Wednesday, September 25, 2019

BẢN TIN NGÀY 25/09/2019 (Báo Tiếng Dân)




25/09/2019

BÀI MỚI

25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019
25/09/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 25/09/2019

Tin Biển Đông

Vụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng khu vực Bãi Tư Chính thuộc “chủ quyền” Trung Quốc, rồi 4 ngày sau, có mặt ở Trung Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lợi ích Việt Nam, RFA đặt câu hỏi: Liệu có phải đấy là trò tung hứng nguy hiểm?

Căng thẳng ở khu vực Nam Biển Đông bắt đầu từ tháng 5/2019, đến đầu tháng 7 thì nhóm tàu “khảo sát” Hải Dương 8 tiến vào Bãi Tư Chính, thực hiện 3 đợt quấy phá. Phía lãnh đạo Việt Nam im lặng tới ngày 15/7, Bộ Ngoại giao mới lên tiếng, còn ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng và nhà nước, cho tới nay chỉ lo trấn áp nội bộ với hăm dọa dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì không dám gọi thẳng tên kẻ xâm phạm chủ quyền lãnh hải. Cho nên người dân có lý do để nghi ngờ, liệu lãnh đạo CSVN có thật sự chống bá quyền Trung Quốc, hay họ chỉ lo trấn áp những tiếng nói của người dân bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thông báo cho Nga về tình hình Biển Đông, theo báo Lao Động. Tình báo Nga trước giờ được bộ máy tuyên truyền Việt Nam ca ngợi “tận mây xanh”, chẳng lẽ lại không biết tình hình thực địa Biển Đông để ông Võ Văn Thưởng phải thông báo? Họ muốn giúp thì họ đã lên tiếng và hành động ngay từ đầu như Mỹ và các đồng minh, không đợi ai đến cầu cạnh, họ không muốn giúp cựu “đồng chí” của họ thì cả trăm ông Thưởng cùng thông báo cũng thế thôi.

RFI phân tích quan hệ Washington – Delhi : Trục chiến lược mới trước họa bá quyền Trung Quốc. Bài viết nhắc đến sự kiện xảy ra hôm 22/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump, “tay trong tay đến đồng chủ trì một cuộc mít-tinh tại Houston, bang Texas, quy tụ hơn 50.000 người Mỹ, đa phần gốc Ấn Độ. Một cuộc tụ tập lớn như thế để chào mừng một lãnh đạo nước ngoài là hiện tượng hiếm có trên đất Mỹ”, đánh dấu sự trỗi dậy của liên minh Hoa Kỳ – Ấn Độ làm đối trọng với Trung Quốc.

Lưu ý, Trung Quốc đang có dự án cạnh tranh với Hoa Kỳ trên thế giới mạng và ngoài không gian, cho nên Hoa Kỳ đã thành lập Bộ Chỉ Huy Không Gian và Mạng. Trong khi “Ấn Độ, vốn chưa bao giờ có hoạt động do thám nhắm vào ngành công nghiệp Mỹ, được xem như là một cường quốc bổ trợ và bằng hữu”.

Trang Nghiên Cứu Biển Đông có bài: Khai thác chung với Trung Quốc ở Biển Đông – Hiểm họa và lợi ích. Bài viết phân tích vụ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố, phía Trung Quốc đề nghị Philippines thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông nếu Philippines gác lại phán quyết dựa trên UNCLOS: “Họ thực sự muốn khai thác. Nếu như vậy, chúng tôi sẽ để các bạn nắm 60%, chỉ 40% sẽ là của công ty Trung Quốc”.

Đề nghị trên thoạt trông có vẻ hấp dẫn, nhưng tiềm ẩn cạm bẫy, “do quyết đoán của Trung Quốc khi thực thi các yêu sách ở Biển Đông theo tiêu chuẩn họ áp đặt. Kết quả là, mặc dù tất cả các bên tranh chấp đồng ý phát triển một cách hợp tác về mặt nguyên tắc, họ lại thất bại trong việc triển khai rộng rãi cách thức này trong thực tế”.


Bác Cả kiểm soát quyền lực

VnExpress đưa tin: Bộ Chính trị nghiêm cấm 6 hành vi chạy chức, chạy quyền. Ngày 23/9/2019, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ban hành Quy định của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền. Các hành vi bị cấm gồm: Thiết lập quan hệ với người có chức quyền để trục lợi, hối lộ người có chức quyền, gây sức ép với quan chức dựa trên các thông tin nội bộ, dùng lý lịch gia đình để mặc cả nhằm có được quyền lực. 

Vấn đề nằm ở chỗ, ai sẽ là người kiểm soát quyền lực bác Cả khi người dân không có quyền bầu bác lên nên bác không phải chịu trách nhiệm với dân? Bác có dám bảo đảm rằng, bác và người của “phe đốt lò” không có bất kỳ biểu hiện nào của các hành vi nêu trên?

