Tuesday, December 25, 2018

"TỰ CẮN TAN XÁC". HIỆP HỘI NGƯỜI VIỆT TẠI LIÊN BANG ĐỨC ĐÃ BỊ GIẢI THỂ BỞI TÒA ÁN (Lê Ngọc Châu)




25/12/2018

Dẫn nhập:  Hôm 24.12.2018, anh H. (Berlin) gởi qua điện thư cho chúng tôi bài viết của nữ ký giả Marina Mai đăng trên Nhật Báo Đức liên quan đến việc Hiệp Hội người Việt tại Đức đã bị Tòa Án Berlin-Charlottenburg ra án quyết giải thể. Nhân Ngày Lễ Giáng Sinh 2018, tôi chuyển ngữ và mạo muội đưa ra vài dữ kiện cụ thể, nhận định riêng để rộng đường dư luận (LNC).

* * *
Hiệp hội người Việt ở Liên bang Đức đã bị giải tán theo quyết định của tòa án Berlin-Charlottenburg vào tháng 12.2018. Hội không còn có thể trả chi phí tòa án của họ nữa. Điều này đã xảy ra vì các thành viên đã nộp đơn kiện vì các lỗi chính thức trong các hành vi và quyết định bầu cử. Hiệp hội Liên bang tự hiểu rằng họ là một tổ chức đầu não (Dachverband/ the umbrella organization) của tất cả những hội đoàn Việt Nam tại Đức.

Tuy nhiên, trong các cuộc tranh luận chính trị, Hiệp Hội (HH) gần như không bao giờ lên tiếng, mặc dù hiệp hội được Văn phòng Liên bang cho Người di cư và Người tị nạn tài trợ. Vấn đề (đề tài) duy nhất mà hiệp hội thường xuyên nói đến là xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông.

Việc thành lập Hiệp hội Liên bang năm 2011 là một sự khởi đầu, trong đó Đại sứ quán Việt Nam đã "giúp đỡ sản khoa (Geburtshilfe)" quan trọng. Nó phải là một tổ chức đầu não cho các hội đoàn Việt Nam, một điểm liên lạc của đại sứ quán cho cộng đồng người Việt ở Đức. Chính trị Việt Nam được truyền tin thay vì chính trị hội nhập ở Đức.

Nhưng đặc biệt là liên quan đến chính sách của Việt Nam, cộng đồng người Việt bị chia rẽ sâu sắc. Những thuyền nhân tị nạn, trốn sang Đức vì lý do chính trị sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, đa số là thù địch, từ chối nhà cầm quyền ở Hà Nội và sẽ không bao giờ tụ tập dưới một tổ chức đầu não do đại sứ quán kiểm soát. Tuy nhiên ngược lại, nhiều công nhân viên hợp tác lao động với cộng sản Đông Đức (DDR) trước đây cho đến nay vẫn có xu hướng văn hóa, ngôn ngữ cũng như thường có định hướng chính trị với Hà Nội. Đối với người Việt sinh ra ở Đức thì trái lại, Việt Nam không phải là vấn đề mà họ muốn giải quyết. Những kinh nghiệm phân biệt chủng tộc có liên quan với họ nhiều hơn.

Theo quan điểm của họ về chính trị ở Việt Nam, cộng đồng người Việt bị chia rẽ sâu sắc.

Nhà cầm quyền Việt Nam muốn tổ chức để có tiếng nói tích cực từ nước ngoài về các vấn đề chính trị trong nước thông qua một tổ chức đầu não. CsVN muốn "những người di cư" đầu tư tiền của họ vào Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội cần một mạng lưới để chiêu mộ sự trở về nước của sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học ưu tú nước ngoài.

Ông xếp cũ của hiệp hội Văn Thoại Nguyễn giải thích tại sao hiệp hội bị đánh bại tại tòa án: Người ta ở trong tổ chức đầu não có thể với tư cách cá nhân cũng như thành viên của hội. Điều đó gây khó khăn cho việc làm rõ chính xác ai đủ điều kiện để bỏ phiếu. Hiệp hội mắc sai lầm điểm đó. Tuy nhiên, giáo sư toán học tại Uni Trier thấy lý do thực sự của các vụ kiện ở điểm khác: "Vào tháng 10 năm 2014, bà đại sứ Việt Nam (ghi chú thêm của csVN tại Berlin) lúc đó yêu cầu tôi hoãn cuộc họp thành viên."  Biện minh: Không có đủ thời gian để chuẩn bị. " Nguyễn đã từ chối yêu cầu vì cuộc hẹn đã được công khai và việc chuẩn bị không phải là nhiệm vụ của đại sứ quán. "Sau đó, bà đại sứ đã mời các thành viên đến tham dự một cuộc họp trong đại sứ quán, có những bức ảnh trên mạng, và chính những người đã kết hợp với nhau ở đó, họ đã kiện chúng tôi."

