Wednesday, December 25, 2019

THAM VỌNG BÁ QUYỀN CỦA TRUNG HOA Ở ĐÔNG NAM Á (Emmy Saisipornkarn)





Emmy Sasipornkarn | DCVOnline
Posted on December 25, 2019 

Mối quan tâm về tham vọng bá quyền của Trung Hoa, phần lớn liên quan đến Sáng kiến ​​Một Vành đai Một Con đường, đang gia tăng trên khắp vùng Đông Nam Á. Trong khi một số quốc gia trong khu vực đã khuất phục trước áp lực của Trung Hoa, một cố còn lại đang chống lại tham vọng này.

Tham vọng bá quyền của Trung Hoa ở Đông Nam Á. Nguồn: By
 Belt & Road News – December 25, 2019

Bà Carla Freeman, giám đốc của Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Hoa tế (SAIS) Johns Hopkins, nói với DW,

“Vai trò kinh tế của Trung Hoa trong khu vực đã đặc biệt vứng mạnh kể từ khi BRI tăng vốn đầu tư của Trung Hoa xây dựng cơ sở hạ tầng và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do chính quyền Donald Trump phát động đã khiến Trung Hoa chuyển nhiều hoạt động kinh tế sang khu vực Đông Nam Á.”
Carla Freeman

Dự án cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ đô la đường hàng hải chạy qua khu vực Biển Đông (SCS) đang tranh chấp, một con đường biển giàu tài nguyên mà Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Hoa đều tuyên bố chủ quyền chồng chéo. Có những lo ngại rằng Trung Hoa sẽ tìm cách trói tay Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để kiểm soát con đường biển chiến lược bằng cách phô trương ảnh hưởng kinh tế đang mở rộng có được nhờ các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Theo Alexander L. Vuving, Chuyên gia Việt Nam tại Trung tâm Daniel K. Inouye Châu Á-Thái Bình Dương, BRI gói hai nỗ lực của Trung Hoa thành một.

“Một là Trung Hoa đang đi tìm thị trường cho sản lượng quá nhu cầu [thép, xi măng] của mình, và hai là Trung Hoa tìm cách để mở rộng ảnh hưởng của Hoa lục bằng cách kết nối vật lý, tài chính và cá nhân với nhưng quốc gia khác trong khu vực với Trung Hoa.”
Alexander L. Vuving

BRI đã tạo niềm hy vọng về việc thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng và kết nối, nhưng cũng có những nghi ngờ và chỉ trích về các chi tiết và mục tiêu của dự án này. Một vấn đề được đặt ra là bằng “chính sách ngoại giao bẫy nợ” Bắc Kinh giành được ảnh hưởng đối với các nước nhỏ về kinh tế bằng cách đẩy những quốc gia nhược tiểu đó vào tình trạng mắc nợ. Vuving nói thêm,

“Liệu Trung Hoa có cố tình ném các đối tác của mình vào bẫy nợ hay không là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, một số quốc gia đã mắc nợ và sẽ tăng đáng kể các khoản họ nợ Trung Hoa đến mức họ có thể trả lại nợ cho họ được.”
Alexander L. Vuving

Biển Đông

Nguồn: An ninh toàn cầu, CSIS.


‘Đúng chỗ của Trung Hoa’

Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã cau mày vào tháng trước, trước mặt Thủ tướng Trung Hoa Li Keqiang, ông đã so sánh đất nước của mình như một con kiến ​​và Trung Hoa như một con sư tử. Tính bất cân xứng và mất cân bằng này của mối quan hệ đã khiến các quốc gia khác trong khu vực ngày càng cảnh giác với Trung Hoa.

Gần một nửa số người được hỏi ở Đông Nam Á trong cuộc khảo sát gần đây nhất của Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore nói rằng

“Trung Hoa sẽ trở thành một cường quốc xét lại với ý định biến Đông Nam Á thành phạm vi ảnh hưởng của mình.”

Vuving chỉ ra rằng vị trí địa lý của Trung Hoa, quy mô và sức mạnh ngày càng tăng và tham vọng lịch sử của nó muốn trở lại “vị trí chính đáng của mình trên đỉnh Châu Á” đương nhiên sẽ dẫn đến việc trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực. Ông nhấn mạnh,

“Gọi đó là quyền bá chủ, bành trướng hay phạm vi ảnh hưởng, về căn bản đó là sự thống trị của Trung Hoa.”
Alexander L. Vuving


Duterte bị áp lực

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã bị chỉ trích gay gắt vì đã khấu đầu trước chính phủ Trung Hoa và đặt lợi ích chủ quyền trên biển của đất nước mình xuống hàng thứ yếu và ủng hộ việc nhận viện trợ của Trung Hoa.

Áp lực trong nước đối với Duterte nhằm củng cố lập trường của ông đối với nước khổng lồ châu Á đang gia tăng, đặc biệt là sau vụ đâm và đánh dắm một tàu đánh cá Philippine vào ngày 9 tháng 6 ở Bãi Cỏ Rong  (Reed Bank hay Recto Bank), một khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila ở Biển Đông.

