Friday, February 1, 2019

TẠI SAO GIỚI CÁNH TẢ HAY DÂN CHỦ XÃ HỘI LẠI ỦNG HỘ VENEZUELA? (An Viên - VNTB)




An Viên  -  VNTB
2/2/2019

Venezuela của Tổng thống đương nhiệm (Nicolás Maduro) vẫn được sự ủng hộ từ một số cá nhân và quốc gia (có Tổng thống hoặc xu hướng cánh tả), bất chấp những điều ‘phi nhân đạo’ đang diễn ra tại đất nước này.

Câu hỏi là tại sao?

Hãy bắt đầu từ một ‘đồng chí cánh tả’ của nước Mỹ, Đảng viên đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez, sinh năm 1989, người đã giành được chiến thắng trong đợt bầu cử vừa qua. Cô ta là nhà xã hội dân chủ (như cách cô ta thừa nhận) sinh ra ở Bronx, người thường lên án những gì về tư bản, người đòi hỏi công bằng.

‘Ngôi sao xã hội chủ nghĩa (XHCN)’ mới nhất này đã lên tiếng phản đối sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ đối lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela và lên tiếng rằng, nên để cho ‘ngôi sao XHCN’ cùng như đồng chí của cô ta ‘hỗ trợ các nỗ lực của Uruguay, Mexico và Vatican’, tiến hành một thỏa thuận dàn xếp và chấm dứt trừng phạt – vốn làm cho tình trạng siêu lạm phát, kéo dài tình trạng quyền lực của Maduro và khiến tình hình của nhân dân Venezuela trở nên tồi tệ hơn.

Nữ chính trị gia trẻ tuổi nhất Hạ viện, bằng xuất thân trong một gia đình lao động, trải qua công việc bồi bàn, người không có đủ tiềm lực tài chính để trả tiền thuê nhà ở Washington DC cho tới khi nhận lương nghị sĩ [1], người công kích tư bản và hướng Mỹ đến mô hình Venezuela đang cố gắng chiêu dụ giới trẻ Mỹ về một mô hình huyễn hoặc mang tên: XHCN (với một lý tưởng xã hội rất lý tưởng như chăm sóc y tế miễn phí, miễn phí đại học, bảo đảm công ăn việc làm, phát triển nhiên liệu xanh,… trong khi cách làm và tiềm lực để làm thì hoàn toàn không khả thi).

Alexandria Ocasio-Cortez, bằng cách nào đó giống Hugo Chávez hay thậm chí là Che Guevara về sự lãng mạn cộng sản thời kỳ đầu của mình. Thậm chí, hơi hướng lao động và chống tư bản của cô ta lại có phần giống K.Marx – một người từng là nhà tư bản, sống nhờ cậy bạn mình là Friedrich Engels, và luôn lên tiếng chỉ trích tư bản chủ nghĩa. Nếu cô ta đang sống ở một quốc gia XHCN hay thậm chí là một đất nước đang xây dựng mô hình XHCN, cô ta sẽ thực sự thành công trong tìm kiếm địa vị chính trị của mình, bởi xuất thân và lý tưởng thực sự XHCN.

Với xuất thân từ một gia đình lao động trong một nền kinh tế tư bản cỡ bự, Alexandria Ocasio-Cortez tin rằng, việc chấm dứt những bất công mà cô ta đã hưởng từ nhỏ (do nghèo đói, gia đình) chỉ bằng cách đưa nước Mỹ hướng tới XHCN. Tất nhiên, Alexandria Ocasio-Cortez và những người đồng chí cánh tả của mình chưa một lần sống tại Venezuela hay Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Con trai của Tổng thống Donald Trump, twitter rằng, với cách mà Alexandria Ocasio-Cortez hướng tới, thì người Mỹ sẽ chết đói dưới chủ nghĩa xã hội kiểu Venezuela, buộc họ phải ăn thịt chó để nuôi sống [2].

Venezuela là một thảm họa xã hội chủ nghĩa [3] như cách báo Washington Post đặt tiêu đề trong một bài viết gần đây? Không đúng, Venezuela là tấm gương điển hình nhất của XHCN này. Đất nước này được duy trì trên bạo lực và sự lớn tiếng đổ lỗi (cho rằng mọi sai trái của đất nước theo cánh tả hay XHCN là sản phẩm của tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, chủ nghĩa dân túy, độc đoán, phụ thuộc tài nguyên, các lệnh trừng phạt và mánh khóe của Mỹ, thậm chí là tàn dư của  chính chủ nghĩa tư bản). Nó đưa đất nước này trở thành một quốc gia sụp đổ, như cách mà nhiều quốc gia cộng sản khác từng thể hiện với các nhà lãnh đạo chính trị tư nhân hóa và thực dân hóa các thể chế nhà nước. Nó biến một Venezuela mạnh mẽ của thập niên 1970 - một trong những nền dân chủ mạnh nhất và lâu đời nhất của Mỹ Latinh, một quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, xã hội ít bất bình đẳng hơn so với các nước láng giềng - với Venezuela ngày nay: một trong những quốc gia nghèo nhất ở Mỹ Latinh một vùng đất thiếu lương thực, nghèo đói cùng cực và siêu lạm phát.

Điều gì đã xảy ra ở giữa?

Câu trả lời là, hệ thống độc đảng của Chávez và Maduro, đã cướp đất nước dưới danh nghĩa của người dân.

