Saturday, December 28, 2019

LƯỠNG ĐẢNG TÌM CÁCH BUỘC TRUMP TỎ THÁI ĐỘ VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở TRUNG QUỐC (theo New York Times)




Cali Today  (Theo New York Times
December 28, 2019

WASHINGTON (New York Times) — Trong sự đoàn kết đảng phái hiếm hoi, Cộng hoà và Dân chủ đang dự tính tìm cách buộc Tổng thống Donald Trump đưa ra lập trường hơn nữa về nhân quyền ở Trung Quốc, chuẩn bị dự luật phủ quyết để trừng phạt các viên chức Trung Quốc hàng đầu liên quan đến việc giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo trong các trại tập trung. 

Nỗ lực diễn ra giữa bối cảnh Quốc hội đang ngày càng bất mãn trước việc ông Trump né tránh thách thức Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền, mặc dù phúc trình năm nay nêu rõ sự tàn bạo, hay đối đầu với những vấn đề như vậy trên toàn cầu. 

Nhằm buộc ông Trump có hành động với Trung Quốc, các nhà lập pháp dự tính tiếp tục thúc đẩy dự luật trừng phạt Bắc Kinh vì đã đàn áp nhóm người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, với đủ số ủng hộ để buộc tổng thống ký hoặc sẽ bị Quốc hội phủ quyết trước bầu cử 2020. Đạo luật Nhân Quyền Duy Ngô Nhĩ được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong năm nay, nhưng lại bị đình trệ ở Toà Bạch Ốc vì một thủ tục. 

Vấn đề nhân quyền lôi kéo được sự ủng hộ đảng phái hiếm hoi ở Quốc hội, và nhiều nhà lập pháp Cộng hoà đã “nghỉ chơi” với Tổng thống về vấn đề này, thậm chí ngay cả khi họ đi sát gót Tổng thống trong gần như mọi vấn đề, kể cả bênh vực ông về chống lại luận tội. 

Vào tháng trước, Quốc hội thông qua dự luật với sự ủng hộ tuyệt đối dành cho những cuộc biểu tình ở Hongkong, buộc ông Trump phải ký thành luật. Từng tuyên bố sẽ “chung lưng” với Tập Cận Bình, nhưng ông Trump đứng trước nguy cơ bị Quốc hội bác bỏ và chỉ trích yếu kém về vấn đề Trung Quốc nếu phủ quyết dự luật. Tuy vậy, khi ký dự luật vào đêm trước Lễ Tạ ơn, Tổng thống Mỹ gởi ra tuyên bố bảo rằng, ông sẽ “thực thi quyền hành pháp” trong các điều khoản. 

Các nhà lập pháp trong năm nay cũng thông qua dự luật công nhận vụ giết hại khoảng 1 triệu rưỡi người Armenia vào năm 1915 là nạn diệt chủng trước sự phản đối của Trump. Quốc hội cũng đã phê chuẩn nghị quyết kêu gọi chấm dứt hỗ trợ quân sự Mỹ đối với chiến tranh ở Yemen, trong đó liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu ném bom dân thường. Ông Trump phủ quyết dự luật này. 

Vào tháng 10, sau khi  Trump rút lực lượng Mỹ ngay bên trong biên giới Syria, dọn đường cho hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu khiển trách chính phủ về quyết định trên, và bày tỏ sự ủng hộ với người Kurds -lực lượng thiểu số ở Trung Đông vẫn sát cánh cùng với quân Mỹ chống lại ISIS. 

Trong những tháng tới, Quốc hội dự tính sẽ thông qua dự luật trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi về vấn đề nhân quyền, mặc dù chưa rõ những nỗ lực này có chiếm đa số phủ quyết hay không. Dự luật bao gồm một gói chế tài Thổ Nhĩ Kỳ được hậu thuẫn bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez (New Jersey), và Thượng nghị sĩ Cộng hoà Lindsey Graham (South Carolina). Dự luật trừng phạt những người vi phạm nhân quyền ở Syria được Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện phê chuẩn vào tháng 12. 

Một số vấn đề nhân quyền lôi kéo sự ủng hộ đảng phái hơn những vấn đề khác, và nhiều người Mỹ càng ngày càng xem Trung Quốc là một mối đe doạ. 

Mặc dù Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo chỉ trích Trung Quốc về vấn đề hành quyết người Hồi giáo, nhưng ông Trump vẫn giữ yên lặng. Vào tháng 7, Jewher Ilham – con gái ông  Ilham Tohti, giáo sư Duy Ngô Nhĩ, người bị Trung Quốc tuyên án tù chung thân vào năm 2014 – cùng các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo có cuộc gặp gỡ với ông Trump tại Phòng Bầu dục. Khi cố tìm cách giải thích về các trại tập trung với Tổng thống Mỹ, ông tỏ vẻ làm ngơ tình hình, chỉ đơn giản nói, “Đó là chuyện cứng rắn.” 

Chỉ trích Trung Quốc về cách thực hành kinh tế, nhưng ông Trump lại kiềm chế áp đặt chế tài đối với các viên chức Trung Quốc chịu trách nhiệm những trại giam này vì lo ngại sẽ làm hỏng cơ hội đạt được thoả thuận thương mại. Nhiều cố vấn hàng đầu và các nhà lập pháp lưỡng đảng thúc đẩy chế tài, nhưng Bộ Ngân khố lại phản đối trừng phạt. Đạo luật Duy Ngô Nhĩ được hậu thuẫn bởi Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Cộng hoà Christopher H.Smith (New Jersey) sẽ buộc ông Trump chế tài ông Trần Toàn Quốc – Bí thơ Khu uỷ Khu tự trị Tân Cương, nơi đặt các trại tập trung.

 Vào tháng 10, chính phủ Trump đưa một số công ty và tổ chức an ninh Trung Quốc vào danh sách đen vì vai trò của họ trong vấn đề nhân quyền Hồi giáo, nhưng nhiều nhà phân tích xem đây là hình phạt quá yếu. 

Hương Giang (Theo New York Times) 








No comments:

Post a Comment