Sunday, January 26, 2020

TRONG VỤ ĐỒNG TÂM - PHẢI CHĂNG CỘNG SẢN HÀ NỘI LÀM ĐÚNG GIÁO LÝ CÁCH MẠNG? (Nguyễn Văn Trần)




26/01/2020

“Giáo lý của người cách mạng” (*) của Serge Netchaïev là một bản văn gồm có 26 nguyên tắc nền tảng dành rìêng cho người làm cách mạng.

Sergey Gennadiyevich Nechayev (1847 – 1882)

Lê-nin, dĩ nhiên, là người thuộc lòng bức cẩm nang này. Đây có thể nói là tài liệu cội nguồn hướng dẫn người cộng sản làm cách mạng cướp chánh quyền, cầm quyền và giữ chánh quyền từ năm 1917 cho tới ngày nay.

Tóm lược tài liệu này tưởng cũng cần thiết để giúp hiểu thêm cộng sản. Người cộng sản cần đọc qua để nhìn lại việc làm của mình trong quá trình cách mạng có đúng theo những lời kinh điển này hay không.

Vladimir Lenin (1870 – 1924)

Thật ra những người cộng sản lãnh đạo, chẳng có mấy người đọc Mác-Lê. Từ vỡ lòng cách mạng, họ chỉ được đọc những gì cấp trên cho đọc. Kinh điển cộng sản chánh gốc vẫn là những điều xa lạ. Nên có lần Ông Lữ Phương, nguyên Thứ trưởng Thông tin Văn hóa của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Miền nam Việt nam, hỏi Ông Võ văn Kiệt “Phải chăng Ông Lê Duẩn không đọc Tư Bản Luận của Mác?” . Ông Kiệt phá lên cười “Cấp lãnh đạo ta, không có ai đọc tới đó cả. Vả lại, họ cũng không cần đọc thì mới lên làm lãnh đạo được”. Những người đọc “Giáo lý của người cách mạng” để hiểu  nguyên lý cách mạng cộng sản và nhờ đó sẽ hiểu  tại sao người cộng  sản có thể giết hàng triệu triệu người một cách tự nhiên, không biết bận tâm tới những tình cảm mà người không cộng sản cho là thiêng liêng, như tình gia đình, tình đồng bào ruột thịt, … Và đọc để hiểu cụ thể người cộng sản ở Việt nam từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, … tại sao phải cướp : chánh quyền, cướp tài sản của nhơn dân và  cai trị đất nước bằbg bạo lực, gian ác.

Vài ghi chú về sai biệt giữa các bản văn

Cùng nói về giáo lý cách mạng, có 2 bản tài liệu có cái tựa gần như giống nhau, nếu đọc qua vội, dễ bị lầm cho đó là một: “Giáo lý của người cách mạng”, tác giả là người nga Serge Netchaïev và “Giáo lý (không có chữ của) cách mạng” của tác giả cũng người nga Michel Boukanine.

Có nơi cho rằng 2 ông Serge Netchaïev và Michel Boukanine là đồng tác giả tài liệu “Giáo lý của người cách mạng” (Catéchisme du révolutionnaire 1869). Nhưng ở một nơi khác, 2 ông A.Blin và G. Chaliand quả quyết chính Serge Netchaïev là tác giả ( Histoire du Terrorisme de l’Antiquité à Al-Qaida, Bayard, Paris, 2004, trg 153).

Michel Boukanine (1814 – 1876)

Ngoài ra, Jean Préposiet, trong quyển “Histoire de l’anarchisme (Pluriel , Paris 2012) , cũng cung cấp thêm một văn bản “Cương Lĩnh của người cách mạng (1869)” . Bản văn này có vài chỗ khác với bản văn trên đây nhưng nội dung hoàn toàn không có gì mâu thuẩn nhau đáng chú ý.

Nội dung “Gìáo lý của người cách mạng”

Trong quyển “Le Jeune Staline” (Staline thời trẻ – Le Livre de Poche , Paris, 2010), tác giả người Anh S.S Montefiore kể lại chuyện Staline thời trai trẻ được Lê-nin biết tới và tuyển dụng vì bản tánh du đãng, đầu gấu, đã có thành tích ăn cướp, để đào tạo Staline trở thành tên cướp với tầm vóc lớn hơn, tầm vóc quốc gia, để đủ khả năng tổ chức đánh cướp ngân hàng lớn lấy tiền lập đảng cộng sản và hoạt động cướp chánh quyền.

