Thursday, December 27, 2018

BẢN TIN NGÀY 27/12/2018 (Báo Tiếng Dân)




27/12/2018
.
BÀI VIẾT
.
28/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
27/12/2018
.
BẢN TIN
.
Tin Biển Đông

VOA có bài: Biển Đông, một năm nhìn lại. Theo đó, “trong năm 2018, Mỹ liên tục thực thi các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông dẫn đến những vụ chạm trán chưa từng thấy với hải quân Trung Quốc”. Trung Quốc ngày càng leo thang quân sự hóa Biển Đông, tiếp tục “triển khai tên lửa, máy bay ném bom ra các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa”.

Sự kiện đáng lưu ý trong tháng 12/2018 ở Biển Đông: “Tàu tuần dương USS Chancellorsville đi gần quần đảo Hoàng Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Trung Quốc điều tàu và máy bay ra để yêu cầu tàu Mỹ rời đi”.


Tất Thành Cang vào “lò”

Trong ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 9, ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư TP HCM, theo báo Tiền Phong. Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng – Chủ Trọng nêu nội dung quan trọng nhất là, BCH Trung ương ra quyết định kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách tất cả các chức vụ đảng.

Sau thông tin ông Tất Thành Cang bị tước mọi chức vụ trong đảng, báo Người Tiêu Dùng dự đoán: Bị cắt sạch mọi chức quyền, ông Tất Thành Cang sắp bước vào vòng lao lý. Báo này nhanh tay “nhận công” về mình: “Chỉ riêng vụ bán đất cho CTCP Quốc Cường Gia Lai, nếu Báo Người Tiêu Dùng không phát hiện, Thành ủy TP.HCM không kịp thời ngăn chặn, Nhà nước thất thoát ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng”.

Bài báo nhận định: “Khi đã mất chức, việc ông Tất Thành Cang bước vào vòng lao lý là khó tránh khỏi vì các sai phạm động trời và gây thất thoát ngân sách Nhà nước”. Đây chính là quy trình Đinh La Thăng đã trải qua trước đó: Đầu tiên là mất mọi chức vụ trong đảng, sau đó bị khởi tố và xét xử.

Tuy nhiên, nhà văn Lưu Trọng Văn lưu ý với ông Trọng, phải cẩn trọng qua sự việc của Cang. Vì trong phiên bỏ phiếu xem xét kỷ luật ông Tất Thành Cang vừa diễn ra, “gã hóng hớt hình như chỉ 64% ủng hộ cách chức Cang. Nghĩa là tại Thành uỷ HCM đại đa số không hào hứng gì công cuộc đốt lò của bác. Và tại BCH Trung ương có đến 36% cũng không hào hứng như trên”.

Trang VietNamNet thống kê: Đã có 5 ủy viên Trung ương đương nhiệm bị kỷ luật, trong đó có 3 người bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Tổng – Chủ Trọng phát biểu: “Từ đầu nhiệm kỳ khóa 12 đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý đã bị thi hành kỷ luật – con số chưa từng có”.


“Củi” Trần Bắc Hà

Bộ Công An yêu cầu tỉnh Bình Định cung cấp hồ sơ của ông Trần Bắc Hà, theo RFA. Cụ thể, phía công an yêu cầu chính quyền tỉnh Bình Định “cung cấp hồ sơ đất đai liên quan 3 công ty của ông Trần Bắc Hà đặt trụ sở tại địa phương này”, là  Công ty CP du lịch Hoàng Anh-Đất Xanh Quy Nhơn, Công ty CP Tập đoàn An Phú và Công ty CP đầu tư chăn nuôi Bình Hà. “Cả 3 công ty đều hoạt động kinh doanh tại thành phố Quy Nhơn và do thân nhân của ông Trần Bắc Hà làm chủ và điều hành”.

Chính quyền tỉnh Bình Định đang làm đúng theo các yêu cầu của Cơ quan điều tra Bộ Công An. Bài viết nhận định: “Ông Trần Bắc Hà được giới quan sát tình hình Việt Nam cho là người nắm ‘tay hòm, chìa khóa’ cho ông cựu Thủ tướng Việt Nam-Nguyễn Tấn Dũng”.


