thế giới ghê tởm sự cai trị tàn độc của đảng cộng sản Trung Quốc. Không có lý do gì để chế độ toàn trị ở Trung Quốc không sụp đổ. Cho dù nó đang tập đóng tàu sân bay!

Hộ chiếu của tác giả với chi chít dấu đóng nhầm và dấu giáp lai. 

L.P.K.
Tác giả gửi BVN






NHỮNG THẢM HỌA NHÂN LOẠI DO Ý THỨC HỆ MÁC - LÊ GÂY RA (Đào Tăng Dực)





Trong kỷ nguyên tin học đương đại, tội ác của các đảng cộng sản không còn là một bí mật hay ẩn dụ, ngay cả đối với những người dân đang sống dưới sự cai trị độc tài hoặc bưng bít thông tin của các đảng cộng sản như Cuba, Trung Quốc hay Việt Nam.

Hằng chục triệu người nông dân Kulak bị Stalin tiêu diệt trong các thập niên 30 hầu thực thi sách lược hợp tác xã hóa nông nghiệp của đảng CSLX. Thảm nạn Chernobyl tại Ukraine hoặc ô nhiễm phóng xạ vùng Bắc Cực rộng lớn của Liên Bang Xô Viết vì sự vô trách nhiệm, tự tung tự tác của độc tài toàn trị, không một quyền lực nào đối trọng.

Hằng chục triệu người Trung Quốc cũng bỏ mình trong chiến dịch đấu tố giai cấp hoặc cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông.

Hằng trăm ngàn người dân Việt bị hành quyết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại Việt Nam do Hồ Chí Minh chủ trương từ 1945 đến 1956.

Ý thức hệ Mác-Lê, qua các đảng cộng sản toàn trị trở thành thảm họa cho dân tộc họ thống trị vì các nguyên nhân sau đây:

1. Ý thức hệ Mác-Lê không chấp nhận đối lập chính trị. Từ đó đảng phát huy sự vị kỷ vô giới hạn hầu bảo vệ lòng tham vô giới hạng của giai cấp lãnh đạo

2. Lòng tham vô giới hạn của đảng chỉ có thể duy trì qua sự kiểm soát chặt chẽ tất cả mọi thông tin.

3. Hầu giới hạn ảnh hưởng quốc tế từ các quốc gia dân chủ có thể làm lung lay quyền lực của mình, các đảng CS minh thị chủ trương rằng “chủ quyền quốc gia” có thể phủ quyết mọi giá trị nhân quyền căn bản của người dân.

Từ đó, nhân dân của các quốc gia bị CS cai trị trở thành những tù nhân chung thân (như trường hợp Trung Quốc, Cuba hay Việt Nam) bị các đảng CS liên hệ giam giữ và bóc lột, hoặc tệ hơn là đàn gia súc (như tại Triều Tiên) bị đảng CS Bắc Triều Tiên và gia đình Kim Nhật Thành nhốt trong một trại súc vật khổng lồ không thấy ánh mặt trời.

Tuy nhiên, ngày hôm nay với sự phát triển và tính tương tùy của nền kinh tế toàn cầu, những thảm họa do những định chế chính trị độc tài toàn trị, trong một quốc gia, không nhất thiết chỉ tai hại cho quốc gia đó, mà sẽ tai hại cho toàn thể nhân loại.

Thật vậy, vào năm 2003 Đại dịch viêm phổi cấp tính (SARS) cũng phát xuất từ Trung Quốc đã vượt lên trên biên giới quốc gia, lan tận Âu Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Á Châu, nhiễm bệnh khoảng 8000 người và gây tử vong cho 800 nạn nhân.

Một trong những nguyên nhân tử vong lúc đó là sự bưng bít thông tin hầu bảo vệ quyền lực và quyền lợi của đảng CSTQ.

Ngày hôm nay, đại dịch Vũ Hán Covid-19 với mức độ lan tràn chớp nhoáng hơn, cũng đã trở thành một đại nạn cho toàn thể nhân loại, vượt lên trên biên giới của Trung Quốc và đang tàn phá tính mạng, con người cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Nguyên nhân của tình trạng tệ hại này, trên bình diện cơ chế chính trị, rõ ràng phát xuất từ bản chất độc tài độc đoán của hệ thống chính trị và mô hình nhà nước Mác-Lê.

