Wednesday, January 29, 2020

4 CÂU HỎI ĐÁNG QUAN TÂM TRONG PHẦN CHẤT VẤN XÉT XỬ LUẬN TỘI TRUMP (Washington Post)




NỘI DUNG :

Cali Today  (Theo Washington Post)
.
.
--------------------------------------------------------
.
Cali Today  (Theo Washington Post)
January 29, 2020

(Washington Post) – Phiên xét xử luận tội Tổng thống Donald Trump bước sang giai đoạn chất vấn. Với 8 tiếng đồng hồ vào hôm Thứ Tư để đặt câu hỏi đối với ban pháp lý của ông Trump và các công tố viên Hạ viện, các thượng nghị sĩ phần lớn chọn những câu hỏi an toàn cho phe mình. Họ nhìn chung chỉ tập trung vào các điểm bàn luận hơn là tìm cách tìm hiểu điểm mới.

 Tuy nhiên cũng có một vài câu hỏi mở cánh cửa rộng hơn. 

1.
Các luật sư của ông Trump cho rằng, thậm chí ngay cả khi Tổng thống tìm cách hỗ trợ chiến dịch tái tranh cử của mình đi chăng nữa, thì cũng không sao. 

Câu hỏi đầu tiên đến từ ba thượng nghị sĩ Cộng hoà quan trọng, những lá phiếu có thể nghiêng về các nhân chứng, gồm ông Mitt Romney (Utah), Lisa Murkowski (Alaska), và Susan Collins (Maine). Câu hỏi đặt ra, các thượng nghị sĩ nên làm gì nếu họ suy luận rằng ông Trump có cả những động cơ chính thức và cá nhân trong hành động đối với Ukraine. 

Phó cố vấn pháp lý Toà Bạch Ốc Patrick Philbin trả lời với sự khẳng định rất rộng rãi: Bất chấp động cơ cá nhân là gì, miễn ông Trump có một động cơ chính thức, thì “chúng tôi nghĩ điều này thậm chí còn rõ ràng hơn là không thể dùng căn cớ cho hành vi bị luận tội.” Philbin lập luận, các thượng nghị sĩ nên tìm cách suy luận: một động cơ đưa ra quyết định mang tính cá nhân bao nhiêu so với tính chính thức. 

Có lẽ thú vị hơn khi luật sư nói thêm, không thể hoàn toàn tách rời những động cơ cá nhân từ những quyết định như vậy.  

Luật sư của ông Trump, Alan Dershowitz sau đó mở rộng lập luận này, thậm chí cả khi một tổng thống tìm cách hỗ trợ chiến dịch tái tranh cử của mình thì vẫn có thể được hiểu là đang làm việc cho lợi ích công cộng. “Nếu một tổng thống làm điều gì đó mà ông tin sẽ giúp mình đắc cử trong lợi ích của công chúng, thì không thể là chuyện đổi chác có qua có lại dẫn đến bị luận tội,” ông Dershowitz nói. 

Lập luận này đáng chú ý. Ý kiến rằng, Trump có thể đang tìm cách trục lợi cho bản thân, nhưng ông ta cũng có những động cơ chính thức, lại rất hợp lý. 

2.
Toán luật sư của ông Trump không biết bất cứ mối quan ngại nào trước đây của Trump về Biden ở Ukraine

Trao đổi thú vị thứ hai, có lẽ không phải tình cờ, cũng bắt đầu từ một câu hỏi của thượng nghị sĩ Collins và Murkowski. Họ hỏi ban cố vấn pháp lý của Tổng thống liệu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Trump quan ngại về những hành động của Biden ở Ukraine trước khi cựu Phó Tổng thống trở thành ứng cử viên tổng thống hay không. Các luật sư biện hộ không có gì. 

“Hoàn toàn không có trong hồ sơ,” Philbin nói. “Vì vậy tôi không thể chỉ ra điều gì trong hồ sơ cho thấy Tổng thống Trump từ ban đầu đã đề cập cụ thể đến Joe hay Hunter Biden.

Tuy nhiên, theo lời luật sư Philbin, có chứng cớ cho thấy Trump nhắc đến tham nhũng ở Ukraine trước đó. “Có trong hồ sơ rằng ông nói chuyện với Tổng thống (bây giờ là cựu tổng thống) Poroshenko hai lần về tham nhũng ở Ukraine vào tháng 6 năm 2017 và tháng 9 năm 2017.” 

Trên thực tế có nhiều chứng cớ cho thấy mối quan tâm vào tham nhũng của ông Trump rất cụ thể và cá nhân. Cả hai cuộc điều tra ở Ukraine mà ông ta yêu cầu đều liên quan đến những nguyên nhân phục vụ mục tiêu chính trị. 

Câu hỏi trên phần nào cho thấy Collins và Murkowski có thể hoài nghi việc Trump không trục lợi cho bản thân trong những hành động của mình. 

3. Schiff sử dụng Romney khi so sánh về “có qua có lại”

Khi được hỏi liệu có đúng là chuyện có qua có lại thường được dùng chính sách đối ngoại hay không, luật sư Dershowitz trả lời “Đúng!” Và ông đưa chính sách Trung Đông ra so sánh. 