Kết quả một cuộc khảo sát của Social Weather Stations công bố vào tháng 11 cho thấy sự tin tưởng của công chúng với Trung Hoa đã giảm xuống mức thấp nhất tại Philippines. Theo Salvador Panelo, một phát ngôn viên của tổng thống, kết quả là có thể thấy trước được và có thể hiểu được do các “vị trí xung đột” giữa hai quốc gia về chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, ông bày tỏ sự lạc quan rằng,

“Trung Hoa, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, cuối cùng sẽ được người Philippines đánh giá cao vì chính sách đối ngoại độc lập của Tổng thống Duterte, đã mang lại lợi ích đáng kể cho Philippines.”
Salvador Panelo

Quan hệ thân thiết trở lại với Trung Hoa đã mang lại lợi ích kinh tế cho Philippines. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Philippines, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Hoa đã tăng vọt lên gần 200 triệu đô la (180 triệu euro) trong năm 2018 từ 570.000 đô la (514.527 euro) vào năm 2015 trước khi Duterte lên cầm quyền.

Mặc dù có mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh, Manila hiện đang tìm cách mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc khác ở khu vực khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, và Mỹ, đồng minh từ lâu của Philippines. Freeman nói,

“Duterte đang cải thiện mối quan hệ kinh tế với Trung Hoa, nhưng cũng nhận thức được cái giá chính trị của mối quá gần gũi.”
Carla Freema


Kháng cự & Không tin

Việt Nam được cho là nơi Trung Hoa gặp nhiều kháng cự nhất vì tham vọng ở Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như tất cả vùng biển giàu năng lượng trong khu vực, nơi họ đã biến một chuỗi đảo nhỏ và đảo san hô thành những căn cứ quân sự.
Vuving nhấn mạnh,

So với những nước khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Philippines và Malaysia, Hà Nội là nước cương quyết bảo vệ chủ quyền của mình nhất trong vùng biển tranh chấp.

“Việt Nam là một trong những quốc gia bi đặt  trước hai trong số các chiến lược lớn của Trung Hoa trong chính sách đối ngoại: ‘hãy làm bạn với nước xa và tấn công nước gần,’ và “Làm cứng cái cứng, làm mềm cái mềm.”
Alexander L. Vuving

Sau bốn tháng đối đầu, tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 (Hải dương Địa chất 8) của Trung Hoa đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào cuối tháng 10. Con tàu này đã tiến hành thăm dò địa chấn ở vùng biển gần Bãi Tư Chính (Vanguard Reef) kể từ tháng Bảy.

Vụ này có nhiều điểm tương đồng với một vụ khác xảy ra cách đây năm năm, khi giàn khoan dầu Trung Hoa, HYSY-981, được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động này đã làm dấy lên tinh thần chống Trung Hoa mạnh mẽ ở Việt Nam và theo Vuving,

“đưa mối quan hệ hai nước này xuống mức thấp nhất lịch sử và phá vỡ niềm tin mong manh giữa hai quốc gia, kể cả những nhân vật lãnh đạo đảng cộng sản của họ.”
Alexander L. Vuving

Do những mối quan hệ lịch sử căng thẳng với Bắc Kinh, Hà Nội đã thận trọng đối với sáng kiến BRI. Vuving dự đoán rằng

“mặc dù vị trí của Việt Nam có thể là lý tưởng để trở thành đối tác của BRI, địa lý và văn hóa chiến lược cho thấy mối quan hệ Trung-Việt sẽ trở nên lạnh nhạt hơn.”
Alexander L. Vuving


Bẫy nợ?

Khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nhậm chức năm ngoái, ông đã tuyên bố táo bạo chống lại Trung Hoa “Một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” do các thỏa thuận bất cân xứng đối với các quốc gia nghèo hơn.

Thủ tướng Mahathir Mohamad cũng hứa sẽ xét lại các hiệp ước bất bình đẳng, gồm cả dự án đường sắt do Trung Hoa hỗ trợ Malaysia, Đường sắt Bờ Đông Mã Lai. Đầu năm nay, dự án bị đình trệ đã tái hoạt động sau khi Mahathir đưa Trung Hoa trở lại bàn đàm phán và đạt được thỏa thuận tốt hơn, cắt giảm gần một phần ba chi phí xây dựng.

Theo Freeman, sự phát triển này có thể khiến các quốc gia khác đang mắc nợ lớn “đánh giá lại các điều khoản đầu tư của Trung Hoa.”

Tham Siew Yean, thành viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, đề nghị rằng tất cả các nước nên đàm phán cẩn thận với Trung Hoa trong các dự án lớn.

Theo Tham, khi các dự án hỗ trợ phát triển chính thức hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài không được đánh giá cẩn thận trước khi được chấp nhận, những chính phủ tham nhũng phải chịu trách nhiệm. Tham nói thêm,

“Không thể áp đặt một khoản nợ, nếu người vay không đồng ý.”
Tham Siew Yean

---------------------
Bài viết phản ảnh ý kiến ​​của tác giả, và không nhất thiết là quan điểm của ý kiến của ban ​​biên tập của Belt & Road News.

© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: China’s ambitious bid for Southeast Asia Hegemony | Emmy Sasipornkarn| Belt & Road News | December 25, 2019.




No comments:

Post a Comment