Wednesday, November 27, 2019

BẢN TIN NGÀY 27/11/2019 (Báo Tiếng Dân)




27/11/2019

BÀI MỚI
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
26/11/2019

*
*
BÀN TIN NGÀY 27/11/2019

Tin Biển Đông

BBC dẫn lời ông Jake Sullivan, một chuyên gia và là cựu cố vấn về chính sách an ninh quốc gia của cựu Phó TT Mỹ Joe Biden: Không có đối thoại Mỹ – Việt về quan hệ ‘đồng minh quân sự’ thời điểm này. Ông Sullivan cho biết: “Tôi không nghĩ có bất kỳ cuộc đối thoại nghiêm túc nào về một liên minh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào thời điểm này”.

Thông tin này tương ứng với chính sách quốc phòng “bốn không” vừa được công bố trong Sách trắng Quốc phòng VN 2019, gồm “ba không” quen thuộc, khiến Việt Nam vẫn không thể liên minh quân sự với nước khác trong tình hình bá quyền Trung Quốc ngày càng mở rộng vùng kiểm soát ở Biển Đông, còn chữ “không” cuối cùng thì vô thưởng vô phạt: “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

Tại Diễn đàn Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam do Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức ngày 26/11 ở Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng Phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử, thuộc Bộ Công Thương, thông báo: Cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục phát hiện phát hiện nhiều sản phẩm có đường lưỡi bò phi pháp, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin.

Ông Tuấn cho biết, “việc kiểm soát hàng hóa vi phạm chủ quyền trên các trang thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn khi người bán thường chỉ đăng hình ảnh hộp bên ngoài của hàng hóa, chỉ khi người mua về bóc ra mới phát hiện hàng vi phạm”


Miễn thị thực cho người nước ngoài vào “Khu kinh tế ven biển”

Chiều 25/11/2019, các ông bà nghị trong Quốc hội đã “bấm nút” thông qua dự luật “Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam“, cho phép miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển có sân bay quốc tế như Vân Đồn và Phú Quốc, báo trong nước đưa tin. 

Vân Đồn và Phú Quốc là 2 khu vực đã được “quy hoạch” thành “đặc khu kinh tế” trong dự luật đặc khu, suýt đã được thông qua vào giữa năm 2018, trước khi tạm thời hoãn lại vì người dân tổ chức tổng biểu tình phản đối, dự luật có thể giao đất vào tay người nước ngoài đến 99 năm, cũng như mở đường cho Bắc Kinh vào cai trị dân Việt. 

Nay, có lẽ vì làn sóng phản đối của người dân đã nguội lạnh, phía TQ lại nhắc, nên lãnh đạo CSVN quyết định tiếp tục chương trình “đặc khu” bằng cách đi đường vòng, dùng cụm từ “khu kinh tế ven biển” để người dân không chú ý. Các ĐBQH đã “nhất trí bổ sung trường hợp được miễn thị thực vào các khu kinh tế ven biển nhưng kèm theo các điều kiện cụ thể và giao Chính phủ quyết định”.

Nhiều người bất bình về miễn visa cho ngoại kiều đến ‘khu kinh tế đặc biệt’, theo VOA. TS Hoàng Ngọc Giao nhận định với VOA, rằng ông “thất vọng” khi thấy quốc hội thông qua luật miễn thị thực này. TS Giao nói:

“Điều này rất nguy hại cho an ninh quốc gia, và cách làm như vậy tôi nghĩ có gì đó không ổn. Dự thảo về luật đặc khu người ta không đưa ra bàn thảo nữa vì phản ứng rất mạnh mẽ của người dân, thì nay quy định này lại được đưa vào luật xuất nhập cảnh, như vậy, có thể nói là cách thức làm luật nó chưa phản ánh đúng với lòng dân”.

TS Giao cảnh báo, không có gì bảo đảm người TQ sau khi vào được Phú Quốc và Vân Đồn thì họ chịu ở yên đó. Họ sẽ “kết hôn với người Việt, lập các khu phố Tàu ở nhiều địa phương, gần đây, người Trung Quốc còn gây ra một loạt các vụ phạm pháp như sản xuất ma túy, lừa đảo hoặc cờ bạc công nghệ cao, thậm chí phạm tội giết người”.

Facebooker Phạm Minh Vũ viết: Mất nước – chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Ông Vũ nhận định: “Miễn thị thực với các Đặc khu ấy là đồng nghĩa với việc mở toang các cánh cửa đang bảo vệ quốc gia. Người Trung quốc sẽ đến các Đặc Khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc ở và sinh sống với người bản địa mà không cần thị thực, các đặc khu nằm gần đất liền thì khác gì là cho người Trung quốc tự do đi lại như ở nhà nó?”