Joseph Staline (1878 – 1953), hình thời còn trẻ

Serge Netchaiev, trong tác phẩm “Giáo lý của người cách mạng”, có dạy rõ để trở thành người cách mạng cộng sản “Mọi thứ  như sự âu yếm, tánh ủy mị, tình ruột thịt, bằng hữu, tình ái, lòng biết ơn và ngay cả danh dự, tất cả đều phải được thủ tiêu để nhường chỗ cho một thứ đam mê duy nhứt và lạnh lùng là cách mạng” .

Chính nhóm khủng bố “Ý Chí Nhân Dân” (Volonté du Peuple)  lúc bấy giờ lấy tư tưởng của Serge Netchaiev làm kim chỉ nam mà “Giáo lý của người cách mạng” đã khai sanh ra Lê-nin và Staline. Giáo lý dạy “phải biến cái thế giới những người du đãng thành một sức mạnh vô địch và bất diệt” (Le Jeune Staline, trg 180-183).

Như vậy chúng ta có thể nói không sai những lãnh tụ cộng sản có thành tích lẫy lừng về khủng bố, đàn áp, sát hại dân chúng của mình như Lê-nin, Staline, Mao, Fidel Castro, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Pol Pot, … đều là tín đồ thuần thành của Giáo chủ Serge Netchaïev mà thánh kinh của họ là “Giáo lý của người cách mạng”.

26 điều răn dạy

“Giáo lý của người cách mạng” gồm 26 điều mà người làm cách mạng chí thành phải nằm lòng, được chia làm 4 tiết và được sơ lược giới thiệu dưới đây, những phần quan trọng được giử nguyên.

1 – Thái độ của người cách mạng đối với chính mình
Người cách mạng là người “bị qui phạt”, hay đúng hơn “bị vác thánh giá” (condamné), tức không thể nghĩ hay làm bất kỳ việc gì khác được. Hắn không có quyền lợi riêng tư, không có quan hệ, không có những tình cảm, không có những ràng buộc, không có tài sản và, ngay cả cái tên của hắn, hắn cũng không được có nữa. Ở con người của hắn, tất cả đều bị thu hút vào một quyền lợi duy nhứt, một tư tưởng duy nhứt, một đam mê duy nhứt, đó là cách mạng.

Từ chìu sâu thẳm của con người hắn, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, hắn dứt khoát cắt đứt mọi liên hệ với trật tự đã có và thế giới học thức trong toàn bộ, với luật pháp, tư hữu, qui ưóc xã hội và cả những nguyên tắc đạo lý. Hắn phải là kẻ thù không khoang nhượng của thế giới này, và nếu hắn tiếp tục sống ở đó, chính là để tiêu diệt cái thế giới đó như ý muốn.

Người cách mạng khinh bỉ các giáo lý thuần túy, từ bỏ các ngành khoa học thường thức, … Chỉ công nhận một ngành khoa học duy nhất, đó là khoa học hủy diệt.  Hắn sẽ nghiên cứu ngày đêm không ngừng nghỉ khoa học sống động về xã hội dân sự, với các đặc điểm, cơ năng, chức năng, và toàn bộ trật tự xã hội ở mọi mặt để nhằm phá hủy ngay lập tức cái trật tự xã hội xấu xa đó. Người cách mạng miệt thị và thù ghét đạo đức xã hội hiện hữu. Theo hắn, chỉ có bất cứ thứ gì đem đến thắng lợi cho cách mạng đều là đạo đức, bất cứ thứ gì cản trở cách mạng đều là vô đạo đức, và tội ác (Sau 30/04/1975, dân Miền nam  học tập chánh trị, được nghe cán bộ vc nói lại trọn vẹn câu này).

Người cách mạng không đội trời chung với xã hội hiện tại, vì “hể có tao thì không thể có mày nữa”.

Giữa xã hội chưa được giải phóng và hắn là một cuộc chiến thường trực không hề có hòa giải, hòa hợp, diễn ra có thể  công khai hay bí mật, nhưng luôn luôn sanh tử. Hắn phải sẵn sàng chết và sẵn sàng chịu đựng mọi đòn tra tấn.

