Monday, January 27, 2020

AI TIẾP TAY CHO CORONA? (Mặc Lâm)



NỘI DUNG :

.
.
===========================

 .
27/01/2020

Mùng Hai Tết năm con chuột có lẽ là ngày đáng nhớ trong những cái tết của Việt Nam. Đáng nhớ vì dịch bệnh Corona đã ám ảnh cả nước khi nguồn tin từ các phương tiện truyền thông quốc tế cho biết virus Corona có thể lây sang đường hô hấp và nó có thể gây chết người hàng loạt.

Ủy ban Sức khỏe Trung Quốc và WHO đã xác nhận vi rút mới gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán thuộc chủng Corona, vốn gây ra dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Dịch bệnh SARS đã cướp đi sinh mạng của gần 650 người khắp Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong năm 2002 - 2003.

Chứng bệnh này phát tán nhanh và rộng khắp khiến cho cả hệ thống y tế của một nước có thể sụp đổ dễ dàng và vì vậy nó đang tấn công Trung Quốc, đặc biệt là tại thành phố Vũ Hán, nơi căn bệnh lạ này được tìm ra. Mặc dù nổi tiếng là đất nước có thông lệ che giấu thông tin nhưng lần này Bắc Kinh không thể tiếp tục lấy vải bọc lửa như những năm trước bởi người dân Trung Quốc ngày càng thông hiểu cách truyền tải thông tin dù đang bị bao vây một cách chặt chẽ nhất. Vì vậy mặc dù cả thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân bị phong tỏa nghiêm ngặt nhưng những video clip vẫn thoát ra ngoài chỉ rõ thảm trạng bên trong với những hình ảnh kinh hoàng gây cho người xem có cảm giác đang xem một cuốn phim ma của Holywood.

Một bài báo của VTC cho biết dân Vũ Hán nhiễm virus Corona đổ bệnh ‘như zombie’, thi thể bị bỏ trên hành lang bệnh viện “người dân ở Vũ Hán được yêu cầu tránh các đám đông và các cuộc tụ họp công cộng sau khi tất cả các liên kết giao thông trong thành phố 11 triệu người bị đóng cửa. Bên trong thành phố, người dân hoảng loạn về tình trạng thiếu lương thực.

Các cảnh quay xuất hiện cho thấy xe tăng và sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã di chuyển vào thành phố, nơi được mệnh danh là "zombieland". Trung Quốc cũng đã bổ sung thêm bốn thành phố vào lệnh cấm di chuyển, khiến 41 triệu người bị cách ly”.

Với thông tin rất đơn giản về dịch bệnh quái ác này người dân có thể tìm thấy qua công cụ tìm kiếm Google như: Tránh ở chung phòng với một hệ thống máy lạnh, tránh đi máy bay dân dụng hay xe bus công cộng, tránh đám đông, không đụng chạm thân thể với người khác, dùng khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần, tránh người bị tình nghi là nhiễm bệnh, khi có triệu chứng sốt cao, đau cổ họng và ho liên tục phải khai báo ngay với cơ quan y tế… Vì virus Corona không có thuốc đặc trị nên Trung Quốc rất lo bị phát tán trên diện rộng nếu tình trạng lây lan không thể kiểm soát thì số người chết không ai tưởng tượng nổi là bao nhiêu.

Trong khi đó tại Việt Nam, chính phủ rất chậm chạp trong việc phòng tránh và có những biện pháp mạnh mẽ nhằm không chế dịch bệnh. Hàng đoàn khách du lịch từ Vũ Hán vẫn tiếp tục vào Đà Nẵng rồi đi Nha Trang mà không bị bất cứ biện pháp ngăn ngừa nào. Cửa khẩu các tỉnh phía Bắc mở toang bất kể sự lo âu của người dân. Chính phủ không tin rằng dịch bệnh sẽ nguy hiểm như Bắc Kinh đang lo sợ và vì vậy những hành vi tiếp tay lây nhiễm đang xảy ra mọi nơi nhất là tại các cơ quan du lịch.

Tình đến ngày mùng hai tết đã có 6.700 du khách Trung Quốc đã đến Quảng Ninh du xuân 3 ngày Tết

Thông tin do Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Phạm Ngọc Thuỷ cho biết khi trao đổi với VietNamNet. Theo ông Phạm Ngọc Thuỷ, ngày 30 Tết Nguyên đán có 3.000 khách Trung Quốc nhập cảnh theo đường bộ, hàng không và đường biển. Ngày mùng 1 Tết có khoảng 1.900 khách và hôm mùng 2 Tết có 1.800 khách từ Trung Quốc nhập cảnh vào Quảng Ninh.

Lạ một điều là Tổng cục Du lịch không yêu cầu dừng các đoàn khách tới Việt Nam từ các vùng có nguy cơ viêm phổi Vũ Hán cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp đưa khách ra nước ngoài đã nhận được yêu cầu “không tổ chức tour du lịch cho khách đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm vi rút nCoV cao theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế”.