Từ khi con vi khuẩn Vũ Hán làm tê liệt Bộ Chính Trị và Hải lục không quân đàn anh TQ, đảng CSVN không có phải nhức đầu vì những chuyến thăm viếng bất ngờ của giàn khoan Hải Dương 981, hoặc các chiến hạm “nước lạ” đe dọa hải phận nước ta, hoặc tàu sân bay Liêu Ninh tập trận tại Biển Đông, và các chiến hạm TQ không còn gây hấn với các chiến hạm Hoa Kỳ đang thực thi sách lược tự do hàng hải tại vùng biển này.

Đặc biệt trong giai đoạn đàn anh Tập Cận Bình đang vật lộn với con vi khuẩn Covid 19 thì TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng hầu như biến mất khỏi chính trường. Nhân dân nước Việt không còn bị tra tấn bỡi những phát ngôn cười ra nước mắt “Trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam” hoặc những khoe khoang lố bịch về đảng CSVN như “Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”, theo lời của Nguyễn Phú Trọng ngày 3 tháng 2 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng CSVN.

Chỉ vài ngày sau đó con vi khuẩn quái ác Covid-19 này đã làm Nguyễn Phú Trọng tắt tiếng.

Tuy nhiên, con vi khuẩn đó không hề phân biệt chủ nghĩa chính trị, biên giới quốc gia hoặc chủng tộc. Đất nước Việt Nam giáp giới với TQ và sự lệ thuộc ý thức hệ cũng như kinh tế của đảng CSVN vào CSTQ là một nguy cơ diệt chủng đối với dân tộc Việt Nam.

Sự sống còn của Việt Tộc hầu như lệ thuộc vào sự hủy diệt vĩnh viễn không còn hồi sinh của trật tự chính trị Mác-Lê vốn đặt căn bản trên độc tài toàn trị và sự bưng bít thông tin.

Bài học lớn chúng ta rút ra từ đại dịch Vũ Hán này là: Sự tranh đấu quyết liệt, hầu đưa đến cáo chung vĩnh viễn của các đảng CS Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, đã trở thành một mệnh lệnh của lịch sử cho toàn thể nhân loại, không chỉ giới hạn nơi nhân dân của các quốc gia bị cộng sản thống trị.

Chỉ khi con vi khuẩn Ý thức hệ Mác-Lê bị nghiền nát vĩnh viễn không còn siêu sinh dưới bất cứ hình thức nào và một trật tự dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên được xây dựng tại các quốc gia bất hạnh nêu trên, thì nhân loại mới tránh được những thảm họa diệt vong tương tự.

Luật sư Đào Tăng Dực







RƯỚC CHUYÊN GIA TỪ VÙNG DỊCH VỀ LO DỰ ÁN… MẮC DỊCH! (Mai Bá Kiếm)





Bộ GT-VT đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị đình trệ.

Vì 100 thằng “chiên gia” tào lao này sang VN làm “cố vấn” bằng chiếu khán du lịch, nên không được trở lại VN (sau khi về TQ nghỉ Tết và dịch bùng phát).

Chiên gia quần què gì mà đếch được VN cấp Skilled Worker Visa (chiếu khán chuyên gia thời hạn 2 năm), phải xài chiếu khán du lịch (3 tháng), để khi đáo hạn phải đến cửa khẩu Lạng Sơn đóng dấu xuất cảnh, rồi quay trở lại đóng dấu nhập cảnh.

Hiện chỉ có “chiên da” Đường Hồng – Giám đốc dự án thuộc Tổng thầu T.Q được VN cấp “chiếu khán chuyên gia”, đang ở Hà Nội và được cách ly theo quy định.

Một mình Đường Hồng không thể vận hành dự án, nên Bộ GTVT phải xin rước 100 thằng tào lao vào resort nghỉ dưỡng 14 ngày cho đông vui!

