Thursday, January 31, 2019

PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM RA SAO KHI EVFTA BỊ HOÃN VÔ THỜI HẠN? (Thường Sơn - VNTB)




31-1-2019

Lần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’.

Những ngày giáp tết nguyên đán 2019.

Một tuần sau khi Liên minh châu Âu quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu), toàn bộ các cơ quan đảng và chính quyền của Việt Nam, từ cấp tổng bí thư đến thủ tướng, các bộ ngành kinh tế vẫn im như thóc mà không có nổi một phản ứng ra hồn. Cùng lúc, hệ thống báo đảng và nhiều tờ báo nhà nước khác cũng im bặt, trái ngược với không khí ‘hồ hởi, náo nức’ đón chào ‘Hiệp định EVFTA sắp được ký kết và thông qua’ trước đó.

Phản ứng duy nhất chỉ đến từ… Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: “Hiện nay, cả Việt Nam và Liên minh Châu âu (EU) đang tích cực các nỗ lực và thủ tục để sớm có thể chính thức phê chuẩn và đưa Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi”.

Vẹt !

Nhưng để EVFTA ‘đi vào thực thi’, hiệp định này lại cần được ký kết giữa Hội đồng châu Âu với Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên kể từ sau cuộc điều trần EVFTA - nhân quyền tại Brussels của Bỉ vào tháng 10/2018 và sau tờ trình của Ủy ban châu Âu cho Hội đồng châu Âu, đã không có bất kỳ tín hiệu nào từ phía hội đồng này về việc có khả năng chấp thuận cho Ủy ban châu Âu hoặc chính hội đồng này sẽ ký kết EVFTA với phía Việt Nam. 

Như vậy, ‘đường về nhà còn xa lắm’ - như tựa đề một bộ phim của Việt Nam. Chưa ký và không biết chừng nào mới ký EVFTA thì không thể hình dung ra tương lai hiệp định này khi nào mới được đưa vào lịch trình làm việc của Hội đồng châu Âu để phê chuẩn. Càng không thể mơ màng đến việc bản hiệp định này được tiến hành bước tiếp theo là trình ra Nghị viện châu Âu để bỏ phiếu thông qua.

Chưa kể đến một thủ tục khác và quan trọng không kém vai trò phê chuẩn của Hội đồng châu Âu: Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu - một cơ quan tham mưu cho Nghị viện châu Âu về EVFTA. Thậm chí ngay cả trường hợp Hội đồng châu Âu muốn phê chuẩn EVFTA nhưng ủy ban này phản đối thì cũng rất khó để Nghị viện châu Âu gật đầu cho hiệp định này ‘qua đò’.

Vậy quan điểm của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ra sao?

Mới đây, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp châu Âu, cùng  sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội châu Âu thông qua hết”.

Bernd Lange là quan chức cao cấp của châu Âu đã đến Hà Nội vài ba lần trong hai năm 2017 và 2018, đã tiếp xúc với nhiều quan chức của chính phủ Việt Nam, kể cả với Bộ trưởng công an Tô Lâm, để thuyết phục Việt Nam cải thiện nhân quyền nhằm thỏa mãn một điều kiện của EVFTA mà về sau này đã trở nên một đòi hỏi dứt khoát của Nghị viện châu Âu. Tuy vậy, các quan chức Việt Nam vẫn cố thủ trong não trạng bảo thủ và tiếp tục đàn áp quyền làm người ở dải đất hình chữ S.

Tình trạng vi phạm nhân quyền bất chấp trên chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến vào ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị viện châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nng như hiện nay giữa các tổ chức nn quyền quốc tế và nhiều nhà nước ở châu Âu. Rõ ràng là tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng ghê gớm của chính thể độc đảng ở Việt Nam, cộng hưởng với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, đã khiến phát sinh hiệu ứng nước tràn ly và nhiều chính phủ đã phải bày tỏ thái độ phản ứng trực tiếp với sự trơ tráo của Hà Nội.

