Saturday, December 29, 2018

CẠNH TRANH ĐÃ THỰC SỰ MỞ MÀN TRONG KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (Shin Kawashima - The Diplomat)




Shin Kawashima  -  The Diplomat  

Chiến lực khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (FOIP) Tự do và Rộng Mở chuẩn bị bước vào giai đoan cao trào?

Đầu tháng 11 vừa qua, Phó Tổng thống Mĩ, Mike Pence, đến thăm Nhật Bản và đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cuộc họp đưa ra tuyên bố nói rằng sẽ có chính sách tài trợ cho những công trình to lớn, các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan tới lĩnh vực năng lượng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thông báo rất có thể đánh dấu chấm hết cho những lời lẽ khoa trương và khởi đầu một kỉ nguyên mới của cạnh tranh thực sự trong khu vực quan trọng sống còn về chiến này.

“Về phần mình, Mĩ đã tăng hơn hai lần khả năng của chúng tôi trong việc hỗ trợ các dự án phát triển tư nhân trong các nền kinh tế mới nổi. Đất nước tôi hiện đang cung cấp 60 tỉ USD tài trợ cho quá trình phát triển và các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là ưu tiên hàng đầu của Mĩ. Chúng tôi xin cám ơn Thủ tướng, vì Nhật Bản đã đặt mục tiêu đầu tư 10 tỉ USD do các tổ chức nhà nước và tư nhân tiến hành vào các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng có nhiều hứa hẹn. Và Mĩ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong việc xác định các dự án có nhiều hứa hẹn nhất trong khu vực này”, Mike Pence nhấn mạnh.

Có nghĩa là Nhật Bản và Mĩ sẽ đầu tư tổng cộng 70 tỉ USD vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi (FOCAC) rằng nước ông sẽ đầu tư 60 tỉ USD (trong đó có cả các khoản đầu tư tư nhân) vào các nước châu Phi. Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ và có những khoản đầu tư lớn vào khu vực Thái Bình Dương.

Một trong những lí do vì sao Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng như thế đối với khu vực rộng lớn, trải dài từ Á-Âu (Eutasia) đến Châu Phi và Thái Bình Dương là sự hỗ trợ và đầu tư từ các nước phát triển, đặc biệt là Mĩ, đã giảm đi đáng kể và có xu hướng đi kèm với những đòi hỏi phiền toái liên quan đến dân chủ hóa và nhân quyền. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở châu Phi và châu Á-Thái Bình Dương là rất lớn. Nguồn vốn từ các nước phát triển, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) không thể đáp ứng được nhu cầu này. Người ta cần tiền của Trung Quốc. Ngoài ra, ngay cả khi lãi suất tương đối cao và chất lượng của các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn của Trung Quốc là đáng ngại, các dự án Trung Quốc vẫn được chào đón nhiều hơn vì không đi kèm với điều kiện chính trị, thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thời gian xây dựng không kéo dài. Thật vậy, các khoản đầu tư của Trung Quốc thường là lựa chọn hấp dẫn nhất đối với các nước đang phát triển trong khu vực.

Vì lý do đó, người ta nghĩ rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc sẽ tiếp tục trong thời gian dài nữa, ngay cả khi những lời chỉ trích Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” xuất phát từ phương Tây ngày càng gia tăng và lo ngại về nền kinh tế của chính Trung Quốc trước những trục trặc về thương mại với Mĩ. Nhưng, với việc Washington và Tokyo chuẩn bị cung cấp một khoản tiền khổng lồ, các quốc gia trong khu vực này có thể lựa chọn giữa việc tiếp tục hướng hẳn sang Trung Quốc hay nhận những khoản hỗ trợ mới, to lớn từ Mĩ và Nhật Bản.

Kế hoạch này có thể giúp Mĩ giành lại vị trí đã bị mất, nhưng đây không phải là việc dễ. Trước hết, như trường hợp Campuchia đã cho thấy, trong những năm gần đây, Washington đã hạn chế ủng hộ những quốc gia mà họ cho là độc đoán. Trung Quốc đã nhanh chóng tiến vào và tận dụng được lợi thế, nhằm củng cố quan hệ với các nước này. Trong tương lai, Mĩ sẽ đối phó với các quốc gia độc tài như thế nào? Thứ hai, những khoản hỗ trợ của Mĩ sẽ không có những điều kiện kèm theo, hay sẽ lại có những yêu cầu về dân chủ và nhân quyền? Lãi suất thấp chắc chắn là một yếu tố hấp dẫn, nhưng người nhận cũng sẽ xem xét các khía cạnh khác - số tiền được cung cấp, tốc độ ra quyết định, các điều kiện kèm theo và tốc độ xây dựng. Giành được thế thượng phong so với Trung Quốc trong các lĩnh vực này là việc không dễ.

Dù sao mặc, những khoản hỗ trợ từ Nhật Bản và Mĩ sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển trong khu vực những lựa chọn mới. Nhật Bản, Mĩ và Trung Quốc, với tư cách là nhà tài trợ, sẽ phải cạnh tranh với nhau. Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc liên kết chặt chẽ với việc hình thành trật tự mới trong khu vực. Nhật Bản và Mĩ có thể lái trở lại theo hướng có lợi cho trật tự cũ hay không?

Đối với Nhật Bản, dường như cuối cùng Mĩ đã quyết định đưa khái niệm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng Mở (Free and Open Indo-Pacific -FOIP) - cho đến nay chỉ là một chiến lược trên danh nghĩa – lên tầm cao mới. Nếu thế, Nhật Bản phải hợp tác với Mỹ. Đây là một tình huống mà Tokyo đã dự đoán suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, khi Abe đến thăm Trung Quốc vào cuối tháng 10 vừa rồi, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về hơn 50 dự án hợp tác kinh doanh giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở các nước thứ ba. Abe không tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với những dự án trong Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, nhưng ông cam kết nhiều hơn với Trung Quốc. Do đó, Nhật Bản sẽ làm việc với Trung Quốc với một số điều kiện - một mặt, khuyến khích nước này tuân thủ trật tự quốc tế hiện hành, đồng thời thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng Mở (Free and Open Indo-Pacific -FOIP), coi đó là chính sách quan trọng trong quá trình hợp tác với Mĩ. Quan điểm này thực sự khá tương đồng với chính sách tham gia trước đây của Mĩ và chính quyền Abe buộc phải giải thích lập trường của mình với cử tọa cả trong nước lẫn trên trường quốc tế.

*
*
Is the Free and Open Indo-Pacific concept about to move into high gear?
By Shin Kawashima
December 24, 2018







No comments:

Post a Comment