Thursday, January 2, 2020

LẠI THÊM NHỮNG CHE ĐẬY MỚI TRONG VỤ BÊ BỐI TRUMP - UKRAINE (theo Washington Post)




Cali Today  (Theo Washington Post
January 2, 2020

(Washington Post) – Một trong những điểm tranh cãi luận tội của lãnh đạo Cộng hoà nhằm bênh vực Tổng thống Donald Trump rõ ràng: Đúng là viện trợ quân sự Mỹ  cho Ukraine bị tạm giữ lại, nhưng cũng đã được phát hành mà không có chuyện có qua có lại nào xảy ra. Vì vậy, không có chuyện gì trái khoáy ở đây. 


Lập luận này vào hôm thứ 5 bị hứng đòn tương đối nặng. 
Ký giả Kate Brannen của Just Security có trong tay bản copy những email trao đổi gốc, không bị bôi xoá, giữa Văn phòng Quản trị và Ngân sách OMB và Bộ Quốc phòng bàn về vấn đề đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine. Điểm đáng chú ý lớn nhất là nội bộ Ngũ Giác Đài rất quan ngại về tính hợp pháp và bền vững của việc này. Bất chấp như vậy, viên chức OMB thông báo, “Chỉ thị rõ ràng từ Tổng thống Mỹ là tiếp tục giữ lại viện trợ” mà không đưa ra  bất cứ lời giải thích nào. 

Nhưng điểm đáng chú ý hơn nữa, sự thật này được che đậy đến bao nhiêu. Những email trên trước đây được công bố nhưng bị bôi đen, nhiều phần bị bôi xoá một cách khó hiểu và đáng ngờ, bao gồm, những vấn đề pháp lý lập đi lập lại, những câu hỏi căn bản về vấn đề giữ lại viện trợ, và những cảnh báo nếu quá trễ trong năm tài khoá (30 tháng 9) thì một số tiền sẽ không bao giờ đến tay Ukraine. 

Sự thật sau đó có vẻ như còn bị che đậy gấp đôi, trong một trao đổi chính thức. Cố vấn pháp lý của OMB Mark Paoletta vào ngày 11 tháng 12 viết thư cho Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO), bảo rằng, Bộ Quốc phòng đã không báo động nguy cơ trên. “Trên thực tế, không có chuyện trong thời gian tạm ngưng viện trợ, Văn phòng Cố vấn Pháp lý Bộ Quốc phòng chỉ ra cho OMB thấy, theo luật, việc này sẽ ngăn cản Bộ Quốc phòng có thể thực thi nghĩa vụ trước năm tài khoá,” Paoletta ghi. 

Nhưng thực tế có ít nhất 3 ví dụ cụ thể, trong đó viên chức Bộ Quốc phòng báo động cho OMB: 

1.    Vào ngày 12 tháng 8, kiểm toán viên của Ngũ Giác Đài, Elaine McCusker nhắc nhở Michael Duffey – Giám đốc các chương trình an ninh quốc gia tại OMB –  “Tiếp tục tạm ngưng có thể ngăn cản Bộ Quốc Phòng thực hiện kịp thời phương hướng chính sách cuối cùng, nhưng tiếp tục trì hoãn sẽ gia tăng nguy cơ thực hiện.” 

2.    Vào ngày 27 tháng 8, McCusker gởi cho Duffey bức thư dự thảo của Ngũ Giác Đài chuẩn bị gởi cho OMB. Trong thư, Thứ trưởng Quốc phòng ghi, “Vì thế mà, chúng tôi liên tục thông báo cho các viên chức OMB rằng, tạm ngưng viện trợ kéo dài qua 19 tháng 8 năm 2019 gây nguy hiểm cho khả năng thực thi viện trợ quân sự của Bộ Quốc phòng thận trọng, đây đủ và phù hợp với Đạo luật Kiểm soát Công quỹ. 

3.    Sau khi tờ Politico vào ngày 28 tháng 8 lôi ra ánh sáng, loan tin viện trợ quân sự cho Ukraine bị rút lại, có những email trao đổi, đưa ra những lập luận tranh cãi, trong đó có một điểm tương tự với tuyên bố trong thư của Paoletta. “OMB không có hành động nào ngăn cản nghĩa vụ những khoản viện trợ này trước khi kết thúc năm tài khoá.” Trong khi đó, McCusker nói rõ ràng với Duffey, không có chuyện này. “Tôi không đồng tình với những điểm tranh cãi sửa đổi, điểm cuối cùng không chính xác với quan điểm thực thi tài chánh, vấn đề mà chúng tôi vẫn liên tục nhắc trong vài tuần qua,” McCusker trả lời. 