Sai phạm ở dự án metro Bến Thành

Báo Dân Việt đưa tin: Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên: 45/173 nhân sự BQL Đường sắt TP.HCM xin nghỉ việc. Trong báo cáo tháng 11/2018, ban quản lý đường sắt TP HCM cho biết có hơn 50 nhân sự, bao gồm lãnh đạo phòng, ban, chuyên viên đã và đang tiếp tục xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau. Các cán bộ xin nghỉ trong thời gian tuyến Metro số 1 dính nhiều bê bối, đội vốn và chậm trễ tiến độ.

Trong tình hình hầu hết sự chú ý của cả dư luận “lề đảng” lẫn “lề dân” đang đổ dồn vào ông Tất Thành Cang, vụ điều tra sai phạm ở dự án metro Bến Thành đang dẫn đến một cái tên khác cũng lớn không kém: Cựu Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân. Theo bài báo, Kiểm toán Nhà nước đã đề cập đến chuyện Sở KH&ĐT TP.HCM “trích dẫn những chỉ đạo của chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Lê Hoàng Quân về việc giao và cho phép cơ quan này thẩm định việc tăng tổng mức đầu tư đối với dự án này”.

Phạm vi của chiến dịch “đốt lò” ở miền Nam ngày càng mở rộng, thông qua vụ điều tra dự án trọng điểm metro Bến Thành: UBND TP.HCM phê duyệt sai thẩm quyền, theo báo Lao Động. Dự án này “được xác định là dự án trọng điểm quốc gia, chỉ có Thủ tướng Chính phủ mới có đủ thẩm quyền phê duyệt dự án, song UBND TP.HCM lại tự ý phê duyệt vượt thẩm quyền quy định”.

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao nhiều cán bộ BQL đường sắt đô thị TPHCM nghỉ việc? Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý đường sắt TPHCM thừa nhận: “Phí quản lý dự án hết rồi, 4 – 5 năm nay phải tạm ứng từ ngân sách thành phố. Vừa rồi có Thông tư 73 của Bộ Tài chính về việc các cơ quan, ban quản lý dự án phải tự chủ về tài chính, nên việc tạm ứng ngân sách thành phố khó khăn, dẫn đến chậm lương”.

Liên quan đến tuyến Metro Bến Thành, Nhật mong Việt Nam thanh toán càng sớm càng tốt dự án metro số 1, theo báo Tuổi Trẻ. Đó là yêu cầu và “năn nỉ” của ông Keiichi Ishii, Bộ trưởng Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản vào tối 25/12. Ông Keiichi Ishii nhấn mạnh, việc nợ tiền các doanh nghiệp Nhật Bản diễn ra trong thời gian dài, tới mức phải ngừng thi công. Đến cả tiền trả lương cho nhân sự ban Quản lý đường sắt TPHCM còn không có thì lấy đâu ra 100 triệu Mỹ kim trả cho phía Nhật.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Metro Bến Thành – Suối Tiên: Ai điều chỉnh tường vây ngầm 2 m còn 1,5 m? Hạng mục tường vây ngầm là một trong những hạng mục quan trọng then chốt đối với yêu cầu an toàn, tuy nhiên đã bị Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) và các đơn vị có liên quan đã điều chỉnh hạ độ dày từ 2m xuống còn 1,5m. Việc điều chỉnh diễn ra sau khi đã trúng thầu và dưới thời ông Lê Nguyễn Minh Quang làm Trưởng ban MAUR.

Báo VnExpress dẫn lời Trưởng BQL metro TP HCM: “Giảm độ dày tường vây tiết kiệm 4 triệu USD”. Ông Lê Nguyễn Minh Quang giải thích: “Điều đáng nói là việc điều chỉnh thiết kế tường vây đã đem lại khoản tiết kiệm tương đương 93 tỷ (4 triệu USD) và rút ngắn thời gian thi công hơn 5 tháng. Tôi khẳng định, việc điều chỉnh là để tiết kiệm cho thành phố”.  



“Sướng” như cán bộ cộng sản

SCIC Lộ khoản lỗ gần 1.000 tỷ đồng của đô thị mới An Khánh, theo báo Tiền Phong. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa bị phát hiện khoản đầu tư vào Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh không hiệu quả, lỗ gần 1.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tại công ty Vinaconex có 6 đơn vị đang thua lỗ, 7 đơn vị đã tạm dừng hoạt động.