DỰ ÁN “CON QUỶ NHÀ HỌ HỨA”!

Nếu xin chiếu khán cho các chuyên gia thứ thiệt đến từ nước không bị dịch vào thực hiện dự án ích nước lợi nhà thì không nói. Đàng này, đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án “Con quỷ nhà họ Hứa” – đẳng cấp hơn “Con ma nhà họ Hứa”.

Nó chỉ dài 13 km, khởi công tháng 10/2011, hứa hoàn thành tháng 6/2014.

Sau đó, chúng hứa lùi hoàn thành đến tháng 6/2016; rồi hứa lùi tiếp đến tháng 12/2016; lại hứa lùi cuối quý 2/2017.

Rồi chúng ngưng thi công đòi VN phải nâng tổng mức đầu tư từ 550 triệu USD lên 868 triệu USD.

Việt Nam bị dồn vô thế kẹt bóp ruột nâng tổng mức đầu tư lên 868 triệu USD, thì chúng hứa hoàn thành vào tháng 10/2017, rồi đến tháng 2/2018…

Chưa hết, chúng nói chắc như “đinh đóng cột… mục”: Dự án sẽ chạy thử nghiệm vào tháng 9/2018, và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4/2019…

Trước khi về TQ ăn Tết Canh Tý, chúng hứa từ 1/2/2020, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày để đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu dự án.

Ngày 1/2/2020 là mùng 8 Tết, Ngày giáp tuất tháng mậu dần năm Canh Tý.

Mà can “Giáp” là: “Bất khai thương tài vật hao vong” – Không nên tiến hành mở kho tránh tiền của hao mất;

Và, chi “Tuất” là: “Bất cật khuyển tác quái thượng sàng” – Không nên ăn chó, quỉ quái lên giường!

Ngày 1/2/2020 đúng là ngày “khai trương đểu”, nên dịch corona bùng phát ở Vũ Hán dữ dội, 100 “chiên gia đàng sắt…vụn” bị cấm xuất cảnh, nên Thả Cá Trê quíu đít xin chiếu khán đặc nhiệm rước dịch về cách ly để khắc phục dự án mắc dịch!

Đường sắt trên cao… lộng gió, chỉ dài hơn 13 km, với 12 nhà ga, nhưng phải cần đến 1.000 CBCNV để vận hành, vì vậy dự án chỉ đạt mục tiêu duy nhất “hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội”!

Vậy mà, đến tháng 10/2019, gần 300/1.000 CBCNV được đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã bỏ việc. Đây là cơ hội để bọn chiên da tào lao mía lau đổ thừa, xin dời ngày vận hành thử vào 1/2/2020!

Công ty đường sắt 6 Trung Quốc là tổng thầu thi công Dự án, nhưng là ông cố nội của Thả Cá Trê, vì hiện nay:

1/ Chúng chưa cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ toàn bộ thiết bị theo tiêu chuẩn TQ.

2/ Chúng chưa cung cấp các trang thiết bị theo đúng nội dung hợp đồng đã ký.

3/ Chúng chưa khắc phục những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đã nêu, từ khâu thiết kế, giải phóng mặt bằng đến thi công.

4/ Dự án chưa được kiểm toán làm sao tất toán?

“Con quỷ nhà họ Hứa” là ông cố nội của Bộ GTVT! Nhục quá!

-------
VNEXPRESS.NET
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cấp visa cho hơn 100 chuyên gia Trung Quốc tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.


*Bottom of Form
Top of Form
Bottom of Form

NLD.COM.VN

*
Jung Tran Sau khi hoàn thành,cấp lãnh đạo ta sẽ quyết tâm mời UNESCO công nhận đây là di tích lịch sử của nền văn minh VN cổ đại. Bởi vì không có một nơi nào trên thế giới dù là ở Phi Châu có được một công trình giống như vậy. Dự án Cát Linh có thể được so sánh với di tích Tháp Chàm. Ngàn năm sau có thể Hà Nội không còn tồn tại,những đường sắt Cát Linh vẫn còn nằm chình ình ở đó

*
Tan Do Nguyen Mỗi lần đọc bài của Bác thấy nản quá Bác ơi.
Những chuyện Bác nói điều là sự thật hiển nhiên,dân thấy mà quan không thấy,nên cũng nhắm mắt cho qua chứ làm được gì khi ở Việt Nam như thế được ?
Có chăng đi nữa thì chắc cũng lấy mỗi cái dây kinh nghiệm ra rút nữa thôi chứ có lấy cái dây thần kinh ra rút bao giờ Bác ?!