Lãnh đạo toán công tố viên luận tội của Hạ viện, dân biểu Adam Schiff (Dân chủ – California) được có cơ hội hồi đáp câu trả lời của Dershowitz. Ông chỉ ra những lỗ hổng trong lập luận này, không phải tất cả “có qua có lại” đều được tạo ra bình đẳng như nhau. Vấn đề ở chỗ, như Dân chủ vẫn thường xuyên tranh cãi, là khi một “có qua có lại” là chuyện đổi chác sai trái. 

Để củng cố quan điểm của mình, Schiff dùng phép tương tự đối với Romney, có lẽ không phải trùng hợp. Schiff đưa trường hợp lâu nay vẫn bị Cộng hoà chỉ trích và lồng Romney vào. Tổng thống Barack Obama vào năm 2012 đã nói với Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev mà không biết microphone đang bật rằng, ông sẽ linh hoạt hơn trong việc đối phó với phòng thủ hoả tiễn sau kỳ bầu cử. Schiff vẽ ra bức tranh, “Tổng thống Obama khi microphone vẫn còn bật đã nói với Medvedev: Này Medvedev, tôi biết, ông không muốn tôi gởi tiền viện trợ quân sự cho Ukraine vì họ đang chiến đấu, giết hại người của ông.  Nhưng mà Tôi muốn ông làm ơn cho tôi. Tôi muốn ông thông báo rằng ông đã tìm ra thông tin gây thiệt hại cho Mitt Romney. Và nếu ông sẵn sàng làm việc đó, có qua có lại, tôi sẽ không cấp cho Ukraine số tiền mà họ cần để chiến đấu chống lại ông ngoài mặt trận.” 

“Có bất cứ ai trong chúng ta ở đây đặt câu hỏi rằng, Barack Obama sẽ bị luận tội cho hành vi đó? Chúng ta có thực sự sẵn sàng nói rằng, sẽ không sao nếu Barack Obama yêu cầu Medvedev điều tra đối thủ của ông và sẽ giữ lại tiền cấp cho một đồng mình để họ tự vệ để đổi lấy một cuộc điều tra Mitt Romney” Ở đây có sự song song.” 

Schiff cho rằng, câu “làm ơn cho chúng tôi,” mà Trump nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hàm ý đổi chác, có qua có lại. Ông lưu ý, biên bản cuộc điện đàm này hoàn toàn không rõ ràng rằng đó là ý định của ông Trump. 

4. Một tiêu chuẩn cao hơn ở Thượng viện, nhưng không cần chứng cớ mới? 

Trả lời một câu hỏi từ các thượng nghị sĩ Cộng hoà về việc liệu tiêu chuẩn truất phế cao hơn so với luận tội hay không? Luật sư Philbin cho rằng điều này đúng. 

Ban luật sư của Trump muốn có một tiêu chuẩn cao hơn đối với truất phế so với luận tội vì những lý do rất rõ ràng. Nhưng họ cũng lập luận rằng, Hạ viện chỉ cần phải dựa vào những chứng cớ đã có. 

Vây nếu có gánh nặng lớn hơn về chứng cớ ở Thượng viện, thì có phải có nhu cầu thêm bằng chứng hay không? 

Hương Giang (Theo Washington Post) 

---------------------------------------------
.
29/01/2020

Kể từ thứ Tư 29/1, Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bắt đầu dành tới hai ngày để hỏi đáp với bên truy tố lẫn đội ngũ bào chữa trong phiên xét xử luận tội Tổng thống Donald Trump, trước khi đi đến một cuộc bỏ phiếu quan trọng vào cuối tuần về việc có nên triệu tập nhân chứng hay không.

Chánh thẩm Hoa Kỳ John Roberts là chủ tòa phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump

Phần đặt câu hỏi sẽ diễn ra luân phiên giữa các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ. Các câu hỏi sẽ được nộp bằng văn bản và được Chánh thẩm Hoa Kỳ John Roberts đọc to. Ông Roberts hiện là chủ tọa phiên tòa xác định xem ông Trump có nên bị bãi nhiệm hay không.

Các câu hỏi có thể nhắm trực tiếp đến các công tố viên của đảng Dân chủ ở Hạ viện hoặc nhóm luật sư của ông Trump, và phần hỏi đáp kéo dài đến 8 tiếng mỗi ngày trong hai hôm 29 và 30/1. Phần trả lời không bị giới hạn thời gian, và các thượng nghị sĩ không thể tranh luận lại các câu trả lời, các phụ tá tại Thượng viện cho hay.

Phần hỏi đáp là bước tiếp theo sau phần tranh luận mở kéo dài 3 ngày của mỗi bên trong phiên xét xử về cáo buộc là ông Trump lạm quyền bằng cách ép Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden, một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, và cản trở một cuộc điều tra của quốc hội về vấn đề này.

Sau khi phần hỏi đáp kết thúc, Thượng viện dự kiến sẽ chuyển sang phần thảo luận vào ngày thứ Sáu 31/1 và sẽ bỏ phiếu về việc có nên triệu tập nhân chứng trong phiên xét xử này hay không.

Vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa đã phủ nhận về các hành vi sai trái và lên án rằng quá trình luận tội là một kiểu chơi xấu. Nhiều khả năng là ông sẽ được tuyên vô tội tại Thượng viện. Cần phải đạt 2/3 số phiếu tại Thượng viện để kết án và bãi nhiệm một tổng thống. Không có ai trong đảng Cộng hòa lên tiếng ủng hộ việc bãi nhiệm ông Trump.





No comments:

Post a Comment