Friday, January 3, 2020

TẠI SAO KINH TẾ THỊ TRƯỜNG KHÔNG THỂ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA? (Nguyễn Hữu Đổng - Viet-Studies)




Nguyễn Hữu Đổng  -  Viet-Studies
02/01/2020

Kinh tế, thị trường, xã hội là các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Các khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên khái niệm kinh tế thị trường xã hội. Phát triển kinh tế thị trường phụ thuộc vào thể chế kinh tế thị trường đúng đắn. Xã hội không thể phát triển nếu thiếu thể chế kinh tế thị trường. Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và một số văn bản chính sách, pháp luật khác. Vậy tại sao kinh tế thị trường lại không thể định hướng xã hội chủ nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, cần phải lý giải khái niệm “xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường” là gì?

Xã hội chủ nghĩa là gì?

Xã hội chủ nghĩa là cụm từ gồm các khái niệm “xã hội” và “chủ nghĩa”.

Khái niệm “xã hội” gồm các từ “xã” và “hội”. Từ là nói về bản chất hoạt động của các “nhóm” (tập thể) trong “cộng đồng” (xã hội); từ hội là nói về tính chất tổ chức của các “cá nhân” (tập thể) trong nhóm. Tức giữa xã (bản chất nhóm) và hội (tính chất cá nhân) là tồn tại thực chất cộng đồng (xã hội các loài sinh vật, thực vật, động vật, loài người).

Mô hình cấu trúc mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các cá thể, tập thể, xã hội được biểu thị như sau: tập thể (bản chất: hoạt động của các nhóm) – xã hội (thực chất: tổ chức, hoạt động của các cá nhân, nhóm, cộng đồng các loài sinh vật, thực vật, động vật, loài người) – cá thể (tính chất: tổ chức của các cá nhân).

Tức xã hội là nói về cá nhân, nhóm, cộng đồng các xã hội loài vật (sinh vật, thực vật, động vật), loài người. Xã hội loài người là khác với xã hội loài vật. Xã hội loài người thì tự nó có thể bảo đảm được các mục tiêu “công bằng, bình đẳng, công lý”; còn xã hội loài vật thì tự nó không thể bảo đảm được các mục tiêu như vậy.

Xã hội phát triển tức là loài vật, loài người đều phát triển. Loài vật không phát triển thì loài người cũng không thể phát triển. Xã hội loài người phát triển là khái niệm biểu hiện thực chất “sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi, giá trị, tinh thần giữa các cá nhân (cá thể), nhóm (tập thể), cộng đồng (xã hội)” [1]. Xã hội phát triển gắn với chế độ xã hội “tiến bộ” và “dân chủ”; còn xã hội “không phát triển” (xã hội phản phát triển) là gắn với chế độ xã hội “không tiến bộ” (xã hội phản phát triển hay thoái bộ), chế độ xã hội “phản dân chủ” (chế độ phong kiến).

Khái niệm “chủ nghĩa” gồm có các từ “chủ” và “nghĩa”. Từ chủ là nói về bản chất “bên trong” (bản chất: chủ thể) của khái niệm chủ nghĩa; từ hội là nói về tính chất “bên ngoài” (tính chất: khách thể) của khái niệm chủ nghĩa. Giữa chủ và nghĩa là tồn tại “thực thể” (thực chất: thật) của khái niệm chủ nghĩa. Khái niệm chủ nghĩa được các nhà ngôn ngữ học nhìn nhận là “tư tưởng về triết học, chính trị” [2, tr. 174].

Tức là, khái niệm chủ nghĩa được biểu hiện ở ba hình thức tư tưởng cơ bản như sau: tư tưởng bên trong “tiến bộ” (bản chất: tư tưởng đúng); tư tưởng bên ngoài “phản tiến bộ” (tính chất: tư tưởng sai); và tư tưởng tiến bộ thật sự (thực chất: tư tưởng đúng thật) ở giữa. Do vậy, tư tưởng thì cần phải tiến bộ thật, còn chủ nghĩa thì cần phải đúng thật.
Khái niệm xã hội và chủ nghĩa là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên khái niệm “chủ nghĩa xã hội” (bản chất: tư tưởng đúng, nhưng chưa thật), “xã hội chủ nghĩa” (tính chất: tư tưởng sai, không thật). Điều đó có nghĩa, khi cụm từ ‘chủ nghĩa’ đứng sau cụm từ ‘xã hội’ thì chúng trở thành tính từ hay tính chất “xã hội chủ nghĩa” [2, tr. 1140] – tư tưởng sai; tức xã hội chủ nghĩa là khái niệm đã “bị đánh tráo” [3] từ khái niệm “đúng” (bản chất: chủ nghĩa xã hội - chưa thật) thành khái niệm “sai” (tính chất: xã hội chủ nghĩa, không thật).