Người cách mạng nghiêm khắc với chính mình và cả với những kẻ khác.

Mọi thứ tình cảm đều ủy mị, phải thủ tiêu, chỉ giử và nuôi dưỡng niềm đam mê duy nhất, lạnh lùng, vô cảm  là cách mạng.

Trong thâm tâm hắn, hắn chỉ có một niềm hân hoan duy nhất, một an ủi duy nhất, một phần thưởng duy nhất, một thỏa mãn duy nhất, đó là sự thành công của cách mạng.
Suốt ngày suốt đêm, hắn chỉ có một suy tư, một mục đích, đó là sự hủy diệt tối ưu nhứt.
Vì đặt lợi ích cách mạng lên trên mọi lợi ích khác, hắn sẵn sàng giết mọi người cản trở công tác của hắn, bằng chính hai tay của hắn.

2 – Thái độ của người cách mạng với các đồng chí
Người cách mạng chỉ yêu quý và kết bạn với những kẻ cùng làm cách mạng như hắn.  Mức độ tình đồng chí, sự tận tâm và các bổn phận khác đối với đồng chí, chỉ được xác định bởi mức độ ích lợi của đồng chí này đóng góp cho cách mạng hủy diệt.

Khi một đồng chí gặp khó khăn, người cách mạng phải quyết định có nên trợ giúp hay là không.  Trợ giúp không xét theo tình cảm cá nhân của mình, mà chỉ căn cứ trên lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Hắn phải cân nhắc sự hữu ích của đồng chí đang gặp khó khăn đối với cách mạng để lấy quyết định có đáng trợ giúp không.

3 – Thái độ của người cách mạng với xã hội
Người cách mạng sống trong xã hội của một Nhà nước (mục tiêu phải tiêu diệt) chỉ vì hắn tin tưởng sẽ hủy diệt toàn bộ và nhanh chóng xã hội đó . Hắn không thể là người cách mạng nếu hắn cảm thấy thương xót bất cứ điều gì của xã hội ấy. Nếu hắn có khả năng, hắn phải tính đến hủy diệt mọi quan hệ hay mỗi người của xã hội đó. Đối với hắn, mọi thứ và mọi người của xã hội đó đều xấu xa, ghê tởm cần phải được thanh toán sạch.

Với lòng không đội trời chung với xã hội hiện hữu, người cách mạng phải thâm nhập khắp nơi, trong các giai cấp hạ lưu và trung lưu, trong các tiệm buôn, các nhà thờ, các giới trưởng giả, giới công chức, quân đội, văn học, công an mật vụ, và ngay cả trong những cung điện (thời Quân chủ, Tổng thống phủ, Thủ tướng phủ thời Cộng hòa) .
Toàn bộ thành phần xã hội dơ bẩn ấy phải được chia làm 6 loại. Loại 1 phải bị tuyên án tử hình ngay tức khắc. Phải lập danh sách thứ tự những tên tội phạm này theo sự tác hại của chúng đối với sự nghiệp cách mạng, để xử tử theo thứ tự ưu tiên.

Khi lập danh sách, chúng ta không nên chú trọng đến những hành vi phản động và các thứ căm thù phát sinh vì những kẻ thù này có thể kích động dân chúng phản ứng bất lợi cho cách mạng. Phải chú ý đến mức độ ích lợi của cái chết của mỗi tên phản động đối với sự nghiệp cách mạng. Vậy phải trừ khử trước hết những kẻ rất có hại cho tổ chức cách mạng, sự ám sát hàng loạt dữ dội sẽ gây kinh hoàng cho chánh quyền hiện hữu. Loại ra khỏi chánh quyền những viên chức cương quyết và có thật tài sẽ làm suy yếu quyền lực của chánh quyền đó (Lý do Hà nội giết các ông Nguyễn văn Bông, Trần văn Văn, ..trước kia Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà, Trần văn Thạch, …à.

Loại 2 gồm những kẻ mà ta tạm tha mạng để chúng kích động sự nổi loạn của quần chúng có lợi cho cách mạng.

Loại 3 gồm những nhân vật cao cấp, và những người, tuy không có tài năng và thực lực đặc biệt, nhưng giàu sang, có địa vị xã hội cao, có ảnh hưởng, có quyền lực, và có nhiều quen biết. Khi chúng ta dùng bạo lực vạch mặt họ, chỉ cho họ thấy họ là những kẻ có tội ác với nhân dân để họ sẽ trở thành tay sai của chúng ta.

