Tuesday, January 29, 2019

BIỆN PHÁP KẾ TIẾP CHO MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC ? (Michael Spence - Project Syndicate)




28/01/2019

Ngay cả khi Trung Quốc duy trì đà cải cách theo định hướng thị trường, dường như các căng thẳng với phương Tây là khó có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Trong khi các biện pháp để giảm những căng thẳng này có thể được thực hiện, nhưng không loại bỏ chúng được dễ dàng, vì là yếu tố chính đang định hình cho khuôn mẩu phát triển tương lai của Trung Quốc.
 
Chiến lược tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là một công trình đang tiến triển kể từ khi Đặng Tiểu Bình khởi động cải cách và mở cửa đất nước vào năm 1978. Trong 40 năm cải cách vừa qua, Trung Quốc không thể tránh các sai phạm, chính phủ đã thể hiện mong ước thích nghi cũng như khả năng điều hướng các việc chuyển tiếp phức tạp, được hỗ trợ bởi một cuộc tranh luận về chính sách trong nội bộ khá lành mạnh. Nhưng mô hình phát triển của Trung Quốc có khả năng phát triển trong tương lai như thế nào, khi các điều kiện ngoại tại đặt ra những thách thức mới cho tăng trưởng kinh tế?
 
Một đặc điểm nổi bật của Trung Quốc trong bốn thập niên cải cách là vai trò phát triển của nhà nước trong nền kinh tế, trong đó vẫn còn có bất đồng quan trọng trong nước. Một số ý kiến cho rằng nhà nước - và bằng cách nói mở rộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - phải giữ một vai trò chính, để duy trì sự ổn định xã hội cần thiết cho duy trì sự phát triển kinh tế. Những người khác cho rằng thúc đẩy sự đổi mới cần thiết để đạt được thu nhập cao đòi hỏi nhà nước phải ít giống như là một người tham gia sinh hoạt thị trường và phải lảm nhiều hơn giống như là một trọng tài viên, nhà điều tiết và trọng tài cho các vấn đề ưu tiên cho kinh tế và xã hội.
 
Không còn gì là nghi ngờ, khi nhà nước đã là một thành phần chủ yếu trong sự phát triển của Trung Quốc, không chỉ bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và công nghệ, mà còn phục vụ là một điểm tựa cho các thị trường còn non trẻ và các định chế trong khu vực tư nhân phát triển. Sự can thiệp của nhà nước cũng là cần thiết để giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng và đảm bảo rằng các mô hình tăng trưởng đã bao gồm toàn diện, điều mà một mình thị trường không thể đảm đương.
 
Hơn nữa, nhà nước Trung Quốc đã phối hợp giải quyết các vấn đề không được xử lý dễ dàng hoặc có hiệu quả do các thị trường phân tán, đặc biệt như là ở các nước đang phát triển, nơi mà các thể chế thị trường và năng lực hành chính có thể ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong các kế hoạch ngũ niên, chính phủ Trung Quốc thiết lập các ưu tiên và kỳ vọng rõ rệt giúp đảm bảo cho các chính sách bổ sung và đầu tư xảy ra đồng thời hoặc được sắp xếp hợp lý.
 
Những người cổ vũ cho thị trường và khu vực tư nhân đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế phần lớn đều không tranh luận về những điểm này. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng sự đổi mới, tăng năng suất và tăng trưởng toàn diện đã được thúc đẩy chủ yếu bởi khu vực tư nhân đang mở rộng. Một thị trường sôi động của các ý tưởng là một phần quan trọng của mô hình này. Sự hiện diện ngày càng tăng của ĐCSTQ trong các doanh nghiệp tư nhân, can thiệp kinh tế mạnh tay và ưu tiên cho tính chính thống có thể là mối đe dọa cho sự năng động và tăng trưởng.
 
Về vai trò của nhà nước trong các doanh nghiệp tư nhân vốn dĩ thiếu trong sáng, nay đang cản trở đầu tư ra bên ngoài của các doanh nghiệp đa quốc gia Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp liên quan đến an ninh mạng và quốc gia, một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng khi các nền kinh tế thế giới chuyển nền tảng sang kỹ thuật số. Nếu Trung Quốc trở lại một mô hình mà trong đó nhà nước chiếm sở hữu tài sản trong các lĩnh vực quan trọng, thì các ngành đó có thể hoạt động kém do thiếu tinh thần cạnh tranh và thử nghiệm, nó sẽ dẫn đến việc đình trệ.
 