Cách đối phó này của Tổng cục du lịch đã là tiền đề cho một hành động khác xảy ra tại Đà Nẵng. Chủ khách sạn Danang Riverside vừa lên Facebook cá nhân cho biết khuya giao thừa 24-1, bà Trương Thị Hồng Hạnh - giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng - đã đến khách sạn này yêu cầu gỡ tờ giấy không tiếp khách Trung Quốc mà khách sạn đã công khai đặt trước quầy tiếp tân vì sợ bị lây nhiễm virus Corona.

Chủ khách sạn cho biết ông đã hủy đặt phòng trước đó, trả tiền lại và không tiếp khách Trung Quốc mới - những người đến từ vùng dịch Corona. Thế nhưng bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc sở du lịch thành phố Đà Nẵng đã đến gây áp lực gỡ tấm biển đó.

Việc làm của bà Hạnh vừa vi phạm quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa tiếp tay cho virus Corona tràn lan nếu có một người khách nào từ Vũ Hán đến lưu trú trong khách sạn mà không được kiểm tra xem có bị lây nhiễm hay không. Hành vi này không thể được xem là vì lý do kinh tế.

Chưa hết.

Một vụ “Tu Tập Hồi Hướng Hóa Giải Nạn Dịch Virus Corona” được Chùa Ba Vàng phát động có lẽ hậu quả sẽ rất kinh hoàng nếu hàng ngàn Phật tử nghe và tin theo những lời lẽ phản khoa học từ một sư thầy mang tai tiếng trước đây là ông Thích Trúc Thái Minh. Sư thầy viết:

“Kính thưa đại chúng
Hiện nay tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp tính do chủng virus Corona mới tại Trung quốc đang diễn biến phức tạp và lan nhanh đến nhiều nước trên thế giới. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Corona biến chủng gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắn xin phòng bệnh
Đức Phật dạy mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều có nguyên nhân của nó. Mọi thiên tai dịch bệnh gốc là do ác nghiệp của chúng sinh, đặc biệt là từ việc phá diệt Tam bảo, hủy hoại Phật pháp. Nạn dịch virus Corona cũng không ngoài nguyên nhân trên.
Theo lời Đức Phật dạy muốn nạn dịch hóa giải được phải bằng công đức phát nguyện Bồ Đề, tu tập chân thật của tăng ni, Phật Tử và tất cả chúng ta.
Được sự chỉ dạy trên Sư trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức chương trình tu tập tại chùa và phát động nhân dân, Phật tử tinh tấn tu tập 49 ngày để hồi hướng cho nạn dịch sớm được tiêu trừ.”

Có thật là giáo lý nhà Phật có Tu tập hồi hướng để tiêu diệt dịch bệnh hay thiên tai dịch họa như lời của sư thầy Thái Minh hay không?

Theo web site của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam cho biết thì “Hồi hướng (Paridanayati) là hành động chuyển về, trao đến, nhận về và trao đến. Hồi hướng công đức (Pridana) nghĩa là bố thí (Dana) khắp cả (Pari), tức bố thí công đức của mình cho hết thảy chúng sanh. Sách Đại thừa nghĩa chương phân biệt ba ý nghĩa của hồi hướng công đức: a/mong cầu trí tuệ; b/đem thiện pháp do mình tu được ban cho chúng sanh và c/đưa thiện căn của mình đến pháp tánh bình đẳng như thật. Có thể hiểu hồi hướng công đức là công hạnh tu hành vừa là lởi lạc, là sự thể hiện của từ bi (cũng là một công hạnh tu tập), thiện nguyện của người hồi hướng; và theo lý bình đẳng thì mọi chúng sanh đều được hưởng công đức hồi hướng. Cũng trong ý nghĩa bình đẳng, vô chấp, vô phân biệt, kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ghi: “Hồi hướng mà không có một pháp nào được gọi là hồi hướng mới gọi là hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề (…), vì chư Phật dạy rằng hồi hướng thì không được chấp tướng”.

Rõ ràng ông thầy trụ trì chùa Ba Vàng một lần nữa phỉ báng đạo Phật bằng cách biến những lời Phật dạy thành bùa chú chữa bệnh lấy tiền của dân chúng. Nếu người dân tin vào lời của ông ta kéo đến ngồi chung với nhau và bị virus tấn công thì ai là người chịu trách nhiệm cho hậu quả thấy trước này?

Họ bắt tay nhau lợi dụng con virus Corona để làm tiền thiên hạ. Chính quyền nếu thấy mà làm ngơ trước những hành vi bẩn thỉu này thì khác gì quay mặt lại với dân đen vì những đồng tiền bất chính?

----------------------------------------------------------------
.
27/01/2020

Diễn biến dịch viêm phổi do nCoV (virus Corona) càng lúc càng phức tạp và đáng ngại. Không chỉ dân chúng mà một số cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam như Người Lao Động (1), Lao Động (2),… cũng bắt đầu đề cập đến việc tạm đóng cửa biên giới đối với công dân Trung Quốc.