ViỆT NAM THOÁT ĐI ĐÂU? (Trương Nhân Tuấn)





TQ “tê liệt” vì viruscorona người ta mới thấy nền kinh tế thế giới bị “lệ thuộc” vào TQ như thế nào. Các ngành cơ khí, điện tử, dược phẩm, may mặc, giày dép v.v… của các quốc gia Âu, Á, Mỹ… đều bị “chới với”. Sản xuất đình trệ, công nhân phải tạm thời nghỉ việc, vì “dây chuyền cung ứng” về phụ tùng, nguyên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động và sản xuất của xí nghiệp bị cắt đứt. Chứng khoán từ hai tuần nay “đỏ rực sàn”.

Thế giới có thể bước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế ở bình diện rộng. Trong khi các quốc gia như Nhật, Nam Hàn, Iran, Ý… còn lâm vào “khủng hoảng y tế”. Người nhiễm bệnh liên tục được phát hiện, con số lên tới hàng ngàn, mà “nguồn bệnh”, tức “bệnh nhân zéro – bệnh nhân đầu tiên phát tán ra bệnh”, không (hay chưa) truy tìm ra được. Châu Âu đang lo ngại họa “đại dịch – pandemie”, tức bệnh dịch lan tràn đồng loạt trên nhiều vùng lãnh thổ, châu lục…

Điều “lạ” ở VN là con số người bệnh vẫn ở số 16, con số công bố từ nhều tuần trước. Đây là một hiện tượng “khoa học” cần được các khoa học gia để tâm. Bởi vì, nếu ta có xem các video clips quay ở các cửa khẩu vùng biên giới Việt-Trung, ta sẽ thấy một số lượng “khổng lồ” người TQ “tràn” qua VN, hình như để “tị nạn y tế”. Không phải vì bác sĩ (và y tá) VN “mát tay”, mà (có lẽ) vì thổ nhưỡng VN “có cái gì đó” khiến virus Covid-19 không thể lây qua người khác được.

Theo tôi thấy, lãnh đạo các nước tư bản giẫy chết người ta lấy quyết định qua những “con số dự báo” chính xác. Thí dụ vụ cúm Vũ hán. Hầu hết các quốc gia đều có chung phương pháp xử lý. Khi phát hiện một người bị bệnh, cả gia đình cũng như những người có tiếp xúc với người bệnh, đều bị “cách ly” để quan sát (và chữa trị nếu nhiễm bệnh). Một khu vực có hai hay 3 người bị bệnh lập tức cả khu phố bị “cách ly”. Một trường học có 1 học sinh bị bệnh, trường học đóng cửa…

Phương cách có vẻ “cực đoan” (nhất là ở TQ) vì khoa học gia đến nay vẫn “chưa biết gì” về viruscorona, ngoài một số dữ liệu cơ bản. Việc lây lan hiện nay đã đến hơn 52 quốc gia.

Vì không biết (hay chưa biết nhiều) về viruscorona do đó người ta thận trọng, không dám “sơ xuất”.

VN hiện nay có khả năng đến đâu trong việc “phát hiện” người bị nhiễm Covid-19? Tôi không tin là y tế VN có thể “kiểm tra”, lấy mẫu thử nghiệm Covid-19 dân chúng trên bình diện lớn. Nói chi tới các biện pháp “phòng ngừa”, hay ngăn chặn dịch lây lan ở các thành phố phức tạp, đông đúc dân cư.

Còn về kinh tế. Nghe các chuyên gia “khuyến cáo” VN nhân dịp này nên “cách ly” với TQ, “thoát Trung”, sao cho kinh tế VN bớt lệ thuộc vào TQ.