Không chỉ thế, “vì các dự án bất động sản ở Vân Đồn, Phú Quốc Và Vân Phong hơn 90% người Trung quốc đã mua các căn hộ đó rồi. Đến một thời điểm thuận lợi, TQ sẽ có chánh sách đòi tự trị thì đó là tai hoạ cho dân tộc VN”.


Vụ bê bối của CSGT Đồng Nai

Công an tỉnh Đồng Nai đang làm rõ vụ CSGT bị trù dập khi tố cấp trên bảo kê xe quá tải, Zing đưa tin. Đại tá Văn Quyết Thắng, PGĐ Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận, cơ quan này đã nhận được đơn của 2 cán bộ CSGT tố cấp trên của mình có hành vi can thiệp để cấp dưới thả xe vi phạm Luật GTĐB. Đáng lưu ý, “việc gửi đơn tố cáo đã được khoảng 1 tháng, tuy nhiên, việc điều tra xử lý đơn của Công an tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có kết quả”.

Một trong 2 người viết đơn tố cáo, xác nhận: “Trước kia tôi công tác tại Đội CSGT số 2, nhưng sau khi phản ánh những tiêu cực trên liền bị trù dập, thậm chí bị điều chuyển về Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn”. Còn đại tá Thắng vẫn chơi trò “hoãn binh”: “Chúng tôi chỉ mới nghe một chiều, phải đợi thanh tra xác minh xem nội dung, lý do bị điều chuyển như thế nào. Lúc đó, chúng tôi mới có biện pháp xử lý”.

Diễn biến mới vụ CSGT tố cáo sếp: Được mời truy lãnh tiền, nhiều CSGT chưa chịu nhận vì… ‘chưa đủ’, theo báo Tuổi Trẻ. Ngay sau vụ đơn thư tố cáo “bảo kê xe quá tải” và ký nhưng không được nhận tiền trực lễ tết, tiền ăn ca, ngày 26/11, nhiều CSGT xác nhận, đội tham mưu tổng hợp Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai gửi danh sách yêu cầu ký nhận tiền trực lễ tết, trực đêm. “Danh sách này được gửi đến các đội tuần tra kiểm soát giao thông quốc lộ 51, quốc lộ 1, quốc lộ 20, đội Dầu Giây… để yêu cầu nhận tiền”

Một CSGT cho biết: “Hiện có người ký nhận nhưng tôi và một số người chưa nhận vì chỉ trả tiền trực đêm mới vài tháng là chưa đủ”. LS Hoàng Hữu Nhân bình luận: “Việc lãnh đạo gọi các cán bộ cảnh sát giao thông lên ký nhận các khoản tiền bồi dưỡng trực ca đêm, tiền trực lễ tết bị ém lại đã chứng minh việc các cảnh sát giao thông tố cáo là đúng sự thật”.


Cự dân huyện Mê Linh phản đối dự án nghĩa trang Thanh Tước

Học sinh 2 xã Thanh Lâm và Tam Đồng, huyện Mê Linh nghỉ học gần hai tuần qua, cùng với phụ huynh phản đối dự ánh xay nghĩa trang Thanh Tước Đến ngày 26/11/2019, hơn 2.000 học sinh vẫn nghỉ học để phản đối xây nghĩa trang Thanh Tước, VOV đưa tin.

Chiều 26/11, phát biểu tại buổi họp báo, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, thừa nhận: “Học sinh bắt đầu nghỉ học từ ngày 14/11 đến nay là 12 ngày ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập và tâm lý của các cháu. Hiện tại có 72,9% số học sinh xã Tam Đồng và 52,2% số học sinh xã Thanh Lâm chưa đến trường”.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Vì sao hơn 2.000 học sinh huyện Mê Linh không đến trường học? Lý do: Học sinh nghỉ học vì phụ huynh các em phản đối chính quyền địa phương, buộc họ dừng triển khai dự án “Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước”. Dự án này bị người dân phản đối từ tháng 3/2012, đến nay đã hơn 7 năm, chính quyền địa phương chỉ “hoãn binh” chứ không thật sự dừng lại, nên người dân đành dùng biện pháp này phản đối. 

Trước áp lực ngày càng tăng từ người dân, Thành uỷ TP Hà Nội đã thống nhất, tạm thời dừng cắm mốc giới và bàn giao mốc giới cho chủ đầu tư dự án. Huyện và các sở, ngành phải rà soát lại toàn bộ quy trình, hồ sơ, thủ tục triển khai dự án, từ quy hoạch đến giải phóng mặt bằng để báo cáo thành phố xem xét, quyết định chính thức về dự án này.