Một nguyên đơn, nữ nhân viên xã hội Postdamer, Hai Bluhm, phản bác sự mô tả theo đó nữ đại sứ đứng đằng sau các khiếu nại. Cô ta nói: "Giáo sư không có kinh nghiệm với công việc của hiệp hội, ông đã lãnh đạo hiệp hội một cách độc tài (autoritaer: độc đoán, chuyên quyền) và liên tục loại trừ các thành viên, ví dụ vì các khoản nợ nguyệt liễm."

Những năm tháng của sự tự cắn tan xác nhau (Selbstzerfleischung) đã làm tê liệt nội dung công việc của hiệp hội. Thắc mắc của các nhà báo Đức thường không đi đến đâu. Hiệp hội vì lẽ đó hầu như không bị thiếu mất. Kinh nghiệm của các hội đoàn Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy họ rất mạnh nếu họ quan tâm đến các chủ đề ở Đức và đồng ý không loan truyền các "vị trí khác nhau" đối với chính sách của nước xuất xứ của họ trong hội.

Thay lời kết (ngắn gọn như có thể, nếu có dịp tôi sẽ trình bày rõ ràng và chi tiết hơn):

* Tại Cộng Hoà Liên Bang Đức từ thập niên 80 thì Liên Hội NVTN được thành lập nhưng hầu như chỉ sinh hoạt nội bộ giữa NVTN với nhau vì thế chính quyền Đức ít biết đến.

* Ủy Ban Cap Anamur qua cố Ts Neudeck đã có vài bài viết giới thiệu ngợi khen Thuyền Nhân VN và sự thành công của thế hệ thứ hai, ba mới gây tiếng vang đối với người Đức nói chung.

* Cho tôi mở ngoặc ở đây để nói sơ về Liên Hội Người Việt Tị Nạn (LHNVTN) tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức), nhắc sơ đến vài chuyện xảy ra khó tránh khỏi khi sinh hoạt hầu như cả nước Đức nói riêng đều nghe, biết. Công tâm mà nói dù có người không thích là sau hơn 20 năm LHNVTN tại CHLB Đức mới được chính quyền và người Đức biết, lưu ý nhiều hơn từ nhiệm kỳ BS Trần Văn Tích. Lý do nhờ Bs Tích là nhà khoa bảng, biết ngoại ngữ Anh, Pháp, khá tiếng Đức và có học vị là Bác Sĩ, bạo miệng, dám ăn dám nói và dám viết liên lạc với chính quyền và chính giới Đức nên từ đó người ta mới lưu ý đến Cộng Đồng NVTN (tức Thuyền Nhân và những người tị nạn chính trị vì cộng sản ở Đức) nhiều hơn. Một số khoa bảng khác bất chấp sự "kèn cựa của vài người (mà chẳng ai xa lạ gì họ từ khả năng cho đến sự nghiệp!) đã ủng hộ hết mình như có thể Ban Chấp Hành bắt đầu từ nhiệm kỳ 2012-2014 do BS Tích lãnh đạo trong đó có người viết, tiên phong sử dụng phương tiện truyền thông giúp quảng bá sinh hoạt của LHNVTN tại Đức đi khắp nơi trên thế giới cũng như trực tiếp cho csVN biết là ở Đức có một tổ chức đối đầu trên lãnh vực chính trị đối với nhà cầm quyền csVN và hiệp hội dưới sự chỉ đạo của Tòa Đại Sứ csVN trên các lãnh vực duy trì văn hóa, hội nhập và đặc biệt đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ, Nhân quyền cho VN, điều mà có thể nói hiệp hội chẳng quan tâm gì hết. Và đây là mục đích chính của chúng tôi mặc dù BCH_LHNVTN gặp trở ngại vài tháng sau đó nhưng bốn người còn lại vẫn tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm, không bỏ ngang xương làm việc cho hết nhiệm kỳ hai năm. Bốn thành viên BCH còn lại, chúng tôi/ tôi đã từng bị chụp mũ, chửi bới, dèm pha, đánh phá đủ điều qua emails (chúng tôi có) nhưng vẫn tỉnh bơ xem thường và rồi cuối cùng dù ghét họ chẳng làm rụng "sợi tóc" nào của chúng tôi cả tuy bực mình khó tránh khỏi. Bs Tích giữ lời như đã nói với chúng tôi, nghỉ làm sau 2 năm vì tuổi cao. Kế vị Bs Tích từ 2014 đến nay là BS Hoàng Mỹ Lâm. Chúng tôi 5-8 người gồm những người tị nạn chính trị được Đức cho là "trí thức, khoa bảng", biết tiếng Đức tạm đủ để đối thoại với người bản xứ khi cần thiết, không ồn ào, - khác với vài kẻ làm thì ít mà nổ còn hơn bắp rang - kiên trì liên tục viết thư chống đối các dự án được nghị sĩ thiên tả hay làm ăn với VC hỗ trợ và cuối cùng dự án định xây dựng tượng HCM ở Đức. Không khoe nhưng chúng tôi tự tin, ngoài chuyện tranh luận qua thư tín đã hy sinh thời gian, công sức đi đến tận nơi trực tiếp nói chuyện, tranh luận vài ba chục phút hay cả giờ về những sai lầm của người Đức khi đề cập đến lịch sử Đức và VN với cấp lãnh đạo, với đại diện thị trưởng, với nghị sĩ ủng hộ dự án, đặc biệt thuyết phục được chủ đất để rồi dự án Moritzburg cuối cùng bị hủy bỏ.