Tài sản của họ, ảnh hưởng của họ, quyền lực của họ, và những quen biết của họ là một kho tàng vô tận của chúng ta, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp của chúng ta (Trương Như Tảng, Nguyễn Hũu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Lâm văn Tết,….).

Loại 4 gồm những người có tham vọng chính trị, và những đảng viên các đảng tự do. Chúng ta cùng mưu tính với họ, giả vờ tuân thủ các kế hoạch của họ. Đến khi chúng ta nắm quyền kiểm soát họ, thì chúng ta vạch mặt họ và dùng họ để gây rối loạn trong nước.

Loại 5 gồm những lý thuyết gia, những tên mưu đồ, những người cách mạng, và những kẻ chuyên nói và viết dông dài về chính trị. Chúng ta nên cổ xúy họ, để họ sáng tác những tuyên bố nảy lửa, kêu gọi bạo loạn, sau cùng, làm sao cho phần lớn bọn họ biến mất không để lại tung tích, và những người cách mạng thực sự nhờ đó hưởng lợi (Sơn Nam, Hoàng Trọng Miên. Trần Thúc Linh, Trần Tấn Quốc, Thanh Nghị, Tôn Thất Dương Kỵ, Lý Chánh Trung, Lữ Phương, Phi Bằng,, ….)

Loại 6 khá quan trọng chỉ gồm các phụ nữ, có thể chia làm 3 loại nhỏ .

Loại phụ nữ 1 gồm những người nhẹ dạ, ngu xuẩn, không trí óc, mà chúng ta xử dụng như đàn ông loại 3 và loại 4 (Nguyễn thị Kim Ngân, Tòng thị Phóng, Kim Tiến, …).

Loại phụ nữ  2 gồm những phụ nữ hăng say, tài năng, tận tâm, nhưng chưa đi với chúng ta, vì họ chưa giác ngộ cách mạng, chưa có kinh nghiệm thực tế, và thiếu lòng say mê cách mạng . Họ phải  được sử dụng như đàn ông loại 5.

Loại phụ nữ  3 gồm những phụ nữ đi hoàn toàn với chúng ta, được chúng ta kết nạp, và chấp nhận toàn bộ chương trình của chúng ta. Chúng ta phải xem họ như một kho tàng quý giá nhứt, đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta (Nguyễn thị Bình, Nguyễn thị Định, thị Ninh,…).

4 – Thái độ của Đảng cách mạng đối với nhân dân
Đàng không có một mục đích nào khác hơn là giải phóng trọn vẹn  nhơn dân và đem lại hạnh phúc cho nhơn dân, nghĩa là của công nhân lao động.

Nhưng vì Đàng tin chắc rằng sự giải phóng và hạnh phúc của nhơn dân chỉ có thể giành được bằng một cuộc cách mạng nhân dân quét sạch tất cả các chướng ngại vật trên tiến trình cách mạng nên Đảng đóng góp tất cả sức mạnh và tài nguyên làm khủng bố và phá hoại để vừa làm cho dân chúng sợ mà dễ chấp hành chỉ thị của cách mạng, vừa gia tăng những đau khổ làm cho nhơn dân  kiệt lực để thúc đẩy họ phải tổng nổi dậy.

Đàng không chấp nhận một cuộc “cách mạng nhơn dân” là một phong trào quần chúng tổ chức theo tư tưởng Tây phương và kết thúc một cách trân trọng với những sở hữu và các truyền thống của trật tự xã hội, và trước điều mà người ta gọi là văn minh, đạo đức. Loại Phong trào quần chúng này cho đến nay chỉ nhằm lật đổ một hình thức chánh quyền và thay thế bằng một thứ khác, và xây dựng một Nhà nước mệnh danh là cách mạng.

Nhân dân chỉ có thể được giải phóng bởi một cuộc cách mạng hủy diệt tận gốc rễ Nhà nước, và hủy bỏ tất cả các truyền thống, các giai cấp, và trật tự xã hội hiện tại (lúc đó là nước Nga).

Vã lại Đàng không có ý định áp đặt lên nhân dân một tổ chức từ trên mà  hình thành, bỡi đó là công việc của các thế hệ mai sau. Sự nghiệp của chúng ta là làm một cuộc hủy diệt khủng khiếp, rốt ráo, toàn bộ, và không khoang nhượng.