Khi càng ngày càng nhiều người ở nhiều nơi khác nhau tại Trung Quốc (khoảng 30 tỉnh, thành phố) bị viêm phổi do virus Corona, khi càng ngày càng nhiều quốc gia (khoảng 12) phát giác xứ họ cũng có người chẳng may bị viêm phổi vì virus Corona vì từng đến Trung Quốc hoặc qua lại với những người đến từ Trung Quốc, khi thời gian ủ bệnh có thể tới 14 ngày và trong khoảng thời gian ấy, có thể không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên người bị lây nhiễm virus Corona để cách ly, phòng ngừa lây lan,… khả năng chứng viêm phổi bởi virus Corona ở Việt Nam bùng phát thành dịch là nguy cơ hiển hiện trước mắt, đe dọa sức khỏe, tính mạng nhiều triệu người Việt.

Nếu viêm phổi do virus Corona bùng phát thành dịch, Việt Nam có đủ nhân viên y tế, cơ sở y tế cũng như các thiết bị y tế để ngăn chặn lây lan và điều trị cho bệnh nhân? Chi phí sẽ là bao nhiêu? Trong trường hợp các quốc gia thực hiện những biện pháp giám sát nghiêm ngặt, thậm chí đóng cửa biên giới với Việt Nam, hạn chế xuất cảnh đến Việt Nam, hạn chế nhập cảnh và nhập cảng hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam thì thiệt hại sẽ là bao nhiêu? Nguồn lợi từ việc mở rộng cửa đón tiếp cả công dân lẫn hàng hóa, dịch vụ từ Trung Quốc có tương xứng với tổng chi phí để đối phó khi viêm phổi do virus Corona trở thành dịch và những thiệt hại vì Việt Nam cũng là một ổ dịch như Trung Quốc?

Cho đến giờ, ngoài hội họp, cam kết “liên tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng” (3), chưa có viên chức hữu trách nào giải thích tại sao không đóng cửa biên giới với Trung Quốc và xác định ai sẽ chịu trách nhiệm nếu Việt Nam trở thành ổ dịch!

                                                        ***

Không phải tự nhiên mà Bắc Hàn (quốc gia vốn hết sức chật vật do bị cấm vận nên du khách Trung Quốc là một trong những nguồn lợi chính của nền kinh tế đang hết sức èo uột), quyết định đóng cửa biên giới, ngưng tiếp đón du khách Trung Quốc từ 22 tháng 1 (4). Tuy cũng tiếp giáp Trung Quốc, cũng phụ thuộc Trung Quốc về nhiều mặt, cũng hi vọng vào nguồn lợi từ du khách Trung Quốc nhưng Việt Nam chọn hướng ngược lại. Chỉ trong mười ngày từ 15 tháng Giêng đến 25 tháng Giêng, vẫn có tới 400.000 công dân Trung Quốc ra vào Việt Nam bằng đường hàng không (5), trong đó có 218 du khách đến từ Vũ Hán – thành phố đang bị Trung Quốc cô lập vì là tâm của ổ dịch (6).

Đáng nói là khi một số cơ sở thương mại – dịch vụ như khách sạn Danang Riverside công bố quyết định ngưng tiếp nhận du khách Trung Quốc từ 24 tháng 1 (7), các viên chức hữu trách tại Đà Nẵng đã điều động cả CSCĐ đến gây sức ép, buộc phải tháo gỡ thông báo, thay đổi quyết định.

Qua facebook, Thanh Pham – chủ Danang Riverside Hotel – nêu thắc mắc: Việc loan báo đồng thời từ chối tiếp nhận du khách Trung Quốc để bảo vệ nhân viên và những khách hàng khác có gì là sai? Nếu tiếp nhận du khách Trung Quốc và chẳng may có nhân viên hay khách hàng nào đó nhiễm virus Corona, ai sẽ chịu trách nhiệm cả về tình trạng sức khỏe, tính mạng của những người bị lây nhiệm, lẫn thiệt hại lớn hơn về hiệu quả kinh doanh vì khách sạn Danang Riverside bị cô lập do là điểm có dịch? Tại sao tự nguyện gánh chịu thiệt hại vì hủy hợp đồng tiếp nhận một đoàn du khách Trung Quốc để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng hơn lại bị xem là không thể chấp nhận (8)?

Không có ai trả lời Thanh Pham. Thay vì nêu quan điểm của mình, các viên chức hữu trách viện dẫn WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) “chưa khuyến nghị hạn chế đi lại hay giao thương” và “Nhật chưa buộc du khách Trung Quốc điền tờ khai sức khỏe khi họ tới Nhật”... Biên giới trên đất liền của Nhật có tiếp giáp với Trung Quốc? Liệu đội ngũ nhân viên y tế, hệ thống cơ sở y tế, khả năng phòng ngừa - ứng phó dịch bệnh của Việt Nam tương xứng với Nhật? WHO và Nhật có thể thay hệ thống công quyền Việt Nam gánh chịu toàn bộ trách nhiệm và thiệt hại khi viêm phổi do virus Corona bùng phát thành dịch tại Việt Nam? Đầu và tâm của những viên chức hữu trách ở Việt Nam là của WHO hay của Nhật?

---------------------------

Chú thích















No comments:

Post a Comment