Kế tiếp công khai hỗ trợ NVTN ở Áo qua những văn thư bằng Anh + Đức ngữ để rồi cuối cùng Áo cũng hủy bỏ dự án ờ Vienna. Nói ra thì bị ghét nhưng dân Đức cao ngạo lắm, nhất là giới chính trị gia đa số là khoa bảng. Chính trị gia Đức họ coi mặt đặt tên nhưng chúng tôi - dù chẳng dễ dàng - cố gắng vận động sự hỗ trợ tinh thần của các nghị sĩ, thượng nghị sĩ, nghị viên thành phố , đảng phái dân chủ Đức… và ngay cả các giáo sư, ký giả nổi tiếng giúp để "phát huy tiếng nói và mục đích tranh đấu của NVTN". Phải biết người biết ta, nếu ai đó xin lỗi thuộc thành phần nhận trợ cấp xã hội, tiếng Đức là ngôn ngữ giao thiệp quá kém (nhấn mạnh quá kém, kiểu "ù ù cạc cạc", thiếu uy tín và tinh thần trách nhiệm) thì … khó mà đến gần họ lắm. Có lần người viết (nói thật, không khoe) vốn chỉ là "thợ khách" bình thường, không phải là người có danh xưng lớn là chủ tịch hay hội trưởng gì ráo ngồi trong hãng họ phôn nói chuyện mấy chục phút, hỏi sơ tên tuổi, nghề nghiệp của tôi (là đối tượng), thử xem khả năng tiếng Đức, thử dò xét kiến thức về kỹ thuật, tài chánh, khủng hoảng chính trị Đức, vấn đề hội nhập với giám đốc điều hành các hội từ thiện cấp liên bang hay giới lãnh đạo các đảng phái ở tiểu bang, giải thích thiếu điều khô nước miếng mới thuyết phục họ bằng lòng đỡ đầu TINH THẦN cho một sinh hoạt mở rộng của NVTN, chưa nói đến chuyện đi sinh hoạt trên toàn nước Đức phải có đủ tài chánh. Nói thật đừng tự ái, chúng tôi đi làm chuyện ăn cơm nhà vác ngà voi phải tự bỏ tiền túi ra, những ai nhận trợ cấp xã hội quanh năm suốt tháng, ăn tiền thất nghiệp nên tự xét có đủ khả năng đi sinh hoạt tứ xứ hay chưa?. Bs Mỹ Lâm với tư cách chủ tịch LHNVTN và phu quân (luôn tháp tùng) vợ tham dự nhiều trong hơn 60 chục sinh hoạt khắp nơi trên nước Đức mà tôi đều biết, tốn biết bao tiền và công sức vì trách nhiệm nhận lãnh, lo lắng bỏ thời gian viết văn thư giao thiệp với các cơ quan chính quyền, chính trị gia Đức…. Thử tự hỏi "ta số dzách" đã làm được như vậy chưa (?), đã nhiều lần dám bỏ tiền túi bay đến tận nơi, ngủ hotel để hoàn tất trách nhiệm do các hội đoàn NVTN giao phó chưa ??. Rất tiếc, thay vì im lặng để người khác làm việc bất vụ lợi mang lại tiếng tốt cho NVTN thì "họ" lại bày đủ trò (emails BCH_LH/ chúng tôi có) gây khó khăn làm những người có lòng đâm ra nản chí?. Tạm vậy vì ai sinh hoạt đều rõ phức tạp khi làm việc.