Xã hội chủ nghĩa là nói về tính chất của xã hội. Tính chất tốt đẹp của xã hội chỉ có thể là xã hội phát triển, tiến bộ, hay xã hội có mục tiêu dân chủ và giàu mạnh.

Do vậy, cụm từ xã hội chủ nghĩa được các đảng viên cộng sản nêu ra là không khoa học; tức xã hội không thật (tính chất giả dối), hay xã hội “phản phát triển” (tính chất sai: phản tiến bộ, phản dân chủ). Nói cách khác, xã hội chủ nghĩa là không thể hướng tới các mục tiêu dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là gắn với chế độ xã hội, hình thành nên kinh tế thị trường xã hội.

Trong xã hội phong kiến thì không thể có kinh tế thị trường; tức xã hội phong kiến thì không thể phát triển. Điều đó có nghĩa, thiếu kinh tế thị trường thì xã hội loài người không thể “phát triển” (sống thật). Bởi vậy, trong quốc gia dân chủ, kinh tế thị trường giữ vai trò “trung tâm” (ở giữa).

Mô hình cấu trúc của kinh tế thị trường hay phát triển có thể được biểu thị như sau: chưa phát triển (bản chất kinh tế tri thức: sự sống) – phát triển (thực chất kinh tế thị trường: sống thật) – không phát triển (tính chất kinh tế công nghiệp, nông nghiệp: cái chết).

Nếu so sánh kinh tế thị trường với các con số và bộ phận của thể trạng con người thì kinh tế thị trường tương tự như cái “cổ” gắn với thanh quản, khí quản, thực quản (số 3 - phần cổ); kinh tế nông nghiệp, công nghiệp tương tự như cái “dạ dày”, “trái tim” gắn với các chi tay, chân (số 1 - phần thân); còn kinh tế tri thức tương tự như “bộ não” gắn với các giác quan (số 2 - phần đầu). Con người sống được là nhờ có ba bộ phận cơ bản này. Mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa chúng có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: số 2 (bản chất: phần đầu) – số 3 (thực chất: phần cổ) – số 1 (tính chất: phần thân).

Điều đó có nghĩa, kinh tế thị trường có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất tổ chức, hoạt động của các cá nhân (doanh nghiệp tư nhân: số 1); nhóm (doanh nghiệp liên doanh, cổ phần: số 2); cộng đồng (doanh nghiệp hoạt động công ích, tư nhân, liên doanh, cổ phần: số 3).

Trong một quốc gia, về hình thức, kinh tế thị trường được nhìn nhận ở “thể chế kinh tế thị trường”. Thể chế kinh tế thị trường là khái niệm biểu hiện thực chất các cá nhân, nhóm, cộng đồng xây dựng, thực hiện nguyên tắc pháp luật, bảo đảm đạt được các mục tiêu chính sách phát triển, tức bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giữa các doanh nghiệp hoạt động công ích (doanh nghiệp gắn với “thể chế chính trị”), doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp gắn với “thể chế kinh tế”), doanh nghiệp liên doanh, cổ phần (doanh nghiệp gắn với “thể chế văn hóa” [4]).

Mô hình cấu trúc của thể chế kinh tế thị trường có thể được biểu thị như sau: thể chế kinh tế thị trường chưa đầy đủ (bản chất kinh doanh: pháp luật chưa đúng đắn; kinh tế tăng trưởng về chất lượng) – thể chế kinh tế thị trường đầy đủ (thực chất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: pháp luật đúng đắn; kinh tế phát triển) – thể chế kinh tế thị trường không đầy đủ (tính chất sản xuất: pháp luật không đúng đắn; kinh tế tăng trưởng về số lượng).

Từ mô hình cấu trúc nêu trên cho thấy, ở Việt Nam là chỉ có thể chế kinh tế thị trường không đầy đủ; bởi vì, pháp luật không đúng đắn, thể chế kinh tế thị trường “méo mó” (kinh tế thị trường đã không bảo đảm quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân). Hiện nay, kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa được thế giới công nhận.

Nhìn về tính chất (hình thức mục tiêu), kinh tế Việt Nam mặc dù tăng trưởng có thể vượt chỉ tiêu “con số” đặt ra (7,02% năm 2019), nhưng nhìn về thực chất (nội dung, nguyên lý mục tiêu) thì con số đó là không thật (giả dối); tức đất nước không thể phát triển hay “không chịu phát triển” [5], nếu không chú trọng tăng trưởng kinh tế về chất lượng, mà chú trọng “tô hồng” các “con số” (số lượng).

Kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa liệu có dung hợp với nhau?

