Monday, December 31, 2018

CPTPP ĐÃ CÓ HIỆU LỰC : 2 CÂU HỎI KHÓ VỀ CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP VÀ AN NINH MẠNG (FB Vũ Kim Hạnh)





Các câu hỏi không dễ trả lời. Vậy mà sau stt hôm qua về CPTPP, đã có nhiều bạn inbox hỏi mình. Hỏi để biết cũng có, mà hỏi “cắc cớ” cho bí cũng có. Còn 13 ngày nữa CPTPP có hiệu lực rồi. Nhân ngày hôm nay là ngày cuối trước 1/1/2019, mình nói mấy điều tóm lược thông tin, cũng chỉ là từ tìm đọc các tài liệu và cố sàng lọc các thông tin khách quan, ngắn gọn. Thế này…

VỀ CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP

Hiệp định TM tự do thế hệ mới như CPTPP yêu cầu thành viên phải thông qua và duy trì các quyền được nêu trong TUYÊN BỐ năm 1998 về CÁC NGUYÊN TẮC VÀ QUYỀN CƠ BẢN TRONG LAO ĐỘNG (các quyền này được qui định trong 8 công ước cơ bản của tổ chức lao động thế giói ILO)

Hiện nay Việt Nam còn chưa phê chuẩn 3 công ước cơ bản (công ước 87, 98 và 105).

– Công ước 87 là về quyền tư do lập Hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức. Công ước này qui định là người lao động và người sử dụng lao động được quyền tự xây dựng một tổ chức và tham gia tổ chức theo sự lựa chọn của mình, không phải theo tổ chức được qui định chính thức.

– Công ước số 98 là những nguyên tắc về quyền tổ chức và thương lượng tập thể đối với người lao động.

– Công ước 105 là về xóa bỏ lao động cưỡng bức, bao hàm việc khi người lao động đình công hay bị kỷ luật thì không bị bắt buộc làm một việc gì đó ngoài ý muốn hay bị phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, tôn giáo.

Khi ký hiệp định, Việt Nam sẽ thay đổi pháp luật cho đúng 3 công ước nói trên. Theo các chuyên gia pháp luật của VN, lộ trình phê chuẩn 3 công ước này sẽ là: công ước 98 là vào năm 2019; công ước 105 vào 2020 và công ước 87, chắc cần thời gian nhiều hơn và có thể vào 2023, thời hạn kéo dài nhất.

VỀ MỘT ĐIỀU KHOẢN CỦA LUẬT AN NINH MẠNG

Về nguyên tắc, thành viên tham gia CPTPP không được yêu cầu các công ty nước ngoài phải đặt máy chủ tại nước sở tại. Tuy nhiên, với Việt Nam, cũng có ngoại lệ. Một số ngoại lệ đã được Việt Nam nêu ra và được 10 nước kia thỏa thuận là tạm thời không trừng phat đối với các vi phạm về an ninh mạng và về quyền lơi người lao động.

Thỏa thuận tạm thời không trừng phạt cho Việt Nam sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/1/2019.

Nội dung của “thỏa thuận tạm thời không trừng phạt” có nghĩa là các nước sẽ “tự kiềm chế “không khởi kiện VN lên toà trọng tài về vi phạm qui định đặt máy chủ (Dispute settlement) trong 3- 5 năm đầu của hiệp định. Cần chú ý là trong thoả thuận chỉ nói đến là “tự kiềm chế” (REFRAIN), chớ không phải là bắt buộc đối với các thành viên còn lại. Nên khả năng việc tranh chấp về qui định đặt máy chủ, giữa VN và 10 thành viên kia, cũng vẫn rất có thể xảy ra tùy đánh giá của 10 thành viên cùng tham gia CPTPP.

Thu thập thông tin đến đây là hết. Toàn bộ chi tiết về những gì doanh nghiệp và nhà nước cần làm để CPTPP thực sự là cơ hội lớn (thay vì biến thành thách thức) bạn có thể tìm đọc mục Bình luận thị trường của báo in Thế giới Tiếp Thị phát hành ngày 2/1/2019 hay www.thegioihoinhap.vn nhé, vì bài khá dài.


*
*

HIỆP ĐỊNH CPTPP vừa có hiệu lực tại Canada vào 12:01am đêm, giờ Toronto, tức là 12:01pm trưa nay, giờ Vietnam, theo thông báo và cập nhật thường xuyên của anh David Hà (cũng có trang FB cùng tên nick này)

TIN VUI ĐẦU TIÊN LÀ: ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TUC KHAI NGUỒN GỐC XUẤT XỨ CO.
Thường được giới chuyên môn gọi là CERTIFICATE OF ORIGIN: Từ ngày 14 - 1, các doanh nghiệp VN nếu xuất hàng hoá sang 6 nước thành viên CPTPP (Canada, AUS, NZ, Nhật, Mexico và Singapore) thì có thể TỰ LÀM TỜ KHAI CO - nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. 

Tờ khai C.O mới trong CPTPP không cần đến đóng dấu của bất cứ cơ quan chính quyền nào, mà chỉ cần có chữ ký của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Bộ ngoại thương Canada cung cấp bản mẫu này (CO CPTPP.pdf)

HIỆU LỰC, TÍNH LÙI GIỜ CHO VIETNAM - Chỉ còn lại 15 ngày là hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực tại VN (vào ngày 14/1/2019)

Theo WTO dự đoán, mỗi nước thành viên phải chi trung bình 150 Triệu USD để chuẩn bị nhân lực, huấn luyện nhằm thực thi các cam kết. Như vậy, với các nước đang phát triển, thiếu thốn nhiều điều kiện để minh bạch nhất là công tác quản lý nhà nước (thường quan liêu và chồng chéo nhau) như Vietnam, Brunei và Peru có thể phải chỉ cao hơn con số 150 triệu nhiều . Việt Nam mình đã chi như thế nào để đầu tư phương tiện, thiết bị và nhất là tập huấn cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng* hiểu để thực thi CPTPP cho chính xác nhỉ?

GIỜ CHÓT TRƯỚC KHI SẢN PHẨM CỦA ÚC ĐỔ BỘ LÊN CANADA

Rượu vang Australia chuẩn bị đỗ bộ lên Canada sau ngày 30 - 12.

TỪ ngày 14 - 1, rượu vang nho hoặc Champagne có nguồn gốc xuất xứ từ Canada nhập vào VN sẽ được giảm từ 56% hiện nay xuống còn 41%, và sẽ là 36% vào đầu năm 2020

Ngoại trừ tôm hùm và cá Salmon xuất xứ từ Canada, Vietnam từ ngày 14 - 1, sẽ xoá hết thuế nhập khẩu cho các mặt hàng hải sản, như cua đông lạnh và cá biển nhập từ Canada và Australia (Đồng thời, sẽ giảm thuế nhập khẩu cho Cá Salmơn của Canada từ 18% hiện nay xuống còn 0%, và tôm hùm Canada thì từ 35% xuống còn lại 15%)

Ảnh. Các QG có màu cam là thành viên CPTPP. Tôm hùm Canada được giảm thuế tại các nước thành viên.Quảng cáo sớm rượu vang Úc tại tàu điện ngầm Toronto (các ảnh của anh David Hà).








No comments:

Post a Comment