Nhưng chủ nghĩa xã hội với khẩu hiệu ‘san bằng giàu nghèo’ bằng cách đưa mọi người ‘cùng giàu lên’ đã hút không ít người trẻ, những người thừa nhiệt tình nhưng thiếu những trải nghiệm về đời sống xã hội. Những người vùng vằng làm cách mạng thiết lập XHCN và sau năm 40 tuổi nhận ra tất cả chỉ là bánh vẽ, với đặc tính ‘người bóc lột người’. Đó cũng là lý do tại sao, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi ‘phản tỉnh’ đã tuyên bố nguyên tắc rất XHCN: 20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu.

‘Công bằng xã hội’ trở thành một cụm từ thu hút giới trẻ, và Alexandria Ocasio-Cortez – một ‘ngôi sao của XHCN’ đã tận dụng điều này để tiến thân chính trị.

Một ‘nhà văn đầy mộng mơ’ của tạp chí Dân tộc cánh tả Mỹ (The Nation) - Greg Grandin đã từng lên tiếng biện hộ vào năm 2013, theo đó, thừa nhận ‘tổng thống Venezuela có thể là một người quyền lực’. ‘Nhưng anh ấy để lại đằng sau những gì có thể được gọi là quốc gia dân chủ nhất ở Tây bán cầu.’ [4]

Đó là sự ảo tưởng, huyễn hoặc, ngây thơ và cuồng dại của những nhà dân chủ cánh tả. Những kẻ hết lòng ủng hộ cho sự thối nát của một mô hình, những kẻ bán rẻ lương tâm con người, những kẻ ngồi trên tháp đài ở một quốc gia giàu có để huyễn hoặc rằng sẽ áp dụng mô hình XHCN mà mình chưa một lần sinh ra, lớn lên và lao động tại đó.

Chính những người như Alexandria Ocasio-Cortez đã làm suy yếu đi tính dân chủ nước Mỹ, và việc Alexandria Ocasio-Cortez trở thành một chính trị gia Hạ viện thuộc Đảng Dân chủ Mỹ đã gián tiếp trở thành mối sỉ nhục lớn nhất, tỳ vết ô ế nhất của chính đảng này.

Bởi Alexandria Ocasio-Cortez đã bỏ qua việc Chavez, Maduro,… Những người đã lợi dụng một hiến pháp quốc gia yếu kém và quá dễ thay đổi, đã làm trung lập với cơ quan lập pháp được bầu và phá hủy sự độc lập của ngành tư pháp. Những người trợ cấp cho chế độ độc tài của Cuba bằng dầu giá rẻ. Những người đã quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu có hệ thống, những người đã hóa giá tiền lương và quỹ tiết kiệm của nhân dân thành những đống rác. Những người đã từ chối loại bỏ mô hình kinh tế - chính trị - vốn tạo nên tình trạng vô luật pháp, bạo lực chính trị và sự khan hiếm đến mức chết vì đói. [5]

Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội Venezuela, tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời trong tuần này, khi kết thúc nhiệm kỳ của Maduro. Với sự hỗ trợ chính thức của Mỹ, ông có cơ hội thực tế để cứu đất nước của mình khỏi sự tàn phá của CNXH (XHCN).

Venezuela – bằng cách nào đó, đã trở thành một bài học nằm lòng mà chính bản thân các cử tri Mỹ hay tại những nước mà ‘giới cánh tả hay xã hội dân chủ’ đang trỗi dậy (đặc biệt là Mexico, nơi có vị Tân Tổng thống cánh tả Andres Manuel Lopez Obrador – người có ý tiến hành cuộc cách mạng vì người nghèo) nên thuộc nằm lòng. Chavez hay Maduro đã phá hủy sự thịnh vượng của đất nước mình rất nhanh, và không giống như hầu hết các nhà xã hội, và ông ta đã làm điều đó khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ. Còn những nhà dân chủ xã hội hay những chính phủ cánh tả với vỏ bọc ‘vì người nghèo, công bằng xã hội’ chỉ thuần túy là bước đệm để gia cố địa vị chính trị, tiến tới thu vén lợi lộc cá nhân trong tương lai mà thôi (như cách mà nữ Tổng thống cánh tả Brazil Dilma Rousseff, người xuất thân từ chiến binh du kích, đảng viên đảng Người Lao động, người đã để lại di sản cho đất nước với sụt giảm GDP tăng trưởng, tham nhũng bám rễ sâu vào các hoạt động chính trị sau 13 năm cầm quyền của Chính phủ cánh tả).

Câu chuyện Venezuela cũng để lại một bài cho chính bản thân nước Mỹ nên cảnh giác trước những chính trị trị gia Mỹ, những người ngày nay coi mình là những người xã hội (như Alexandria Ocasio-Cortez, hay những tổ chức như Đảng Xã hội Dân chủ Mỹ (DSA), tổ chức xã hội chủ nghĩa lớn nhất tại Mỹ, tổ chức đã tìm cách bảo vệ toàn diện đối với Maduro [6]), khi họ tự gọi mình là ‘những người xã hội dân chủ’. Bởi cuối cùng, chủ nghĩa xã hội chắc chắn tạo ra sự hủy diệt quốc gia và chấm dứt quyền tự do – dân chủ. Các chính trị gia kiểu này đang thống trị ở Venezuela, Cuba, Nga, Triều Tiên, Trung Quốc,… và ở rất nhiều quốc gia khác.

---------------

Chú thích:





[5] Báo cáo về tham nhũng tại Venezuela: https://www.cato.org/commentary/corruption-democracy-venezuela






No comments:

Post a Comment