Friday, January 24, 2020

QUYỀN CỦA THẨM PHÁN JOHN ROBERTS TRONG VỤ ÁN XỬ TỔNG THỐNG DONALD J. TRUMP (Martin London - TIME)




Martin London
DCVOnline dịch
Posted on January 23, 2020

Thẩm phán John Roberts có nhiều quyền hơn TNS Mitch McConnell muốn người ta hiểu. Nhưng liệu ông sẽ dùng đến nó hay không?

Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ, TNS Mitch McConnell. Nguồn: Erin Schaff/The New York Times

Trong nhiều mặt, Hiến pháp Mỹ mơ hồ. Và không có phần nào trong Hiến pháp Hoa Kỳ có nhiều khoảng trống hơn các điều khoản về việc buộc tội.

Vào thời điểm soạn thảo Hiến pháp, người Mỹ vẫn đang hồi phục sau cuộc chiến tranh giành độc lập kéo dài 8 năm mà đối thủ của họ là quân dội của Vua Anh George III – vị vua chuyên chế đã tước bỏ quyền tự trị của người ở châu Mỹ. Vì vậy, trong khi những người lập quốc hiểu sự cần thiết của một nhánh hành pháp cho bất kỳ chính phủ hiệu quả nào, họ vẫn cảnh giác tái tạo một cơ chế gần với chế độ quân chủ. Kết quả là một thỏa hiệp, một nhà nước ba bên gồm ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Một trong những cách kiểm soát cơ chế này là trao cho cơ quan lập pháp quyền loại bỏ bất kỳ thành viên nào của nhánh hành pháp, kể cả Tổng thống, bằng cách buộc tội.
Nhưng những người lập quốc đã chọn không cung cấp nhiều chi tiết liên quan đến tiến trình buộc tội. Tất cả những gì họ nói với chúng ta trong Điều I là (i) “Hạ viện là cơ quan duy nhất có quyền buộc tội”, và “Thượng viện là cơ quan duy nhất để xử tất cả các vụ án buộc tội”, (ii) “Khi Tổng thống Hoa Kỳ bị xét xử , Chánh án Tối cao Pháp viện sẽ chủ tọa” và (iii) phải đạt được hai phần ba phiếu để kết án, và hình phạt được giới hạn trong việc bãi nhiệm (tổng thống).

VIDEO :
Thẩm phán TCPV John Robers, Viên chức Chủ tọa phiên tòa xử tổng thống Donald J. Trump tại Thượng viện. Nguồn: Wasshington Post

Chỉ có vậy. Điều Luật I này không nói gì về các nhân chứng, điều trần hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác về thủ tục ở lưỡng viện. Thật vậy, chỉ đến khi chúng ta đọc được Điều II, chúng ta mới biết được tiêu chuẩn cho việc buộc tội và kết án là “Phản quốc, Hối lộ, hoặc Tội ác và Hành động Phi pháp khác.”

Bây giờ, trước phiên tòa buộc tội tổng thống lần thứ ba trong lịch sử, chúng ta đang vật lộn với các vấn đề thủ tục mà những người sáng lập không xác định, nhưng điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề phạm tội của vị Tổng thống hiện nay.

Câu hỏi nổi bật nhất hiện nay là Thượng viện có được nghe các nhân chứng không? Tiền lệ cho thấy câu trả lời là ngay bây giờ, có — đã có 15 vụ án buộc tội trước đây tại Thượng viện (hai liên quan đến tổng thống) và tất cả đều có lời khai nhân chứng tại Thượng viện. Và không có điều khoản Hiến pháp nào chống lại việc nghe các nhân chứng trong những gì Hiến pháp gọi là một phiên tòa buộc tội, lên án. Nhưng Mitch McConnell, Lãnh đạo đa số tại Thượng viện, rõ ràng sẵn sàng bỏ qua tiền lệ và vì thế đã từ chối cam kết gọi nhân chứng ra điều trần. Ông ta thậm chí còn cho rằng lời thề hiến pháp của ông là “thực thi công lý vô tư”, cho phép ông ta phối hợp mọi khía cạnh để xắp xếp phiên tòa có luật sư cho Tổng thống, và họ phản đối vệc nghe lời khai của các nhân chứng.

Khoan đã. Trong khi McConnell không được đề cập trong Hiến pháp thì Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts được Hiến pháp nói đến. Thật vậy, chính Chánh án Hoa Kỳ sẽ là người chủ trì phiên tòa xét xử, chứ không phải là Lãnh đạo đa số tại Thượng viện. Vậy tại sao Roberts lại không lấy quyết định về việc các nhân chứng sẽ xuất hiện hay không?