Tạm thời “hoãn binh” để trấn an dân, nhưng quan chức Hà Nội vẫn không quên dọa nạt trong vụ hàng nghìn học sinh Mê Linh nghỉ học: Cần xử lý nghiêm đối tượng kích động, theo trang An Ninh Thủ Đô. Ông nghị Phạm Tất Thắng đề xuất: “Phải xem xét việc ngăn chặn các em đến trường xuất phát từ đối tượng nào. Nếu từ những đối tượng có chủ đích thì hành vi đó vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể xử lý hành chính, thậm chí xử lý hình sự nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm”.

Vụ người dân ngoại thành Hà Nội phản đối chính quyền địa phương này, về bản chất cũng giống vụ Đồng Tâm, nghĩa là người dân sau một thời gian dài chịu đựng và cố duy trì niềm tin vào chế độ, nhưng rồi họ chính quyền bị phản bội, cực chẳng đã họ mới phải chống đối. Dọa nạt chưa chắc đã hiệu quả với những người sống gần bộ não của chế độ và đã quen với các thủ đoạn đàn áp.


Tin Đồng Tâm: Hà Nội phủ nhận thông tin dân bắt giữ bộ đội

Báo Kiến Thức đặt câu hỏi: Sự thật thông tin người dân Đồng Tâm bắt giữ quân đội? Lãnh đạo huyện Mỹ Đức vẫn một mực khẳng định không có chuyện người dân bắt giữ bộ đội tại xã Đồng Tâm. Lãnh đạo huyện này cho biết, chiều 25/11, một nhóm bộ đội làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn có di chuyển quân trên xe ôtô qua khu vực Miếu Môn. 

Đúng lúc đó, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ đang tổ chức Hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn, người dân lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại. Có đúng là người dân “hiểu lầm” không, hay quan chức đưa xe quân đội về dọa dân không được, nên bây giờ tìm cách đổi trắng thay đen?

Người dân Đồng Tâm giận dữ trước đội kiểm soát quân sự. Ảnh chụp qua màn hình

Báo Dân Việt dẫn lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ việc Đồng Tâm thấy còn một số băn khoăn. Nghị Nhưỡng bình luận: “Tôi cho rằng nếu chúng ta công khai minh bạch mọi vấn đề thì câu chuyện sẽ rất đơn giản. Tôi cũng biết người dân ở Đồng Tâm rất bao dung. Nhớ lại hơn 2 năm trước (4/2017) khi sự việc ở Đồng Tâm đang rất căng thẳng, chúng tôi đề nghị bà con mở đường cho Đoàn công tác của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vào đối thoại, họ mở đường ngay, thậm chí người dân tung hô”.

Nhưng nghị Nhưỡng và các quan chức CSVN cần lưu ý, thời điểm tháng 4/2017, cụ Lê Đình Kình và người dân chưa thấy rõ bộ mặt tráo trở của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Nay, khi ông Chung và các quan chức TP Hà Nội khẳng định họ không làm sai khi lấy đất xây sân bay Miếu Môn, người dân Đồng Tâm đã cạn kiệt niềm tin và sẵn sàng đổ máu giữ đất. 


Chiến dịch “đốt lò”

Zing đưa tin: Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận bị giáng chức. Ngày 26/11, UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh, đã ký quyết định giáng chức đối với ông Lê Nguyễn Thanh Danh, PGĐ Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận. Hiện ông Danh chưa được phân công công tác mới.

Ông Danh bị kỷ luật vì “thiếu trách nhiệm để Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Phan Thiết đề nghị và ký cho tách thửa với số lượng lớn, dẫn đến việc hình thành các khu dân cư tự phát; chuyển thông tin địa chính không đúng pháp luật làm thất thoát cho Nhà nước”. Ông Danh còn trực tiếp ký cho phép tách thửa không đúng quy định, tạo điều kiện cho các hộ dân phân lô bán nền.


Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật 8 quân nhân, theo VTC. UBKT Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 xác nhận, họ đã tổ chức Kỳ họp lần thứ 14 dưới sự chủ trì của Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, Chủ nhiệm UBKT Quân ủy Trung ương. Cơ quan này đã bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật về đảng đối với 1 tổ chức đảng, 6 đảng viên và đề nghị thi hành kỷ luật đối với 8 quân nhân, nhưng không nói rõ danh tính các cá nhân sai phạm.