Để tìm cách tiếp cận với nhân dân, trước hết Đảng  liên minh với những nhân vật không ngừng chống đối chánh quyền, một cách trực tiếp hay gián tiếp, bằng lời và bằng hành động, … Đảng cũng liên minh với những kẻ cướp táo bạo, đó là những người cách mạng thực sự và duy nhứt, đáng tin cậy.

Bìến đổi các bang hội lục lâm, ăn cướp, du đảng thành một lực lượng vô địch, có khả năng hủy diệt tất cả các cản trở trên đường đi của mình, đó là sự nghiệp của đảng, mưu đồ của đảng, và mục đích của đảng.

Vì thế khi tiếp cận với nhân dân, chúng ta trước hết phải tìm cách kết hợp với những thành phần nhân dân vô sản, họ không ngừng chống đối những thành phần liên hệ xa gần với chánh quyền như công chức, tư sản, doanh thương, … Chúng ta làm cách mạng là phải liên kết với những kẻ cướp bạo dạng bởi họ mới là những người cách mạng thật sự (lúc bấy giờ chống lại nhà nước Nga).

Giải tán những băng đảng cướp để biến chúng thành một sức mạnh cách mạng vô địch để tiêu diệt tất cả trên tiến trình cách mạng, đó sẽ là sự nghìệp của tổ chức cách mạng của chúng ta, của kế hoặch của chúng ta, đó sẽ là mục đích thật của người cách mạng cộng sản chúng ta.

Nhận xét

Kiểm điểm lại thành tích của đảng cộng sản ở Việt nam, chúng ta có thể quả quyết Hồ Chí Minh và đảng cộng sản do ông dựng lên đúng là sản phẩm trí tuệ tinh ròng của Serge Netchaïev. Nói cách khác, theo quan hệ tông chi, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản việt nam là con đẻ của Lê-nin và Staline, gọi Mao bằng bác, cháu đích tôn của Serge Netchaïev.

Hồ Chí Minh và đại bộ phận đảng viên lãnh đạo đều không giử tên thiệt của mình. Riêng Hồ Chí Minh có hằng trăm tên khác nhau.

Hồ Chí Minh đúng là một người cộng sản gưong mẫu bực nhứt. Những ngày đầu xuống tàu thủy của Tây rửa chén, rửa chảo, quét đọn nhà bếp, Hồ Chí Minh lãnh lương còn biết gởi tiền về nuôi cha ở Việt nam. Nhưng từ sau khi trở thành người cộng sản, ông bỏ hẳn tình cha con anh chị em vì cho đó chỉ là thứ tình cảm ủy mỵ tiểu tư sản. Trong thập niên 50, về Hà nội, Bà Nguyễn thị Thanh tới thăm, ông chỉ tiếp chị không quá 30 phút vì bận việc nước?

Vâng lời Staline, chấp hành chỉ đạo của Mao Trạch-đông, ông ban hành lệnh cải cách ruộng đất để thanh toán giới nông dân có ăn và trung lưu, cả quân nhân, cán bộ đảng viên gốc tiểu tư sản và có học, theo kháng chiến ví lòng yêu nước thật sự, để sau đó đảng cộng sản chỉ còn đảng viên gốc du đãng, tội phạm hình sự, bần cố nông, những người vốn dễ vâng lời không cần suy nghĩ . Thanh lọc xã hội để phục vụ cách mạng.

Trong vụ Bà Năm Cát Hanh Long, Hồ Chí Minh hiện rõ, nổi cộm đúng là một người cộng sản chuyên chính. Khóc tỏ lòng thương tiếc người phụ nữ nạn nhân để tránh gây xúc động trong quần chúng bất lợi cho cách mạng lúc đó, ông vẫn để cho Đội Cải cách giết nạn nhơn đúng theo đạo đức cách mạng.