Theo tôi thấy, chuyên gia kinh tế các quốc gia tiên tiến cũng có ý nghĩ y chang như vậy. Họ cũng cảnh báo phải “hồi hương” các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ của quốc gia họ đã chuyển qua TQ từ nhiều thập niên trước.

VN có thể “hồi hương” cái gì từ TQ? VN không có cái gì để “hồi hương” từ TQ cả!

Các xí nghiệp Âu, Mỹ… nếu rút bỏ TQ, vì lý do y tế, thì họ cũng không đến VN (hay các quốc gia kế cận).

Còn nếu tài phiệt Âu, Mỹ rút bỏ TQ vì lý do “chính trị” hay vì “chiến tranh kinh tế với Mỹ”, thì họ cũng không “mặn mà” với VN.

Bởi vì VN “rập khuôn” mô hình chính trị (và kinh tế) TQ. Nếu Mỹ “đánh” TQ thì trước sau gì Mỹ cũng sẽ “đánh” VN.

Điều VN cần thay đổi là “mô hình chính trị”.

VN không thể “thoát Trung” đi đâu hết cả. Các quốc gia Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, (thậm chí Hong Kong)… họ không thể “thoát” đi đâu hết. Cách đây khá lâu tôi có bàn về việc “thoát Trung”. Thoát là thoát về “ý thức hệ”, về “mô hình chính trị”… chớ không thể thoát về địa lý, về văn hóa, về “pha trộn” giữa các nền văn minh Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga v.v…

Lý ra, với vị trí địa lý là trung tâm “hội tụ giữa các nền văn minh”, từ Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga…, tất cả đều là các nền “văn minh rực rỡ”. VN lại tự mình “tụt hậu”, tự mình cô lập và “chôn vùi” xác thân và tư tưởng trong thùng rác của nhân loại…








TANG LỄ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ, NHỮNG ĐIỀU BÂY GIỜ MỚI KỂ (Tuấn Khanh)




Thứ Sáu, 02/28/2020 - 11:41 — tuankhanh

Hòa thượng Thích Ngộ Chánh, trong tang lễ của Đức Tăng Thống

Trải qua 3 ngày, đám tang của hòa thượng Thích Quảng Độ có vẻ như đã diễn ra rất êm ả. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Những gì được ghi nhận suốt 3 ngày tang lễ tại chùa Từ Hiếu, cho đến tận khi tiễn đưa ngài ở Đài hóa thân tại Đa Phước, Bình Chánh là những điều bất ngờ cần phải được ghi lại. “Mưu hèn kế bẩn” – đó là lời tóm tắt được coi là đầy đủ nhất, từ một Phật tử đã ở bên cạnh kim quan của hòa thượng Thích Quảng Độ, khi chứng kiến tất cả. Nhưng vì mục đích là phải để tang lễ được suôn sẻ, hầu hết mọi người đều nhắc nhau im lặng, hành động im lặng.

Nhưng rồi, những gì cần nói, vẫn phải nói. Đầu tiên là những chuyện liên quan đến ngày di quan của Đức Tăng Thống đến đài hóa thân. Hòa thượng Thích Ngộ Chánh, chứng nhân trực tiếp của những điều xảy ra, kể lại cho biết.

·         Dạ, điều đáng nói nhất là lúc di quan, đưa hòa thượng Thích Quảng Độ về đài hóa thân. Khi bắt đầu đi thì có công an dọn đường cho đoàn xe tang. Đến các ngã ba, ngã tư thì đoàn xe tang luôn được ưu tiên. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi, thì thấy đám tang diễn ra rất thuận lợi. Nhưng trước đó, một số anh em trong gia đình Phật tử xin giấu tên, nói cho biết rằng những chiếc xe hoa và xe tang, chủ yếu là những xe có để băng-rôn tiễn đưa hòa thượng Thích Quảng Độ có ghi chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đều bị thả đinh dưới bánh xe. Do từ đầu mọi người đã tính đến chuyện này, nên các anh em gia đình Phật tử im lặng nhắc nhau kiểm tra và gỡ ra. Đến sáng sớm khi đoàn xe chuẩn bị di chuyển thì anh em vẫn phải kiểm tra một lần nữa, vì nếu không, những xe có băng-rôn đó sẽ bị xẹp bánh dọc đường, không theo đoàn được.