Điều đáng chú ý là Trung Quốc không bao giờ áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp có chia phần theo giá trị tham gia mà ở phương Tây áp dụng từ lâu, mặc dù phương Tây hiện đang chuyển sang mô hình có nhiều thành phần liên quan tham gia. Thay vào đó, chính quyền Trung Quốc coi các tập đoàn và thị trường tài chính là công cụ để đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội.
 
Do đó, theo một nghĩa nào đó, Trung Quốc đã có một loại mô hình nhiều bên liên quan. Khi mô hình quản trị theo môi trường, xã hội và doanh nghiệp đang vận hảnh tại phương Tây, các mô hình Trung Quốc và phương Tây có thể bắt đầu hội tụ, nhưng với sự khác biệt chính là ở Trung Quốc, ĐCSTQ và nhà nước đại diện cho các thành phần tham gia không phải là chủ sở hữu lợi ích hay quyền lợi công ích.

Vai trò tương đối của nhà nước và thị trường trong nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được quyết định một cách dứt khoát. Các chi tiết của mô hình có thể sẽ được xác định bằng các xem xét theo thực tế và điều chỉnh theo tiến trình. Nhưng rõ ràng là để đạt được các mục tiêu công nghệ của chính quyền, như được nêu trong kế hoạch "Made Made in China 2025", sẽ đòi hỏi một khu vực tư nhân năng động và tương đối tự do, cũng như sự hỗ trợ đáng kể của nhà nước trong hình thức đầu tư vào giáo dục tiên tiến và nghiên cứu khoa học.

Những nỗ lực do nhà nước Trung Quốc chỉ đạo thúc đẩy đổi mới đã làm gia tăng căng thẳng với các đối tác kinh tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. Nhưng Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp để xoa dịu các nhà phê bình, đặc biệt là bằng cách cam kết tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, thương mại xuyên biên giới và đặc biệt, và loại bỏ các yêu cầu về hợp đồng liên doanh đối với đầu tư xuyên biên giới thuộc tư nhân, nhờ thế mà việc công nghệ chuyển nhượng không bị ép buộc.

Những thách thức lớn hơn liên quan đến vai trò của nhà nước trong mối quan hệ của công nghệ và an ninh quốc gia. Các công ty doanh nghiệp  Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài phải báo hiệu một cách đáng tin cậy rằng trọng tâm của họ hoàn toàn là thương mại và họ không theo đuổi các chương trình nào khác như an ninh quốc gia. Một cam kết do nhà nước Trung Quốc loại trừ các doanh nghiệp tư nhân đa quốc gia của nhà nước từ các chương trình như vậy sẽ là một chặng đường dài. Không có chính phủ nào có thể kỳ vọng rằng từ bỏ việc sử dụng các công cụ mạng trong hoạt động gián điệp, nhưng các chính phủ có thể tránh đến việc khu vực tư nhân chịu hậu qủa.

Ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục phải đối phó với các rào cản cao hơn để xóa các tiến trình kiểm soát việc đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước này có thể gặp các khó khăn khi xin được các khoản trợ cấp, hưởng đặc quyền thâm nhập vào nơi vay vốn với chi phí thấp và bảo vệ cạnh tranh trong nước. Về mặt cơ bản hơn, khi chính phủ đang kiểm soát các bên liên quan tham gia, tách biệt lợi ích thương mại khỏi các mục tiêu của nhà nước dường như là một thách thức không thể vượt qua.
 
Các trở ngại cho đầu tư xuyên biên giới trong lĩnh vực Internet cũng rất cao và còn tồn tại. Ở đây, những khác biệt lớn trong quy định (bao gồm cả vai trò của nhà nước đối với nội dung và quyền truy cập dữ liệu) cũng sẽ còn rất khó khắc phục, nếu không muốn nói là không thể.

Sự hội tụ với mô hình của phương Tây đang phát triển dường như là không thể đạt được trong khoàng thời gian ngắn. Tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là liên quan đến vai trò của nhà nước trên thị trường, sẽ còn tồn tại. Nhưng con đường phát triển theo định hướng thị trường chắc chắn sẽ giúp giảm những căng thẳng này. Trong sự phân chia trách nhiệm giữa nhà nước và thị trường, nếu du nhập được tính minh bạch hơn, thì sẽ loại bỏ trở ngại lớn để thúc đẩy cho sự tiến bộ.

------------------

Michael Spence đoạt giải Nobel về Kinh tế, Giáo sư Kinh tế tại Trường Kinh doanh Stern NYU, tác giả của The Next Convergence – The Future of Economic Growth in a Multispeed World.

*
Nguyên tác: 
Project Syndicate    |    Jan 21, 2019 






No comments:

Post a Comment