Tất cả 3 trao đổi trên đều được bôi đen từ đợt công bố email đầu tiên của Bộ Tư pháp. Một email trong ngày 26 tháng 8 cũng bị bôi xoá, trong đó McCusker báo cho Duffey, Paoletta “dường như tiếp tục hiểu lầm về thủ tục và lịch trình thực hiện viện trợ mà chúng tôi đã cung cấp.” McCuster cũng thông báo nội bộ cho các viên chức Quốc phòng hay, “OMB tiếp tục phớt lờ những giải thích lặp đi lặp lại liên quan đến thủ tục như thế nào.” 

“Liên tục,” “Tiếp tục,” “Nhất mực.” Bộ Quốc phòng dường như tin, thông điệp này đã được chuyển đi không thể nào sai được, nhưng lá thư của Paoletta sẽ khiến người ta tin rằng, vấn đề trên thực sự không được nhắc đến. Rồi hầu hết chứng  cớ cho thấy những bất đồng nội bộ này được bôi xoá khi công bố, vì những lý do không rõ ràng, và đặt ra nhiều nghi vấn. 

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân chủ – California), và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Charles Schumer (Dân chủ -New York) đều đưa tường trình ra làm bằng chứng, nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm hiểu hơn nữa. 

Thêm nữa, bất hoà nội bộ và quan ngại về viện trợ không được thực hiện dường như ảnh hưởng đến quyết định tháo đóng băng chúng vào ngày 11 tháng 9, chỉ chưa đầy 3 tuần trước khi năm tài khoá kết thúc. 

Như vậy, tranh cãi của Cộng hoà rằng viện  trợ cuối cùng cũng được thực hiện, không có chuyện tham nhũng diễn ra, đến đây trở nên huyền ảo. Đầu tiên là do, áp lực đảng phái đáng kể buộc phải thực hiện viện trợ. Thứ hai, đơn khiếu nại của người tố giác bắt đầu từ từ được công khai, khiến Trump có nhiều động lực để rút lui. 

Cộng hoà lập luận, đơn giản không có gì phức tạp ở đó, và không cần thiết phải mời nhân chứng ra khai trong phiên xét xử luận tội ở  Thượng viện. Nhưng một loạt các bằng chứng vững chắc lại cho thấy ngược lại. Những câu hỏi thực sự cần được đặt ra đối với những bôi xoá trên và OMB đã giải quyết toàn bộ câu chuyện như thế nào.” 

Hương Giang (Theo Washington Post) 

--------------------------------------
.
Cali Today  (Theo Just Security
December 2, 2020

(Just Security) – Trước khuyến cáo từ Ngũ Giác Đài về việc rút lại viện trợ quân sự cho Ukraine có thể bất hợp pháp, một viên chức từ Văn phòng Quản trị và Ngân sách OMB nói rõ rằng, chỉ thị đóng băng viện trợ đến trực tiếp từ Tổng thống Donald Trump, theo những tài liệu không bị bôi xoá mà tổ chức Just Security có trong tay. 

Số tài liệu cung cấp những chi tiết mới liên quan đến căng thẳng giữa hai cơ quan có nhiệm vụ thực hiện việc giữ lại viện trợ quân sự cho Ukraine của ông Trump mà không có lời lý giải nào. 

“Chỉ thị rõ ràng từ Tổng thống Hoa Kỳ là tiếp tục giữ lại,” Michael Duffey – Giám đốc các chương trình an ninh quốc gia tại OMB – ghi trong email đề ngày 30 tháng 8 gởi cho viên chức kiểm toán của Ngũ Giác Đài Elaine McCusker. 

Vào tháng trước, một quan toà ra ánh lệnh buộc chính phủ phải công khai gần 300 trang email cho  Trung tâm Liêm chính Công – Center for Public Integrity, liên quan đến vụ kiện Đạo luật Tự do Thông tin. Tài liệu được công bố trong đợt đầu vào ngày 12 tháng 12, và phần còn lại vào ngày 20 tháng 12, trong đó có email của ông Duffey. Nhưng email này cùng với một số email khác bị bôi đen một phần hoặc hoàn toàn. Và bây giờ, chúng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về lý do tại sao những nội dung mới được tiết lộ ngay từ ban đầu đã bị chính phủ che đậy. 