Nhưng chuyện chỉ là khởi đầu. Khi đến đài hóa thân, lúc đang làm lễ tiễn, đột nhiên có ai đó, xưng là người thân của thầy Thích Nguyên Lý, mời thầy ra nói chuyện gấp. Lời yêu cầu này quấy rầy đến mức thầy Thích Nguyên Lý phải bỏ lễ đi ra, để lại cho các thầy khác phụ trách. Nhưng dường như đó là kế nghi binh, tôi nghĩ vậy. Ngay sau đó, khi kim quan được đưa vào nơi thiêu, đã có khoảng 20 người tự xưng là gia đình của hòa thượng Thích Quảng Độ, tự đeo khăn tang trắng, lao vào và đòi sau khi thiêu, sẽ mang tro cốt về Bắc để thờ cúng. Một cuộc giằng co rất dữ dội đã diễn ra. Các quý thầy phụ trách tang lễ đã rất khó khăn để ôn hòa giữ vững lập trường và di nguyện của Đức Tăng Thống là sau khi hỏa táng, sẽ mang về chùa giữ trong 49 ngày, sau đó mang đi thủy táng.

·         Nhưng những người “bà con” đó, có ai biết gì về họ hay không? Và mục đích của họ là gì khi kéo đến vào giờ cuối với ý định cướp tro cốt của Đức Tăng Thống?
·         Dạ, gia đình bà con đó, có khoảng 20 người xưng là bà con có họ và xa, chứ không ai là gần gũi thật sự. Kể cả khi lúc Đức Tăng Thống sinh thời, cũng chẳng thấy họ lai vãng bao giờ. Những người đó vào giờ đợi lấy tro cốt mới xuất hiện, tự đội khăn tang trắng và đòi giành lấy tro cốt mang đi. Sự việc diễn ra rất lâu. Sau khi không tranh luận được với quý thầy phụ trách tang lễ, những người này đột nhiên thay đổi thái độ, yêu cầu phải mang đi thủy táng ngay lập tức trước mắt họ, chứ không được mang về chùa, qua 49 ngày.

Mọi thứ đã giằng co quyết liệt cho đến tận 4g chiều mới kết thúc. Các thầy dứt khoát với quyết tâm thực hiện di nguyện của Đức Tăng Thống như đã bàn tính. Vào lúc đó, các anh em gia đình Phật tử được lệnh tập trung đến, bảo vệ đến cùng tro cốt của Đức Tăng Thống, vì sợ có thể bị cướp đi. Bởi lúc tranh cãi, có những người trong “gia đình” có vẻ như muốn khống chế quý thầy để lấy tro cốt đi. Sự kiện này được ghi nhận trong văn bản của Ban hướng dẫn Gia đình Phật Tử Quảng Đức – Sài Gòn về công đức của các anh em đã tận lực bảo vệ an toàn tro cốt của Đức Tăng Thống về lại Chùa Từ Hiếu.

Những người tự xưng là bà con, muốn giành lấy tro cốt

·         Có một vài anh em bên gia đình Phật tử kể lại rằng, sự kiện đó cho thấy những người gọi là “bà con” của Đức Tăng Thống không có vẻ bình thường, như kiểu được sắp đặt. Về phần Thầy, thì có nhận xét gì?
·         Một người xuất gia thì đã dứt bỏ tất cả, đời sống ngày thường đã vậy, khi viên tịch là chấm dứt, không như một người qua đời bình thường. Tôi cũng nói thêm cho anh được rõ, là đối với một người tu hành khi qua đời, thì khăn tang là màu vàng chứ không là màu trắng. Những người “bà con” này không hiểu biết gì về ý nghĩa này là một điều đáng suy nghĩ - có thể họ được tư vấn để hành động - nhưng lại không hiểu sâu về cách thức nên lạc lõng.