Ngay trước khi cuộc họp của Hội đồng châu Âu về EVFTA diễn ra, một bản yêu cầu khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) đã được gửi đến Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và các cơ quan liên quan, kèm theo chữ ký của 17 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam, yêu cầu hoãn EVFTA do nhà nước Việt Nam đã không chịu có bất kỳ cải thiện nhân quyền nào.

Trong một bức thư gửi cho Thủ Tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền)  tại Nhật Bản Kanae Doi viết: “Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam.”

Những tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam - giới mà chính quyền luôn coi thường ‘chỉ có một nhúm người’ và hoàn toàn không phải là đối trọng chính trị của đảng CSVN, đã làm nên một chiến thắng lịch sử. Thắng lợi này đã dẫn ra một định đề ‘sáng mắt sáng lòng’ đối với đảng CSVN: nếu ở trong nước, đảng có thể huy động hàng trăm ngàn công an để bóp nghẹt quyền làm người của người dân, đàn áp dã man các cuộc biểu tình và đình công, bắt bớ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, thì khi ra sân chơi quốc tế lại là một câu chuyện khác hẳn. Dù chỉ là ‘một nhúm người’, nhưng giới tổ chức xã hội dân sự với hành động đấu tranh cho quyền lợi của người dân lại có sức ảnh hưởng quốc tế và hiệu quả quốc tế vận cao hơn rất nhiều so với Bộ Ngoại giao và các tổ chức ‘cánh tay nối dài của đảng’ chỉ biết mị dân và dối trá về nhân quyền.

Hẳn đó là nguồn cơn vì sao trong bản tin của Chính phủ Việt Nam về cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao về EVFTA có đoạn “trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin một số tổ chức dân sự kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu thông qua EVFTA”.

Có thể xem đây là lần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’, hay nói cách khác là của Xã hội dân sự mà đã hình thành và tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam từ hàng chục năm qua, đặc biệt từ năm 2014 đến nay, như một thực thể và hơn thế là một thực thể đáng gờm trong tác động phản biện ra quốc tế đối với những chính sách của chính quyền Việt Nam.

----------------------

LIÊN QUAN

2-1-2019

Bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp châu Âu, cùng  sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là hiền hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội châu Âu thông qua hết”.

Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU

Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu là cơ quan có thẩm quyền rất quan trọng trong việc tham mưu EVFTA cho Nghị viện châu Âu. Thậm chí ngay cả trường hợp Hội đồng châu Âu muốn phê chuẩn EVFTA nhưng ủy ban này phản đối thì cũng rất khó để Nghị viện châu Âu gật đầu cho hiệp định này ‘qua đò’.

Vào năm 2018, Bernd Lange đã đến Việt Nam để gặp một số quan chức cấp cao nhằm thuyết phục chế độ này ‘mở lòng’ cho nhân quyền, trong đó có cuộc gặp với tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.

Ngay sau cuộc gặp trên, Bộ Công an Việt Nam đã đưa một bản tin ‘lạ’:  “Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới...”

Đó là thời điểm sắp diễn ra cuộc điều trần EVFTA - nhân quyền do Ủy ban châu Âu (cơ quan thuộc Hội đồng châu Âu) tổ chức tại Brusells, Bỉ - dịp mà giới chóp bu Việt Nam rất hy vọng rằng EVFTA sẽ được ‘qua cầu’, cho dù chính thể độc trị này vẫn bị lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi nhiều nghị sĩ châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Thế nhưng hy vọng đó đã bị dập tắt.

Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, rốt cuộc từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.

Khi đến Hà Nội vào tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã nói thẳng “Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.

Còn chuyến công du Hà Nội của ông Bernd Lange vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 đã mang lại một tín hiệu mới lạc quan hơn: xác lập vị trí của những yêu sách về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), từ chỗ khá yếu thế cách đây hai năm, đang trở nên tương đối mạnh mẽ vào thời gian này.

Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sỹ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sỹ sớm thông qua EVFTA…

Nhưng đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền. Cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính yếu ấy mà Cộng đồng châu Âu và Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU -  đã không cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ ký.


--------------------------------------------
2-1-2019

Diễn đàn kinh tế thế giới Davos tại Thuỵ sĩ tháng 1 năm 2019 có sự tham dự của 3.000 người từ 115 quốc gia trên thế giới với nhiều lãnh đạo cấp cao và tập đoàn lớn cùng góp mặt. Đây là dịp để ông Phúc tiếp thị quốc gia và mời chào các nhà lãnh đạo, chủ các công ty lớn và các nhà đầu tư đến Việt Nam. 

hủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên khai mạc Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Davos – “EVFTA vận” khắp nơi 

Lịch làm việc của ông Phúc kín mít vì phải gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia từ đông sang tây cũng như lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới.

Trước hết dĩ nhiên là Tổng thống nước chủ nhà Thuỵ Sỹ Ueli Maurer. Thuỵ Sỹ đã cam kết viện trợ 90 triệu đô la mỹ ODA cho Việt nam trong các năm 2017 – 2020 và ông Phúc đã vô cùng biết ơn Thuỵ Sỹ về điều đó.

Sau đó lần lượt có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Romania Ana Birchall, ông Phúc đề cao mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè truyền thống ở khu vực Đông Âu. Khi gặp Thủ Tướng Hoà Lan Mark Rutte, ông Phúc mong được hỗ trợ thêm nhiều chương trình mới ngoài các chương trình về môi trường, giáo dục, nông nghiệp.

Với Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis, ông Phúc cảm ơn Chính phủ Cộng hòa Séc đã tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sở tại hòa nhập, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Séc và làm cầu nối cho quan hệ hai nước ngày càng gắn bó.

Ở cả ba cuộc gặp với các lãnh đạo châu Âu nay, ông Phúc đều bày tỏ mong muốn các quốc gia thành viên EU là Romania, Hoà Lan và Cộng hoà Sec thúc đẩy EU sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Ông Phúc cũng bày tỏ nguyện vọng tương tự khi tiếp xúc với ngài Jyrki Katainen, Phó chủ tịch Cộng Đồng Châu Âu thúc đẩy quy trình ký kết để EVFTA có thể được ký kết vào quý 1 năm 2019; đồng thời cũng nhắc luôn ngài Phó chủ tịch EU rằng Việt Nam đang cần được Châu Âu xoá thẻ vàng thuỷ sản.

Ngoài ra với Thuỵ Sỹ, ông Phúc “mong muốn” Thụy Sỹ và Khối Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) có cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với thực tế để sớm thông qua Hiệp định EVFTA, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Trong các buổi gặp gỡ với các tập đoàn kinh doanh lớn của EU như Tổng Giám đốc Công ty AB Carlos Brito, Chủ tịch Tập đoàn Procter & Gamble Mages-vanran Suranjan, Giám đốc Tập đoàn Adidas Kasper Rorsted, Tổng Giám đốc Điều hành Carlsberg Cees’t Hart; ông Phúc cũng không ngần ngại yêu cầu các vị này “tích cực thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) sớm đẩy nhanh tiến trình thông qua Hiệp định EVFTA để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu thúc đẩy hợp tác đầu tư thời gian tới.”

Chừa ra cửa Đức 

Trong số các lãnh đạo chính trị châu Âu còn có Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, và đặc biệt Angela Merkel, Thủ tướng Đức. Ông Phúc có lẽ đã tránh không giáp mặt bà Merkel vì vụ Trịnh Xuân Thanh.

Trong lần gặp mặt ở G-20 tháng 7 năm 2017 ở Hamburg, bà Merkel đã có một buổi tiếp ông Phúc bên lề hội nghị. Từ lúc xảy ra vụ bắt có Trịnh Xuân Thanh cho tới nay đã hơn một năm rưỡi nhưng phía Việt Nam vẫn chưa trao trả lại Xuân Thanh cho Đức như phía Đức yêu cầu.

