Friday, December 27, 2019

TÔ HUY RỨA - CHÂN DUNG QUYỀN LỰC (Hồng Hà)




Hồng Hà
21/12/2019

Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947 tại làng Đồn Điền, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hoá; nay là xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình dân chài ven biển. Làng Đồn Điền, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của Tô Huy Rứa thuở xưa vô cùng nghèo khổ, còn có tên là “làng ăn mày”.

Giai thoại cho rằng, ông tổ của làng Đồn Điền là một ông lão ăn mày. Nơi đây có ngôi đền thờ ông tổ cái bang, thờ một cây gậy và một cái bị, cũng như lưu truyền những tập tục về xin ăn. Hàng năm, ba ngày Tết cả làng có lệ bỏ đi ăn xin, bất kể già trẻ, nam nữ và những người quyền cao, chức trọng… Sau Tết mới về, khi trở về, những gì xin được phải mang ra đền làm lễ tế.

Chuyện xưa thực hư không rõ, nhưng điều này thì có thật: Những năm 1980, mưa bão triền miên, mất mùa thất bát. Để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982-1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi.

Thống kê những năm 1993-1994, cả xã có hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3-4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Một tư liệu cho biết: “Trong số hơn 400 hộ dân ở Quảng Thái, có 249 hộ có người ăn xin chuyên nghiệp. Năm 1995 có 571 lượt, năm 1998 có 167 lượt người đi ăn xin“. Các nhà nghiên cứu gọi chuyện dân Quảng Thái đi ăn xin là “hiện tượng Quảng Thái”.

Năm 2012, khi Tô Huy Rứa tái cử Bộ Chính trị khoá XI, yên vị trên chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Trung ương, vinh quang và cực kỳ quyền lực. Lúc này tiền của bắt đầu đổ về nhà Tô Huy Rứa không đếm xuể, mệnh phụ phu nhân Trương Tuyết Nhung về quê chồng ở Đồn Điền tạ ơn, công đức kinh phí trùng tu tôn tạo đền thờ Thành hoàng của làng trở nên hoành tráng.

.
-----------------------------------------------------
.
Hồng Hà
24/12/2019

Như đã nói ở kỳ trước, luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

. . .

Phẫn nộ vì cho rằng Tô Huy Rứa can thiệp thô bạo đến các quyền được hiến định của các cơ quan báo chí, ngày 11/7/2010, luật sư Trần Đình Triển đã gởi thư đến đích danh Tô Huy Rứa. Nội dung thư cho biết, Văn phòng Luật sư Vì Dân đã nhận được tin báo, vào ngày 9/7/2010, Tô Huy Rứa với tư cách Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương đã gọi điện thoại mời đại diện Cơ quan chủ quản một số báo chí và Tổng biên tập một số báo tới để yêu cầu không được đăng tải thông tin về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô.

Luật sư Triển cho rằng, vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật quốc gia, do đó báo chí phải được phép đưa tin và yêu cầu ông Tô Huy Rứa phải trả lời và làm rõ sự việc trên. Nếu việc cấm cản báo chí là thật, luật sư sẽ khởi kiện ông Rứa trước các tổ chức của Đảng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm xem xét tư cách Đảng viên, cũng như có hay không việc vi phạm pháp luật của ông Tô Huy Rứa.

.
---------------------------------------------
.
Hồng Hà
27/12/2019

Tái cử Bộ Chính trị, chiếm được ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quyền hạn của Tô Huy Rứa cực kỳ lớn:
– Tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chính sách về tổ chức cán bộ, đoàn thể, nội chính, Mặt trận.
– Đánh giá, tham mưu điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phê chuẩn, đình chỉ chức vụ cán bộ.
– Giới thiệu ứng cử, quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
– Thường trực Tiểu ban nhân sư Đại hôi đảng.

Và Tô Huy Rứa đã “phát huy” hết sức mạnh quyền lực ấy như thế nào?

Quay lại những năm về trước, Tô Huy Rứa có một mối tình sâu nặng với một phụ nữ gốc Nghệ An lên Yên Bái dạy học, có tên Phạm Thị Thanh Trà, sinh 1964. Khi ấy Trà vừa qua tuổi bốn mươi, da trắng ngần, cao ráo và xinh đẹp. Giới quan chức Yên Bái gọi cô là “đoá hoa rừng”.
Năm 2006, khi là Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Rứa đưa “người tình” Phạm Thị Thanh Trà vốn xuất thân là một giáo viên cấp 2 Trường PTCS thị trấn Cổ Phúc – Trấn Yên – Yên Bái, vượt qua một số chức vụ để ngồi vào ghế Ủy viên Ban Thường vụ (khóa XVI), Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái. Từ đó leo lên Phó chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Thành uỷ TP Yên Bái, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.





No comments:

Post a Comment