Không có bất cứ điều gì trong Hiến pháp nói ngược lại, có vẻ như đã rõ ràng những tranh chấp có hay không có nhân chứng nên được giải quyết theo hiến pháp bằng phán quyết của “Viên chức Chủ tọa” phiên tòa. Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta tuân giữ yếu tố bảo thủ trong ngành tư pháp của chúng ta, nhất định theo đúng một cách nghiêm ngặt cấu trúc của các từ ngữ của bất kỳ điều khoản hiến pháp hoặc luật định nào.

Tại sao “Để cho Viên chức Chủ tọa quyết định” lại không phải là nguyên tắc hướng dẫn ở đây? Bởi vì Thượng viện, dù không có một ly thẩm quyền lập hiến, đã thông qua một bộ quy tắc có thể loại bỏ quyền hạn của “Viên chức chủ tọa” để chủ tọa phiên tòa.

Những quy tắc Thượng viện lập ra có hợp Hiến hay không? Tôi giữ một bản sao của Hiến pháp trong ba lô của tôi. Tôi đã đọc lại nó cả chục lần. Tôi không thấy gì trong Hiến pháp trao cho McConnell, hoặc một đàn cừu thượng nghị sĩ, quyền hạn chế quyền hạn hiến định của Chánh án Tối cao Pháp viện — và nghĩa vụ — để chủ tọa phiên tòa về vụ án [kết tội tổng thống] lần này.

Có một biện pháp nào để khắc phục hành vi tiếm quyền bất hợp pháp này không? Có. Biện pháp khắc phục là để Chánh án Hoa Kỳ thực hiện nghĩa vụ tuyên thệ của ông và “chủ tọa” phiên tòa không bị cản trở vì những quy tắc vi hiến do Thượng viện đề ra. Nếu ông ấy thấy cần gọi nhân chứng, ông ta có quyền hạn và nghĩa vụ phải làm như vậy, bất kể McConnell nghĩ gì.

Nhưng ngay cả khi cứ giả định rằng Thượng viện đã được quyền, từ một nguồn không xác định, đưa ra các quy tắc buộc tội điền vào chỗ mà những người lập quốc để trống, từ đó khẳng định rằng Thượng viện có thể phủ quyết “Viên chức chủ tọa” về bất kỳ vấn đề nào hay không? Nguồn mà Thượng viện tuyên bố là Quy tắc buộc tội VII của Thượng viện, đã viết, “Viên chức Chủ tọa” chủ trì phiên tòa có thể phán quyết tất cả các câu hỏi về bằng chứng, gồm, nhưng không giới hạn ở các câu hỏi liên quan, tính quan trọng và trùng lặp bằng chứng và các câu hỏi ngẫu nhiên…” Nhưng sau đó, trong quy tắc đó, Thượng nghị sĩ đã tự cho họ quyền, theo đa số phiếu, để phủ quyết những quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Những gì Hiến pháp đề ra, Thượng viện đã tiếm đoạt.

Quy tắc VII cũng là cơ sở của nhiều bài báo viết sai rằng mọi phán quyết của Chánh án đều có thể bị Lãnh đạo khối đa số ở Thượng viện, hay đa số phiếu, phủ quyết, và do đó, việc bổ nhiệm Chánh án chi là thuer tục “nghi lễ”. Có thật thế không? Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bạn không tìm thấy từ ngữ “nghi lễ” trong bản sao Hiến pháp của bạn, vì tôi cũng không thể tìm thấy nó trong bản sao của mình.

Kết luận:

1.    Thượng viện thiếu thẩm quyền áp dụng bất kỳ quy tắc nào đặt ra hay bất kỳ giới hạn nào đối với quyền hạn của Chánh án Tòa án trong việc chủ tọa phiên tòa này. Với tư cách là “Viên chức Chủ tọa”, Thẩm phán Roberts có thẩm quyền vô hạn để buộc sự tham dự của các nhân chứng và trưng dẫn tài liệu, và nếu có dịp, ông ấy nên ra lệnh.

2.    Ngay cả khi người ta cho rằng Quy tắc Thượng viện VII là hợp hiến, quy tắc này khá hạn chế và có thể sẽ không ngăn cản được việc Chánh án ra trát đòi hỏi phải có nhân chứng hoặc trưng dẫn tài liệu. Khả năng lật ngược phán quyết về mức độ liên quan không phải là một sự cho phép toàn quyền để phủ quyết mọi hành động của “Viên chức Chủ tọa”.

Liệu Thẩm phán “cơ chế” của chúng ta có thể làm đúng trong phiên tòa này hay không?

VIDEO:

Tác giả Martin London là một luật sư đồng chủ công ty luật Paul, Weiss, Rifkind, Wharton & Garrison đã nghỉ hưu và là tác giả của “The Client Decides”; ông là luật sư chính cho Phó Tổng thống Spiro Agnew.

© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: 
January 20, 2020







No comments:

Post a Comment