Đức vốn là một nhà đầu tư lớn vào Việt Nam và tiếng nói của Đức để giúp cho EVFTA được phê chuẩn sẽ có trọng lượng rất nhiều nhưng lại không được ông Phúc tận dụng trong lần đi Davos này. Nhưng báo đảng lại không hề hé lộ tin tức ông Phúc có gặp bà Merkel và có khẩn cầu nước Đức nói vào một tiếng cho EU sớm thông qua hiệp định EVFTA hay không.

Vụ việc chưa yên, trong khi ông Phúc vất vả đi cạy cục lãnh đạo từng quốc gia trong khối EU cũng như các ông lớn trong các tập đoàn kinh tế nói giúp cho Việt Nam một tiếng để sớm ký được EVFTA, thì chưa đầy một tuần lễ sau, ông Trọng lại phong hàm cấp Đại tướng cho ông Tô Lâm, một người mà báo chí Đức, Slovakia và các quốc gia châu Âu khác cáo buộc đã nhúng tay vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Rõ là người xây người phá!

Điều nay chẳng khác gì lại là một sự thách thức lớn khác với nước Đức khi ông Trịnh Xuân Thanh vẫn còn phải thụ án ở Việt Nam, và mối quan hệ Đức Việt vẫn chưa được nồng ấm trở lại.

Bà Merkel sẽ từ chức năm 2021, từ giờ cho tới đó, ông Phúc vẫn còn phải đi năn nỉ các quốc gia châu Âu dài dài để có được EVFTA một khi vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa được khép lại.

EVFTA vận từ trong nước vận ra 

Chỉ một ngày trước khi diễn đàn kinh tế thế giới 2019 diễn ra, ngày 22 tháng1 năm 2019 phái đoàn Việt Nam đã bị rát mặt trong phiên điều trần về nhân quyền tại Geneva khi các quốc gia trên thế giới xoay Việt Nam về luật An ninh Mạng, các điều khoản ILO, án tử hình...

Và ngay hôm sau đó, ngày 23 tháng 1 năm 2019, đã có thông tin chính thức EVFTA sẽ bị hoãn lại do “lý do kỹ thuật”. Lý do kỹ thuật ở đây chính là các vi phạm nhân quyền mà phái đoàn Việt Nam đã cố gắng phủ nhận trong phiên điều trần chiều ngày 22 tháng 1.

Ông Phúc cũng đã có cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch Facebook Nick Cleggtại Davos. Ông Phúc vẫn bày tỏ mong muốn Facebook tăng cường hợp tác phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, mà nhất là trong lĩnh vực khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thông tin, phát triển kinh doanh qua các mạng xã hội.

Ông Phúc yêu cầu Facebook phải tuân thủ các quy định luật pháp Việt Nam mà có thể hiểu một cách rõ ràng ở đây đó là Luật An ninh Mạng buộc Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và trình xuất cho công an khi có yêu cầu mà không cần lệnh của toà án.

Để cho EU thông qua EVFTA chỉ cần cải thiện điều kiện nhân quyền ở Việt Nam. Để làm được điều đó trước hết phải hết hèn để dám thừa nhận những vi phạm nhân quyền chứ không phải chối tất và cho rằng luật lệ đặt ra là vì đặc thù của đất nước.

Tiếp theo đó là sửa đổi các điều luật vô lý mà các nước đã nêu ra trong Luật An ninh Mạng , luật Hình sự, và thực hiện các điều khoản mà ILO yêu cầu về quyền của người lao động.
Nếu làm xong, tự khắc EU phê chuẩn EVFTA mà không cần ông Phúc phải vất vả năn nỉ làm gì. Lúc đó là lúc Việt Nam đã biết nâng tầm quốc gia lên ngang tầm các quốc gia văn minh khác trên thế giới.

Tất cả đều nằm trong tay Hà Nội chứ chẳng phải nghị sỹ hay lãnh đạo EU nào.

---------------------

26-1-2019

25-1-2019





No comments:

Post a Comment