Hơn nữa, chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực cần có tam quyền phân lập và tự do báo chí, bảo đảm người dân được phép tham gia, giúp phát hiện tham nhũng, lạm quyền. Ngoài ra, cần có bộ luật nghiêm minh, thay vì dùng luật với “án bỏ túi”. Còn chống tham nhũng, lạm quyền bằng điều lệ đảng, các nghị quyết, nghị định, thì chống mãi tới Tết Công gô cũng không xong. 


Báo Phụ Nữ TPHCM và phóng sự điều tra về Sun Group

Sau khi đăng bài đầu trong loạt bài về các vụ bê bối của Sun Group và sư Thích Thanh Toàn, nhà báo Nguyễn Thu Trang cho biết, sư Toàn “đang nhờ người tư vấn cho lá đơn kiện lại báo Phụ Nữ”. Cô Trang cũng cho biết thêm rằng: “Còn tôi, hôm nay đã phải nghe rất nhiều tâm sự đắng lòng của các nữ phật tử từng bị sư Toàn… xin khí. Rõ khổ, tìm đến nhà sư để được thanh thản… ai ngờ đâu lại phải chạy mất dép mà không dám nói với ai“.

Báo Phụ Nữ TPHCM sau đó đăng bài: Có hay không việc Đại đức Thích Thanh Toàn gạ tình phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM? Bài báo cho biết, “sẽ công bố thêm thông tin, bằng chứng về việc sư Toàn ‘gạ tình’ phóng viên, đề nghị phóng viên ‘gởi ảnh trần truồng’, đòi ‘đụng vào’ phóng viên ‘một tí thôi cho khí âm dương họ nương nhờ họ đi’.”

Ngay sau đó, báo Phụ Nữ TPHCM cũng đã công bố thêm clip: Đại đức Thích Thanh Toàn hủy hoại giáo lý nhà Phật. Trong clip, sư Toàn có những lời nói dâm ô, tục tĩu với phóng viên:


Facebooker Dương Quốc Chính bình luận: “Công nhận, sư mất dạy thì nên chửi, Sun mất dạy, thì cũng nên chửi, mà dám chửi cũng là dũng cảm, kể cả có tay to chống lưng. Nhưng chửi văn minh thì nên dựa vào lý lẽ, căn cứ, pháp luật hơn là dùng cảm tính và ngôn từ khiêu dâm. Hoặc chí ít, thì chuyện nào ra chuyện ấy, đánh sư bằng những ngôn từ đó cũng được. Nhưng không nên móc nối với Sun làm gì“.

Theo nhà báo Thu Trang, bài báo điều tra độc quyền về Sun Group hiện đang gây sốt cộng đồng mạng, nhưng cũng nhận được nhiều gạch đá… Cô Trang cho biết: “Lượt tương tác đang dẫn đầu tất cả các loạt bài mà báo Phụ Nữ đã thực hiện từ trước đến nay. Đó là niềm vui khôn tả, nhưng cũng là áp lực vô cùng lớn đối với BBT và các anh chị em PV, BTV“.

Tin môi trường

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, TP.HCM có thể duy trì tình trạng mù bao phủ, báo Tiền Phong đưa tin. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm phân tích, trạng thái thời tiết nhiều ẩm, có mưa, kết hợp với khói bụi từ hoạt động sản xuất, giao thông ở TP.HCM, cùng với lượng khói bụi có khả năng xuất phát từ hàng loạt vụ cháy rừng ở Indonesia, “theo gió mùa Tây Nam đi lên khu vực các tỉnh thành phía Nam nước ta khiến cho lớp mù này càng dày đặc, lâu tan”.

Báo Lao Động đưa tin: Dân dựng lều, túc trực trước nhà máy cồn ở Quảng Nam vì gây ô nhiễm. Vụ việc kéo dài đã gần một tuần qua, hàng trăm người dân thôn Nam Phước, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc dựng lều túc trực ngay trước cổng nhà máy cồn Đại Tân, phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy gây ra.

Dân dựng lều, túc trực trước nhà máy cồn ở Quảng Nam, phản đối nhà máy gây ô nhiễm. Nguồn: LĐ

Từ khuya 18/9, người dân sống gần nhà máy cồn Đại Tân ngửi thấy mùi hôi nồng nặc xộc thẳng vào nhà. Một người dân cho biết: “Khoảng 11 giờ, Đang ngủ thì có mùi hôi bay xộc thẳng vào nhà khiến tôi thở không được, khi tìm nguyên nhân thì phát hiện nước thải từ nhà máy chảy ra, chúng tôi chịu hết nổi với mùi đó rồi”. Tức nước vỡ bờ vì tình trạng này kéo dài 10 năm nay nhưng chính quyền không giải quyết, người dân phải tự đấu tranh.