Để tự bênh vực việc làm gian ác của mình, Hồ Chí Minh viết trên báo Nhân Dân tố cáo Bà Năm là “Địa chủ ác ghê” với những tội do chính ông bịa đặt hoàn toàn dưới tên CB .
Xin kể một giai thoại về Hồ Chí Minh để thấy tại sao ông chủ trương hủy diệt triệt để xã hội  khi cách mạng cướp được chánh quyền. Tháng 6/1946, Tướng Salan của Pháp cùng Hồ Chí Minh trên đường qua Pháp, máy bay dừng lại ở Ấn độ. Nghe Tướng Salan ca ngợi vẻ đẹp của Đền Taj Mahal trong lúc thăm viếng, Hồ Chí Minh trả lời: “Tôi bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp kiến trúc, nhưng tôi muốn đừng ai mời tôi chiêm ngưỡng những đề tài loại này . Chúng tôi sẽ phải khởi đầu từ mảnh đất trống trơn . Chính từ đó, chúng tôi sẽ rút tỉa tinh hoa cách mạng của chúng tôi sau khi đã thanh toán sạch quá khứ” (Salan, Memoires, t. I , trg 386, Jacques de Folin trích dẩn trong Indochine, 1940-1955, Perrin, Paris, 1993).
Vì lợi ích cách mạng, Hồ Chí Minh không ngần ngại nói dối để gạt cả thế giới khi trả lời Hãng Reuter, ông quả quyết: “Việt Minh không phải là một đảng toàn trị, Việt Minh không phải cộng sản” (Jacques de Folin, sđd, trg 189).

Sau khi Lê-nin chết, Hồ Chí Minh hội nhập vào bộ máy của Kominterne. Và sợ bị nghi ngờ thân Boris Savourine, ông còn tự đặt mình trọn vẹn dưới trướng của Zinoviev và Staline. Từ đây, Hồ đã tích cực hoạt động khủng bố dưới sự lãnh đạo của bộ máy bí mật Kominterne. Nhắc lại những chi tiết này để giúp những người còn ảo tưởng Hồ Chí Minh là người có tinh thần dân chủ, yêu nước, muốn vận động vai trò lịch sử hồ chí minh để dựa vào đó chuyển hoá chế độ hiện tại ở Việt nam theo dân chủ, hảy rũ bỏ ngay đi cái ảo tưởng nguy hiểm này.

Tướng Giáp khẳng định Hồ chí Minh là một người cộng sản cuồng tín nhưng theo ý tốt của Giáp nhằm đề cao lãnh tụ: “Bác Hồ đến với chủ nghĩa lê-nin (léninisme). Với Bác, chủ nghĩa lê-nin chính là mặt trời mang lại niềm vui và hạnh phúc. Ngọn cờ chủ nghịa lê-nin chính là biểu tượng của đức tin, là ngọn đuốc của hi vọng, con đường cứu nước duy nhứt” (Jacques de Folin, sđd, trg 80).

Di sản của Marx và Netchaïev với “Giáo lý của người cách mạng” vốn là cha đẻ các phong trào cách mạng cộng sản trong thế kỳ XX (Alnert Camus, L’homme révolté, Gallimard, Paris, 1951, trg 210) vẫn còn được người cộng sản Hà Nội ngày nay áp dụng vào thực tế cai trị Vìệt nam ở nhiều mặt, như khủng bố những người yêu nước trong sáng, lương thiện, phần lớn là phụ nữ và tuổi trẻ bằng lực lượng công an du đảng, thẳng tay sát hại đồng chí tranh giành quyền lực, cướp tài sản nhân dân, … . Dưới ánh sáng của “Giao lý của người cách mạng”, đảng cộng sản Hà Nội quả thật là một đảng cướp: cướp chánh quyền vì chưa bao giờ biết thỏa hiệp với nhân dân, cướp tài sản nhân dân, cả mạng sống nhân dân …khi nắm đưọc chánh quyền.

Riêng về chủ thuyết lãnh đạo thì ngày nay đã thay đổi rỏ, đảng cộng sản chỉ “Giữ độc tài chánh trị với độc đảng. Tư tưởng duy nhứt, đam mê duy nhứt, mục đích duy nhứt của đảng cách mạng là tiền!” .

——————–
Chú Thích:
(*) Trong bài “Chung quanh những luận điểm mới về Hồ Chí Minh – Dĩ bất biến, ứng vạn biến và giải pháp Dân chủ Việt nam”, tác giả, tôi, có ghi xuất xứ “Giáo lý của người cách mạng, Serge Netchaïev” khi nói vể Hồ Chí Minh phải cướp chánh quyền ở Chánh phủ Trần Trọng Kim.






No comments:

Post a Comment