Sunday, March 24, 2019

ĐÀ LẠT NHÌN TỪ FLYCAM : THÀNH PHỐ BÊ-TÔNG CHỨ ĐÂU PHẢI THÀNH PHỐ TRONG RỪNG? (Mai Vinh - Phan Tấn Đạt thực hiện)




MAI VINH - PHAN TẤN ĐẠT thực hiện
24/03/2019 10:50 GMT+7

TTO - Khi dùng thiết bị bay chụp ảnh (flycam) ở độ cao hơn 300m, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận rừng nội ô Đà Lạt không còn, đặc biệt trong bán kính 4km tính từ hồ Xuân Hương.

Hoạt động xây dựng thiếu kiểm soát đã khiến phong cách đô thị đặc biệt của thành phố Đà Lạt biến dạng
Video: MAI VINH - PHAN TẤN ĐẠT

Ngay từ khi hình thành, Đà Lạt đã được mệnh danh "thành phố trong rừng - rừng trong thành phố". Nhưng hoạt động xây dựng thiếu kiểm soát đã khiến phong cách đô thị đặc biệt của thành phố này biến dạng, lộn xộn.

Vùng nội ô Đà Lạt ở được chụp ở độ cao khoảng 300m, có thể thấy bê tông lấn lướt, chỉ còn vài mảng xanh rải rác trong khu vục đô thị

Nếu không tính đồi Cù (sân golf do tư nhân quản lý), các rừng phòng hộ ở khu vực ngoại ô như đèo Prenn (khu vực ngoại ô), đèo Tà Nung và những khu vực cách xa trung tâm Đà Lạt (hơn 18km) như xã Xuân Trường, Trạm Hành thì có thể nói Đà Lạt đã không còn mảng xanh.

Theo công bố hiện trạng rừng của Bộ NN&PTNT, độ che phủ rừng của Đà Lạt chỉ chiếm 49%. 

Đô thị Đà Lạt những ngày mùa nắng (tính từ tháng 11 đến tháng 4) có những buổi trưa không khác Sài Gòn khi nhiệt độ lên hơn 30oC. Vùng nội ô ngột ngạt khô khốc do thiếu hơi ẩm. 

Theo các chuyên gia lâm nghiệp, ngoài tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, một phần nguyên nhân bởi vùng nội ô thiếu rừng.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - người tham gia đóng góp cho đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Đà Lạt và vùng phụ cận được Thủ tướng phê duyệt năm 2014 - nhận định: "Sự phát triển đô thị không đi liền với việc giãn dân, thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh khiến áp lực xây dựng đổ dồn lên vùng nội ô. Nhà cao tầng, công trình bê tông thay thế các mảng xanh".

Một khoảnh rừng nội ô nhỏ (phường 5, Đà Lạt) còn sót lại nhưng đang bị san ủi để làm công trình và khai thác đất đá

Tòa nhà Đà Lạt Center (đường Phan Bội Châu) nằm cạnh chợ Đà Lạt là công trình cao 9 tầng nằm trong những công trình lớn tại Đà Lạt, chắn toàn bộ không gian trung tâm Đà Lạt nhìn từ hồ Xuân Hương

Một khách sạn 4 sao cao 7 tầng nằm ngay trên trục đường chật hẹp Bùi Thị Xuân (Đà Lạt). Đây là con đường hai bên toàn khách sạn lớn, mỗi cuối tuần, kẹt xe, ùn tắc thường xảy ra ở đây

Dân Đà Lạt, du khách yêu thiên nhiên trốn khu trung tâm ra vùng ven để hít thở không khí trong lành

Những căn nhà ống kiến trúc không rõ ràng được phép xây cạnh những căn nhà cổ có từ lâu đời

Rừng, mảng xanh tạo nên giá trị đặc biệt cho du lịch Đà Lạt. Trong ảnh: Du khách trải nghiệm thiên nhiên tại hồ Tuyền Lâm, một khu rừng ngoại ô Đà Lạt

Hồ Than Thở trở thành “hồ chứa thải” bị vây giữa một bên là nhà kính, một bên là nhà dân san sát nhau

Một góc trung tâm TP. Đà Lạt nhìn từ trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng. Ở trên cao nhà xây càng cao lớn, trái với nguyên tắc giảm độ cao công trình ở những điểm cao trong thành phố lớn.

Kẹt xe ở trung tâm Đà Lạt vào giờ cao điểm

Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng được xây dựng từ nền đất của một công trình công cộng, có cây cối xung quanh. Hiện tại đây là công trình cao 9 tầng, có khối tích cực lớn.

Làng hoa Vạn Thành (phường 5, Đà Lạt) trở thành khu nhà bê tông và nhà kính. Rừng phòng hộ Tà Nung cạnh đó cũng bị lấn dần để làm nhà ở và nhà kính trồng hoa

Di tích đường ray xe lửa Đà Lạt - Phan Rang bị kẹp giữ khu nhà kính

Khu trung tâm Đà Lạt chen chúc nhà cao tầng, trong khi đường giao thông nhỏ hẹp.

Nhà cao tầng tiếp tục được xây dựng ở khu trung tâm vốn đã chen chúc nhà cao tầng

Các công trình tiếp tục được xây ở khu trung tâm vốn đã chen chúc nhà cao tầng và rất hiếm cây xanh

Tầm nhìn từ hồ Xuân Hương về khu trung tâm Đà Lạt bị chắn ngang bởi những khách sạn lớn

MAI VINH - PHAN TẤN ĐẠT

*
*

TIN LIÊN QUAN

----------------------------------------

Người Đô Thị
Chủ nhật, 24/03/2019








No comments:

Post a Comment