Vụ xả thải gây ô nhiễm sông Cái Lớn: Dân nuôi thủy sản mỏi mắt chờ bồi thường, theo VTC. Vụ người dân thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, bị thiệt hại thủy sản do ô nhiễm trên sông Cái Lớn từ đầu tháng 5/2019, ông Nguyễn Tiến Danh, chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ cho biết:

“Trước đây, tỉnh có yêu cầu thị xã thống kê thiệt hại. Lúc đó, chúng tôi có đề xuất trích nguồn kinh phí dự phòng của thị xã hoặc xã hội hóa để hỗ trợ bà con. Tuy nhiên, tỉnh không đồng ý vì phải chờ xác định nguồn gây ra ô nhiễm để yêu cầu bồi thường, đến nay vẫn chưa có thông tin gì”.

BBC dẫn lời cô bé Greta Thunberg nói với lãnh đạo thế giới: ‘Quý vị khiến chúng tôi thất vọng’. Nhà vận động môi trường người Thụy Điển chỉ mới 16 tuổi này đã trải qua hành trình vượt đại dương bằng thuyền (không dùng máy bay vì gây ô nhiễm môi trường) để đến diễn thuyết trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp quốc, cáo buộc họ chưa hành động đủ để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Greta là một trong các nhà vận động môi trường khởi động phong trào “bãi khóa vì khí hậu” từ tháng 8/2018, sau gần một năm đã thu hút hàng triệu thanh niên trên khắp thế giới tham gia. Hôm 23/9, Greta vừa khóc vừa nói trước các lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc: “Điều này hoàn toàn sai. Tôi đáng lẽ không nên ở đây. Tôi đáng lẽ nên đến trường ở phía bên kia đại dương, nhưng tất cả quý vị lại tìm đến giới trẻ chúng tôi để tìm kiếm hy vọng. Sao các ông, các bà có thể làm vậy chứ?” 

Thay vì có những đáp trả tích cực, nhưng Tổng thống Trump đã tweet chế nhạo cô bé Thunberg: “Cô ấy trông có vẻ là một cô gái trẻ rất hạnh phúc, hướng về một tương lai tươi sáng và tuyệt vời. Rất vui được nhìn thấy“. Chưa nói tới cương vị của một tổng thống siêu cường, chỉ nói tới tư cách người lớn, cư xử với một đứa trẻ vị thành niên, có thể nói, nhân cách của Trump bị tàn tật, tâm hồn của ông ta bị tàn phế!



Chính quyền tự tiện đốn hạ cây của người dân

Chuyện ở Quảng Nam: Không thông báo, xã tự ý thuê người đốn hạ hàng nghìn cây keo của dân, theo trang Nhà Báo và Công Luận. Một người dân thôn Thạch Kiều, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành kể, sáng 24/9, sau khi được hàng xóm báo tin, ông chạy lên đồi Núi Tre và chứng kiến, hàng ngàn cây keo lá tràm của gia đình nằm la liệt.

Ông nói: “Tại đây, tôi thấy cán bộ xã đang thuê người đốn hạ keo nhà mình. Điều hết sức vô lý là tôi không tiếp nhận bất kỳ thông báo nào của xã về việc nhổ keo, giải phóng mặt bằng”.
Một người khác cho biết: “Nhầm tính, khoảng 3.000 cây keo lá tràm của 4 hộ dân chúng tôi bị cán bộ xã thuê người nhổ trơ gốc. Chúng tôi yêu cầu lãnh đạo địa phương giải thích rõ ràng”. Phía chính quyền địa phương đã thừa nhận có sai sót trong thông báo, nhưng không thấy nói tới chuyện bồi thường cho dân.

Không thông báo, chính quyền xã Tam Xuân 2 thuê người đốn hạ keo lá tràm của người dân. Nguồn: NB&CL


Tin giáo dục

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra một loạt vấn đề nóng của giáo dục, báo Tiền Phong đưa tin. Theo Quyết định 658 vừa được ban hành, cơ quan này sẽ thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT với nội dung quản lý nhà nước về: SGK, quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục và đào tạo của Bộ GD&ĐT, đội ngũ nhà giáo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT.  

Mất bò mới lo làm chuồng: Sau sai phạm của trường ĐH Đông Đô, Bộ GD&ĐT đổi đơn vị cấp phôi bằng, theo Infonet. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản lý cung cấp phôi bằng, chứng chỉ từ Văn phòng về Cục Quản lý chất lượng. Sau khi sai phạm xảy ra mới bắt đầu chắp vá, điệp khúc kéo dài qua mỗi năm này, khiến nền giáo dục VN không chỗ nào không nát.



***







No comments:

Post a Comment