Just Security đã xem xét bản sao những email không bị bôi xoá được bắt đầu từ tháng 6 và đến đầu tháng 10. Tài liệu tiết lộ, càng viên chức Ngũ Giác Đài càng ngày càng quan ngại việc rút lại viện trợ sẽ vi phạm Đạo luật Kiểm soát Công quỹ, trong đó bắt buộc ngành hành pháp phải chi tiêu ngân sách theo sự phân bổ của Quốc hội. 

Đây là một trong nhiều tài liệu mà chính phủ Trump tìm cách che giấu, bất chấp nỗ lực gíam sát của Quốc hội và lệnh toà trong vụ kiện Đạo luật Tự do  Thông tin. Email này bây giờ được công khai hoàn toàn, không bị bôi xoá. 

Email ghi ngày 30 tháng 8 được gởi ra vào cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp gỡ ông Trump để bàn về việc rút lại viện trợ đã diễn ra gần hai tháng. 

Những email tiếp theo cho thấy, McCusker ban đầu đưa ra quan ngại về tính hợp pháp của việc đóng băng vào ngày 25 tháng 7, cùng ngày cuộc điện đàm nổi tiếng giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky diễn ra, trong đó Trump đã gây áp lực buộc đồng nhiệm mở những cuộc điều tra có lợi về mặt chính trị cho ông ta. 

Bộ Quốc phòng gởi ra thêm những cảnh báo cho OMB và Toà Bạch Ốc về tính hợp pháp của vấn đề viện trợ khi đóng băng kéo dài sang tháng 8. Đặc biệt các viên chức Ngũ Giác Đài nói rõ, họ càng ngày càng quan ngại về khả năng của Bộ Quốc phòng trong việc chi tiêu viện trợ Ukraine theo hạn chót bắt buộc vào ngày 30 tháng 9. Nếu không được sử dụng vào hạn chót, tiền sẽ phải quay trở lại Bộ Ngân khố. 

“Chúng tôi luôn luôn quan ngại về hậu quả của việc đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine,” một viên chức Quốc phòng cho hay. Và những quan ngại này nhiều lần được đưa ra với OMB. 

Một viên chức khác cho hay, Ngũ Giác Đài rõ ràng với OMB rằng, họ sẽ không chịu trách nhiệm hay lãnh hậu quả về việc rút viện trợ và làm ngơ những quan ngại từ Bộ Quốc phòng. Ngũ Giác Đài bảo OMB, đến lúc đó, cơ quan nên lãnh trách nhiệm. 

Theo Just Security, McCusker gởi một email cho các viên chức OMB vào ngày 9 tháng 8, cho hay, “Như đã bàn, cho đến ngày 12 tháng 9 tôi không nghĩ chúng tôi có thể đồng tình rằng việc giữ lại viện trợ ‘sẽ không ngăn cản việc thực hiện kịp thời’. Chúng tôi hy vọng nó sẽ không xảy ra, và sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để thực thi một khi có quyết định chính sách, nhưng không thể kéo dài lâu hơn tuyên bố này nữa.” 

Tuy nhiên, phát ngôn nhân của OMB làm giảm nhẹ ý kiến về xung đột giữa hai bên. “Có thoả thuận trong mọi bước đi giữa các luật sư của Bộ Quốc phòng và OMB, những người có trách nhiệm vạch ra cụ thể việc đóng băng, phù hợp với những ưu tiên của Tổng thống,” người này nói. 

Viên chức cao cấp trong chính phủ nhấn mạnh rằng, các viên chức OMB tin McCusker phóng đại những quan ngại về số tiền có thể sẽ không được chi dùng. Viên chức này cho rằng, một số viên chức Quốc phòng khác bất đồng với kết luận của bà. 

Cuối cùng, $350 triệu Mỹ kim viện trợ cho Ukraine không ra khỏi cửa vào cuối năm tài khoá. Tuy nhiên, Quốc hội đã thông qua nghị quyết nhằm bảo đảm số tiền còn lại có thể được sử dụng. 

Hương Giang (Theo Just Security) 

---------------------

LIÊN QUAN









No comments:

Post a Comment