Ngoài ra, về sự kiện giành tro cốt, tôi được biết có sự có mặt của hòa thượng Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, trường ban kinh tế Trung Ương của giáo hội Việt Nam do nhà nước lập ra – tức dân gian hay gọi là Phật giáo quốc doanh – ông ta cũng can thiệp vào chuyện này. Khi thầy Thích Thanh Phong cũng lên tiếng đòi mang tro cốt của Đức Tăng Thống ra, tôi mới thấy làm lạ. Vì ông ta không là gia quyến cũng không liên quan gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cả. Và việc ông ta chen vào tận trong đó thì tôi không rõ được. Tôi xin thưa lại như vậy.

·         Nhưng theo sự quan sát của nhiều anh em gia đình Phật Tử, về hòa thượng Thích Thanh Phong, thì có kể lại rằng…
     (mời xem tiếp phần 2)

*
*
Thứ Sáu, 02/28/2020 - 12:47 — tuankhanh

Lễ bái giác linh của Đức Tăng Thống, sau khi đem về từ Đài hóa thân Đa Phước

Ít ai biết rằng, vào ngày đầu của tang lễ tại Chùa Từ Hiếu, khi giăng băng-rôn có dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” trước cửa chùa, chỉ  ít giờ sau, một nhóm người của nhà nước, bao gồm an ninh, ban tôn giáo… đã đến yêu cầu các thầy phụ trách tang lễ phải tháo xuống. Đó cũng là một cuộc giằng co dai dẳng, vì chữ “Phật giáo thống nhất” luôn là cái gai trong mắt của nhà cầm quyền. Cuối cùng, khi các thầy nhất quyết không hạ, và chỉ nói là “sẽ hạ khi hết tang lễ” thì phía phái đoàn của nhà nước đành ra về, nhưng lại mở ra chuyện rãi đinh dưới các xe có hoa tang đề chữ Phật giáo thống nhất như đã nói ở phần 1 của bài.

Riêng về hòa thương Thích Thanh Phong, trụ trì của chùa Vĩnh Nghiêm – mà có lời đồn đãi rằng ông vốn là người của “ngành”, có những đặc quyền riêng khác với một thầy tu bình thường –  thì đã có mặt rất sớm ở chùa Từ Hiếu, ngay khi tang lễ vừa dựng nên. Ông Phong xuất hiện với nhóm người của mình, ghi hình, dò xét mọi thứ và cũng công khai đi đến chỗ các nhân viên mật vụ đang theo dõi ở chùa để bàn bạc. Nguồn tin hàng lang cho biết, ông Phong còn là người đề xuất ý kiến với phía an ninh là phải dè chừng chuyện khi hỏa táng, vẫn còn lại những phần xá lợi (tương tự như với hòa thượng Thích Trí Quang), và điều này là “mối nguy tinh thần” về sau. Sự kiện nhóm người xuất hiện cùng hòa thượng Thích Thanh Phong xông vào hậu điện của Đài hóa thân đòi lấy tro cốt, dường như đã lý giải cho điều này.

Hòa thượng Thích Ngộ Chánh lại nói thêm cho biết về chuyện này.

·         Theo sự quan sát của nhiều anh em gia đình Phật Tử, về hòa thượng Thích Thanh Phong, thì có kể lại rằng, không giống với những hòa thượng khác cũng từ giới Phật giáo quốc doanh đến viếng, dù khác biệt chỗ đứng nhưng trân trọng với tâm tang rồi về, mà hòa thượng Thích Thanh Phong rất công khai hành động theo mục đích rất riêng?
·         Dạ, chuyện này thì tôi có biết rõ. Và tôi còn biết là thầy Thanh Phong đến, mang theo cả người chụp ảnh, quay hình riêng cho ông. Dĩ nhiên, cho mục đích riêng chứ không liên quan gì đến ban tang lễ của chùa Từ Hiếu.