* Hiệp Hội với sự giúp của Đại Sứ csVN ra đời mà mục đích ký giả Mai có nhắc sơ trong bài viết. Họ có tiền lại được Đức tài trợ muốn tiếm danh luôn cả LHNVTN tại Đức nhưng họ và tay sai cho dù tìm mọi cách đã thất bại vì KHÔNG chính danh, chưa đủ tư cách để đại diện cho tất cả những Thuyền Nhân tị nạn hay những người tị nạn chính trị vì cộng sản đang định cư lâu năm tại Đức, trước xa so với người Việt lao động ở DDR, đến Tây Đức sau khi bức tường ô nhục Bá Linh bị đạp đổ và sau khi cộng sản DDR bị khai tử 1989. Mặc dù LHNVTN thiếu hụt tài chánh, anh chị em phải hy sinh ngân quỹ gia đình, công sức, thời gian chống lại csVN, chống công khai trên phương diện đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho VN dù gặp sự dèm pha của "phe ta?". Điều đáng mừng, dù nghèo và duy nhất chỉ có tấm lòng nhưng LHNVTN tại CHLB Đức vẫn còn tồn tại, khác với Hiệp hội "giàu" đã bị giải thể. Chỉ sợ rồi đây LHNVTN tại Đức nếu lọt vào tay những chuyên gia chống cộng bằng mồm, ngại khó, sợ tốn kém hay thiếu khả năng và tài chánh cùng phương tiện đi lại (vì tự túc khi sinh hoạt) thì không biết rồi sẽ như thế nào?.

* Một bài báo phổ biến trên mạng trước đây có đề cập tiền bạc là một trong những nguyên nhân đưa đến sự tranh chấp của hiệp hội. Điều này dễ hiểu thôi, chia chác không đều thì sẽ có sự chống đối ngay và nếu còn lem nhem tiền bạc thì chuyện tan vỡ chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy Liên Hội NVTN tại CHLB Đức nghèo, ngân quỹ chỉ có vài trăm Euro nhưng may mắn không dính vào chuyện tiền bạc, liệu cơm gắp mắm, nếu cần trang trải chi phí sinh hoạt thì "lắc lon" kêu gọi lòng hảo tâm của tham dự viên ủng hộ nên cho đến nay … vẫn còn sống, chưa chết.

* Cuối cùng, chuyện ký giả bài viết đề cập khen hội Thổ Nhĩ Kỳ tuy có phần đúng nhưng chưa đúng hoàn toàn theo thiển ý. Hội người Thổ cũng có nhiều khuynh hường chính trị, ngoài hội họ vẫn chống nhau. Điển hình khi Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ công du Đức vẫn bị thành phần đối lập biểu tình chống ở các nơi ông ta đến. Còn các sắc dân khác bị chính phủ Thổ đàn áp thì họ lập hội và sinh hoạt riêng. Tương tự người Việt lao động DDR hay qua Đức sau 1989 thì họ cũng lập hội riêng, sinh hoạt riêng với sự tham dự của đại diện Lãnh Sứ Quán hay Đại sứ quán của csVN. Họ sống lâu năm dưới chế độ cộng sản nên khó có thể thay đổi tư tưởng chính trị của họ. Thử nhìn sang Berlin, có bao nhiêu người Việt đến Đức sau 1990 tham dự biểu tình cho nhân quyền VN với NVTN sau khi họ được định cư và Đức "cho phép tị nạn" ở Đức?. Quan điểm chính trị còn khác biệt, cách sống cũng khác thì khó ngồi lại với nhau và nếu có ngồi lại với nhau thì tranh cãi khó tránh. Kết quả sinh hoạt đối với một hội gồm nhiều thành phần với cá tính, tập tục và định hướng chính trị khác biệt sẽ như thế nào thì độc giả có thể đoàn trước được khá dễ dàng!.

Chúc quý độc giả mùa Giáng Sinh 2018 an bình. Năm mới 2019 sắp đến cũng xin chúc Quý Vị một Năm Mới Thịnh Vượng và Dồi Dào Sức Khỏe.


© Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, Mùa Giáng Sinh 2018, ngày 25.12.2018)
Url: Von Marina Mai  24/12/2018  _  ND, 24. Dez. 2018 ;          
 deutschland.de/artikel/1108674.selbst-zerfleischt.html





No comments:

Post a Comment