Tin giáo dục

Vụ “sư” Thích Nhật Từ và một số “sư quốc doanh” phản đối đặt tên đường theo Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina, 2 giáo sĩ có công sáng tạo và truyền bá chữ viết hiện hành của người VN, báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao phản đối đặt tên đường 2 giáo sĩ có công với chữ quốc ngữ? 

Ông Huỳnh Văn Hùng, giám đốc Sở VH – TT TP Đà Nẵng, phân tích, đối với việc đặt tên 2 vị linh mục có công với tiếng Việt, chính những bậc tiền nhân, sĩ phu yêu nước, những nhân vật yêu cách mạng từ thế kỷ trước đều xác định việc truyền bá chữ quốc ngữ là yêu nước: “Chữ quốc ngữ là hồn trong nước. Phải đem ra tính trước dân ta. Ông Trần Quý Cáp đã đánh giá cao như vậy. Chúng ta không nên ‘bỏ bóng đá người’ mà phải xem xét và nhận thức đầy đủ”.

Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Ai đã được lợi khi ngành giáo dục Vĩnh Thuận phân công viên chức trái luật? Vụ huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang có hàng trăm nhà giáo/viên chức giáo dục bị cắt, chặn các chế độ phụ cấp dành cho nhà giáo, bài báo nhận định, ông Huỳnh Minh Tâm, trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thuận “đã bỏ qua tất cả các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng có liên quan đến công tác quản lý viên chức và văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất đã bị ngành giáo dục Vĩnh Thuận phớt lờ chính là Luật Viên chức”.

Báo Tiền Phong dẫn lời nữ hiệu trưởng phát tán ảnh nóng của thầy hiệu phó: Tôi không sai. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hồng Thảo phát biểu: “Văn bản của Sở là do một người soạn nên có sai sót trong lỗi kỹ thuật. Tôi sẽ kiến nghị Sở để có cái nhìn nhận lại hành vi của mình, cũng như tư tưởng của thầy T. để xem ai đúng, ai sai. Tôi đã lập biên bản đúng chức năng nhiệm vụ của một thủ trưởng đơn vị và công an đã vào cuộc xác minh, huyện cũng đã kết luận quyết định kỷ luật thầy T”.




Tin môi trường

BBC có bài: Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN. TS Benjamin Strauss, GĐ điều hành và Trưởng nhóm nghiên cứu của Climate Central cho biết: “Phân tích toàn cầu của chúng tôi cho thấy hơn 100 triệu người trên thế giới hiện đang sống dưới mực thủy triều. Điều đó có nghĩa là họ phải được bảo vệ bởi các tuyến phòng thủ ven biển như đê. Vì vậy, chính phủ Việt Nam rõ ràng cần kiểm tra tính khả thi của tuyến phòng thủ tự nhiên, hoặc thiết kế các tuyến như vậy trong các vùng dễ bị tổn thương và bắt đầu phát triển chúng”.

TS Strauss cảnh báo: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng một phần tương đối lớn của Việt Nam nằm dưới mực nước biển, do đó nhiều khả năng dễ bị tổn thương khi nước biển dâng, khi ngập lụt như hiện nay và trong vài thập kỷ tới. Một phần ba dân số Việt Nam đang sống ở những nơi mà, như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, có khả năng chìm nước mực nước lũ hàng năm vào giữa thế kỷ này”.

Báo Công Lý dẫn lời ông Alden Meyer, GĐ chính sách của Liên minh các nhà khoa học, nhận định về khả năng con người đối mặt với thảm họa khí hậu: “Chúng ta đã hết thời gian”. Ông Meyer nói thẳng: “Không phải chúng ta sắp hết thời gian mà là chúng ta đã hết thời gian”.

Một trong những lý do: Lượng phát thải toàn cầu sẽ cần giảm ít nhất 55% vào năm 2030 để duy trì mức tăng nhiệt toàn cầu ở quanh ngưỡng 1,5 độ C, một mức giảm cao chưa từng thấy tại thời điểm tăng trưởng toàn cầu kéo dài, rất khó khả thi khi những người như Donald Trump, Tập Cận Bình, Boris Johnson, Scott Morrison… còn nắm quyền. 

Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh báo, vượt quá mức 1,5 độ C sẽ làm tăng tần suất và cường độ của sóng nhiệt, siêu bão và lũ lụt. “Chỉ với 1 độ C nóng lên, năm 2019 đã được dự đoán là đợt nóng thứ hai trong lịch sử loài người, một năm bị tàn phá bởi hỏa hoạn và lốc xoáy gây chết người thường xuyên hơn khi nhiệt độ lên cao”.


***


***







No comments:

Post a Comment