·         Dẫu sao, vẫn có những điều ghi nhận là về phía an ninh, dường như đã có một sự hòa hoãn nhất định, chứ không căng thẳng như dự đoán, dù số lượng công an, dân phòng và an ninh thường phục trực chung quanh chùa Từ Hiếu vẫn rất đông…
·         Dạ, tôi nhận thấy là an ninh thường phục rất nhiều, đặc biệt là vào ngày đưa kim quan đến Đài hóa thân. Họ quay camera, quay bằng điện thoại hết diễn biến tang lễ, người dự tang lễ… Điều dễ nhận ra họ là tất cả đều đeo khẩu trang với kiểu giấu mặt, và khẩu trang cũng giống nhau. Cách thức của họ cũng rất khác biệt với những người đến viếng.

Tại tang lễ, thì không có ai bị công an, an ninh gây khó dễ. Nhưng tôi biết là có một trường hợp là một thầy ngụ ở Đồng Nai, bị công an đến tận chùa và chận không cho thầy đi dự lễ tang. Nên hòa thượng đó không thể đến dự lễ tiễn, mà đến tận ngày chung thất (cúng thất đầu tiên, 29/2/2020) thì thầy ấy mới lẻn đi đến chùa Từ Hiếu được. Chính hòa thượng Thích Vĩnh Phước là người đưa thầy ấy từ Đồng Nai lên Sài Gòn để viếng.

·         Sự việc muốn cướp đi tro cốt của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã diễn ra rất chi tiết và bài bản tổ chức, nhưng không thành công. Liệu việc giữ ở chùa Từ Hiếu suốt 49 ngày để mang ra biển, có an toàn trong bối cảnh này không, thưa Thầy?
·         Dạ xin thưa với anh, là những điều như vậy, cũng không nằm ngoài suy tính của các thầy trong ban tổ chức tang lễ. Theo tôi được biết, thì từ lúc bảo vệ tro cốt của Đức Tăng Thống mang về chùa Tứ Hiếu, để trong phòng ngài ngự ngày trước để thờ cúng, cho khách đến viếng, thì cũng là lúc mọi thứ đã được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhóm Gia đình Phật tử thay phiên nhau.

Ngay từ ngày đầu, sau khi đã làm lễ cúng giác linh, thì chùa cũng đã đón khách đến viếng nhưng từ cửa ngoài đến trong phòng, luôn có những nhóm Gia đình Phật Tử cắt cử trực và bảo vệ ngày đêm. Ngay cả tôi cũng cảm nhận được sự căng thẳng, và cũng có cảm giác rằng việc đánh tráo hay cướp tro cốt của Đức Tăng Thống như là điều có thể.

Văn bản tán dương công đức của Gia đình Phật tử đã bảo vệ tro cốt của Đứng Tăng Thống tại Đài hóa thân.

·         Điều đáng ngạc nhiên, là việc đến viếng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, cho đến hôm nay cũng có rất nhiều hòa thượng từ các chùa thuộc giáo hội nhà nước. Điều này, có thể nhận định là đáng lo hay đáng mừng, thưa Thầy?
·         Dạ, tôi nhận ra rất nhiều thầy từ các chùa khác đến viếng. Nhưng xin phép không nói tên các thầy trong bối cảnh phức tạp hiện nay. Vì là để giữ cho các thầy, mà cũng là giữ cho chùa Từ Hiếu trước mọi suy diễn từ mọi hướng, mà vốn không phải ai cũng hiểu tường tận.

Tôi cũng có trao đổi việc này với Thầy Thích Thiện Minh, là thành viên của ban tổ chức tang lễ. Thầy cũng có nói rằng các quý thầy trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến dự tang lễ là một điều đáng mừng. Đó chính là hình ảnh của sự hòa hợp và đoàn kết.

Riêng chuyện ai đến vì mục đích khác, đó là việc trong tâm của họ, mình không biết được. Nhưng hoan hỉ đón nhận là việc mình phải làm. Tôi cũng nhìn thấy người đến để dò xét, nhưng tôi cũng nhìn thấy những người đến bằng lòng thành để tưởng niệm một bậc chân tu. Là một người đi tu, tôi cũng như các thầy khác, cũng đón nhận với sự bao dung ở cửa Phật.
     
      (ghi)