Chuyện tại SCIC: Doanh thu giảm 30%, thu nhập lãnh đạo giảm 3%, theo BizLIVE. Theo đó, so với năm 2016, doanh thu năm 2017 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giảm 30%, Tuy nhiên, thu nhập của lãnh đạo chỉ giảm 3%. Mức thu nhập bình quân của cán bộ lãnh đạo là 68 triệu đồng/tháng. Nhưng điều vô lý nói trên lại không phải là nghịch lý, mà là cách cộng sản quản lý tài sản của dân: lời tăng thì chia nhau, còn có sụt giảm hay thua lỗ thì lương cán bộ vẫn như vậy, hoặc tăng.


Kinh tế – những chỉ số mê ảo

Báo Đất Việt có bài nói về bản chất của tăng trưởng mà truyền thông “lề đảng” đang được chỉ đạo tung hô: Nghĩ gì khi tăng trưởng GDP 2018 cao nhất trong 10 năm? Chuyên gia kinh tế, TS Bùi Trinh nhận định: “Tăng trưởng GDP không phải là tăng trưởng kinh tế”. Chỉ số quan trọng là tổng thu nhập quốc gia (GNI). Tuy nhiên, họ không dại gì tính GNI để người dân thấy rõ bản chất của nền kinh tế. Các số liệu liên quan đến GDP rất dễ “tô vẽ” để tạo nên thành tích ảo.

Ông Bùi Trinh cũng chỉ ra mâu thuẫn trong chỉ số tăng trưởng tín dụng và lượng cung tiền/GDP. Nó cho thấy, năm 2018, chính quyền đã bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế, khiến lạm phát gia tăng. Bên cạnh đó, ông Trinh cũng cảnh báo nợ Việt Nam đang ở mức cao, và nguy cơ rủi ro cũng rất cao.

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam có bài: Nhiều “điểm nghẽn” kéo lùi năng suất lao động. Theo các chuyên gia, “với khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động hàng năm, năng suất lao động thấp sẽ là một rào cản lớn cho nền kinh tế Việt Nam”. Năng suất lao động của Việt Nam ngày càng bị các nước trong khu vực bỏ xa hơn. Và thực tế, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Trung bình tăng năng suất lao động những năm gần đây của Việt Nam là 5,62%/năm, mức tăng khiêm tốn so với tiềm năng. Nguyên nhân do công nghệ, máy móc lạc hậu, cộng với nền kinh tế chủ yếu gia công, sơ chế, không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Nguyên nhân quan trọng nhất là định hướng kinh tế sai lầm, tư duy độc tài, bảo thủ trong điều hành và một nền giáo dục mục ruỗng.


Tin nhân quyền

Trong phiên xử sáng 26/12/2018, tòa phúc thẩm y án đối với tù chính trị Nguyễn Trung Trực, theo RFA. Ông Nguyễn Trung Trực, cựu Phát ngôn nhân kiêm chi hội trưởng của Hội Anh em Dân chủ miền Trung bị Tòa án cấp cao Đà Nẵng “bác bỏ kháng cáo và tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù giam và 5 năm quản chế” với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

LS Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trực, cho biết: “Thật ra trong phiên tòa anh Trực vẫn khẳng định một điều là anh không có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Mà thực chất những việc của ảnh làm là vận động, cổ súy cho dân chủ, dân quyền và việc này đã làm từ trước chứ không đợi tới hội Anh em Dân chủ anh mới làm”.

Ông Nguyễn Trung Trực bị dẫn đến tòa phúc thẩm ở Đà Nẵng ngày 26/12/2018. Nguồn: FB Nguyễn Văn Miếng


Hơn 150 du khách VN trốn ở Đài Loan

Zing dẫn lời nhân chứng du khách VN bỏ trốn ở Đài Loan: 18h nhận phòng, 19h rời đi. Nhân chứng này cho biết, “khoảng 40 du khách Việt Nam lần lượt rời khỏi khách sạn và bước lên những chiếc xe đang chờ sẵn, tạo nên cảnh tượng huyên náo trong một tiếng đồng hồ”. Đây là câu trả lời cho nỗ lực tuyên truyền của chế độ CSVN: Đất nước “đáng sống” sao mà người dân cứ tìm cách xây dựng tương lai ở nước ngoài?

Nhân chứng nói trên đã hỏi một du khách người Việt khác, đến Đài Loan công tác và cũng ở tại khách sạn này, rằng “có biết chuyện gì đang xảy ra không”. Người Việt đó nói với anh rằng, “có một số người Việt căn bản không đến Đài Loan để vui chơi mà mà để bỏ trốn”.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: 152 du khách Việt nghi bỏ trốn, Đài Loan lập đội đặc nhiệm tìm kiếm. Bà Trịnh Anh Huệ, giám đốc ban đối ngoại Cục Du lịch Đài Loan nhận định, đây có thể là vụ du khách “mất tích” lớn nhất trong vài năm trở lại đây ở Đài Loan. “Cục Du lịch Đài Loan cho biết đã yêu cầu cơ quan ngoại giao ngưng duyệt hồ sơ visa của công ty du lịch Việt Nam có liên quan đến vụ việc này”.