Từ các phân tích ở trên cho thấy, kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa là không thể dung hợp với nhau. Nói một cách hình ảnh cho thấy rằng, kinh tế thị trường tương tự như “nước” (hình thành nên sự sống), còn xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa xã hội thì như “lửa” (dẫn đến cái chết). Lửa (dương, nóng) và nước (âm, lạnh) là không dung hợp với nhau.

Xã hội loài vật, loài người chỉ có thể tồn tại khi con người biết bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi, giá trị, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong xã hội loài người.

Xã hội phát triển chỉ gắn với thể chế kinh tế thị trường đầy đủ; trong khi thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam lại định hướng “xã hội chủ nghĩa” (tính chất: sai trái) chứ không phải là hướng tới “xã hội dân chủ pháp quyền phát triển” [6].

Do vậy, về thực chất, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và một số văn bản chính sách, pháp luật khác là “một khái niệm chưa thật khoa học cả nội dung lẫn học thuật” [7]. Nói cách khác, kinh tế thị trường là không thể định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây có thể được coi là tư tưởng giáo điều điển hình của những đảng viên cộng sản trung thành với chế độ xã hội phản tiến bộ.

Kết luận

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp Việt Nam và các văn bản pháp luật khác là một biểu hiện tư tưởng phản tiến bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội của “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hay tư tưởng “Đảng Cộng sản Việt Nam…là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [8] trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường đều là tư tưởng phản tiến bộ. Các tư tưởng này là trái với quy luật khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội loài người, rất cần phải được loại bỏ khỏi Hiến pháp Việt Nam.

Hiện nay, tư tưởng của những người đảng viên cộng sản nói chung trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, về cơ bản là không thật. Tức tư tưởng giả dối (sai trái) là “chính” (sai nhiều); tư tưởng chân thật (đúng đắn) chỉ là “phụ” (đúng ít).

Các tư tưởng giả dối, trong đó có tư tưởng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được xuất phát từ các tư tưởng sai lầm chủ yếu sau đây:

Một là, tư tưởng về “chủ nghĩa duy vật biện chứng” (chủ nghĩa nội dung, hình thức; thiếu thực chất) của C. Mác, hay tư tưởng “ba phải” của nhiều đảng viên cộng sản - tư tưởng sai trái. Các tư tưởng này cần phải được loại bỏ bằng cuộc đấu tranh “chống chủ nghĩa hình thức” và “chống ba phải” [9].

Hai là, tư tưởng không chấp nhận cơ chế “tam quyền phân lập” [10] của “thần linh pháp quyền” (quyền lập pháp độc lập, hành pháp đối lập, tư pháp trung lập) trong nền kinh tế thị trường của “Bộ Chính trị” [3] (bộ không khoa học, không chân thật: bộ cai trị), Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng này cần phải được loại bỏ bằng cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân dân để hình thành chế độ “đa đảng chính trị” (các đảng phái chân thật, tiến bộ) và cơ chế tam quyền phân lập trong quá trình xây dựng, thực hiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ ở Việt Nam.

Để có tư tưởng và hành động đúng đắn (thống nhất tư tưởng và hành động) trong xây dựng thể chế kinh tế thị trường và bảo vệ Tổ quốc, cần phải thay đổi Hiến pháp; đồng thời, loại bỏ “hệ tư tưởng phụ thuộc” (tư tưởng không độc lập, tự do) vào các loại hình “chủ nghĩa”, như ‘chủ nghĩa duy vật’, ‘chủ nghĩa tư bản’, ‘chủ nghĩa xã hội’, ‘chủ nghĩa cộng sản’,… của các đảng viên cộng sản; bởi vì, khái niệm “chủ nghĩa” (bản chất: tư tưởng không khoa học, không chân thật) là đối lập với khái niệm “thật” (thực chất: tư tưởng khoa học, chân thật).

So sánh một cách hình ảnh tư tưởng của nhân dân Việt Nam với các con số và “Tết tây” (thật sự Tết: số 1), “Tết ta” (sự thật Tết: số 2), “Lễ Chúa Giáng sinh” (Tết thật: số 3) ở giữa Tết tây và Tết ta, có thể nhận thấy rằng:

Chỉ khi nhân dân Việt Nam được sống độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự về tư tưởng và hành động – tương tự nhân dân được mừng sự sống “năm mới” độc lập (tính chất kinh tế “hiệu quả”: số 1, Tết tây), mừng sức sống “năm cũ” tự do (bản chất văn hóa “tiết kiệm”: số 2, Tết ta), mừng cuộc sống “năm cũ, năm mới” độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự (thực chất chính trị xã hội “phát triển”: số 3, Lễ Chúa Giáng sinh) – thì kinh tế thị trường ở Việt Nam mới có thể phát triển nhanh và bền vững, thực hiện các mục tiêu xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

.…………………..

Tài liệu trích dẫn:


[2] Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.






[8] Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.









No comments:

Post a Comment