Facebooker Trương Quang Thi bình luận: “Có gì đâu mà các anh chị xôn xao cái vụ hơn trăm người bỏ trốn ở lại khi đi du lịch Đài Loan. Bây giờ hàng ngày vẫn còn có những chiếc thuyền vượt biên với hy vọng cập được bất cứ bến bờ nào của các xứ tự do không Cộng Sản. Hàng ngàn người Việt vẫn trốn qua Lào, Campuchia mỗi ngày. Nếu thống kê đầy đủ, có lẽ hiện nay phải hơn một triệu người Việt đang sống chui lũi không giấy tờ ở khắp nơi trên thế giới. Người ta ra đi với quyết tâm sẵn sàng xanh cỏ, miễn là thoát khỏi cái xứ Cộng Sản này“.


Tin môi trường

Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần có bài của chuyên gia về năng lượng và môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi: DÙNG TRO XỈ NHIỆT ĐIỆN THAN ĐỂ SAN LẤP MẶT BẰNG: Những câu hỏi về tiêu chuẩn môi trường. Bài viết cảnh báo: “Từ nay đến hết năm 2020, trung bình mỗi tháng sẽ có 1 triệu tấn tro, xỉ đem đi làm vật liệu san lấp mặt bằng công trình, hoàn nguyên mỏ và làm đường giao thông”.  

Một trong các câu hỏi được đặt ra: “Các cơ quan quản lý nhà nước đã có nghiên cứu khoa học toàn diện nào về mức độ phát tán các chất ô nhiễm có trong tro, xỉ (quan trọng nhất là các kim loại nặng và các chất hữu cơ gây ô nhiễm bền vững như PCB, dioxin/furan, phenol…) đến các tầng nước ngầm, nước mặt và đất khu vực san lấp hay chưa?” Nhiều khả năng là chưa, vì họ còn bận “nghiên cứu” cách trục lợi cho bản thân từ chuyện làm các dự án hủy hoại môi trường.


BOT tiếp tục “hút máu” dân

VOV dẫn phóng sự từ VTC cho thấy tình trạng hỗn loạn tại Trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Theo đó, nhiều lái xe đã dựng lều bạt ở trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài để phản đối, còn chủ đầu tư thì kêu cứu Bộ Giao thông Vận tải. Sau một tuần phản đối, vấn đề tại đây vẫn chưa được chính quyền giải quyết. Lái xe và người dân vẫn tiếp tục bám trụ để phản đối.

Ở một nơi khác, báo Pháp Luật Việt Nam cho biết, dự án BOT QL18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí: Chủ yếu trải thảm mặt đường, sao thu phí hơn 16 năm? Theo đó, “Nhiều người thắc mắc khi QL18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí dài khoảng 57km chỉ được cải tạo, nâng cấp nhưng lại thu phí ở mức cao và dự tính thu trong hơn 16 năm. Một người dân đặt câu hỏi: Chúng tôi đã đóng quỹ bảo trì đường bộ, sao giờ đi qua đây lại phải đóng thêm phí?”

Về câu hỏi trên, bộ GTVT nói BOT này thu phí cao và thời gian dài là “đúng quy trình”. Tuy nhiên, trước đó, thanh tra phát hiện giá trị dự án BOT này cao hơn giá trị thật. Việc nâng giá trị là nhằm tăng thời gian và giá tiền thu phí.

Về vấn đề một vài BOT tuyên bố xả trạm những ngày Tết, báo Tiền Phong hoài nghi: Chủ đầu tư xả trạm BOT: Vì người dân hay chỉ là để nghỉ Tết? Thực chất, những ngày Tết người dân đi lại, hàng hóa lưu thông rất ít, các doanh nghiệp cũng nghỉ Tết nên không có nhu cầu vận chuyển. Việc đưa ra thông tin xả trạm, chỉ là “chiêu truyền thông”, “mèo khóc chuột”, chứ BOT không dễ gì bỏ qua cơ hội “hút máu” dân.


***






No comments:

Post a Comment