Thursday, November 22, 2018

THÍCH NHẤT HẠNH VỀ VIỆT NAM SỐNG NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI (DCV Online)




DCVOnline
Posted on November 21, 2018 by editor

Ngày 26 tháng 10, 2018 thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về quê hương để sống những ngày còn lại tại chùa Từ Hiếu, nơi ông đã xuống tóc quy y.

Theo một bức thư gửi cho các học trò, Thích Nhất Hạnh đã quyết định dành phần còn lại của cuộc đời ông sống tại chùa Từ Hiếu, nơi ông được nhận đi tu lúc 16 tuổi.

Ảnh sau nhà Võ Đình/Helen Webb ở Brunswick, Maryland 1986. “… chốn ghé thăm của đôi uyên ương lẫy lừng kiếm phật Nhất Hạnh và Cao Thị Ngọc Phượng…” Ghi chú của LTH dưới ảnh: Nhất Hạnh, Linh Giang (cưỡi ngựa, con gái thứ của Võ Đình), Cao Ngọc Phượng, Helen Huệ Liên, Phượng Nam (con gái đầu của Võ Đình) sau nhà Võ Đình, Brunswick 1986. Nguồn: Lê Thị Huệ, “Ba người đàn bà và Võ Đình”, © gio-o.com 2010.

BuddhistDoor đưa tin Nhất Hạnh đã về đến Việt Nam vào ngày 26 tháng 10, 2018. Đây là chuyến đi thứ năm của ông về Việt Nam kể từ khi ông rời quê hương năm 1966. Nhất Hạnh đã dành vài ngày đến thăm nơi sinh của ông trước đến sống tại chùa Từ Hiếu ở thanh phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Năm 2014, Nhất Hạnh bị xuất huyết não và phải vào bệnh viện ở Pháp trong bốn tháng rưỡi. Năm 2016, Nhất Hạnh bày tỏ mong muốn về sống ở Thái Lan cho gần với quê hương. Sau khi điều dưỡng tại Làng Mai Thái Lan – trung tâm thiền Tiếp hiện lớn nhất Á châu với hơn 200 tu sinh – Nhất Hạnh hiện đang ở Việt Nam và ông định ở lại đây cho đến hết đời.
Trong thư gởi học trò, Nhất Hạnh viết:

“Kiến thức và hiểu biết Phật giáo mà tôi học được ở chùa Từ Hiếu hiện đang lan rộng khắp thế giới, và tôi tin rằng đã đến lúc tôi trở lại với cội nguồn của mình.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh 92 tuổi ngồi xe lăn dạo quanh rừng cây ở chùa Từ Hiếu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh 92 tuổi ngồi xe lăn dạo quanh rừng cây ở chùa Từ Hiếu, nơi ông về để chết; ông được đông đảo tín đồ chào đón – cùng lúc với nhưng công an thường phục có nhiệm vụ theo dõi ông.

Nhưng ngay cả trong buồi hoàng hôn của cuộc đời, Thích Nhất Hạnh – dù không thể nói hay đi đứng bình thường được kể từ sau khi bị đột quỵ năm 2014 – vẫn bị công an thường phục bên ngoài cổng chùa theo dõi chặt chẽ.

Một trong những người hầu cận lâu năm, yêu cầu dấu tên, nói,

“Đây không phải là một quốc gia hoàn toàn tự do, mọi thứ đều bị theo dõi và chính phủ luôn muốn mọi thứ phải ở dưới sự kiểm soát của họ.”

Kể từ khi trở về Việt Nam vào tháng trước, hàng trăm người đã đến cùng với thiền sư đi dạo xung quanh khu vườn xanh tươi của chùa Từ Hiếu.

Sư cô Chân Không (bên phải) ở một góc vườn của chùa Từ Hiếu, Huế. Nguồn AFP / Manan Vatsyayana

Hầu hết mọi ngươi chỉ tin vào thông điệp tâm linh của Nhất Hạnh, chứ không theo quan điểm chính trị của ông.

Tuy vậy thông điệp của Nhất Hạnh không phải lúc nào cũng được hoan nghênh: năm 2009 những tín đồ theo ông đã bị những tay đánh mướn đuổi khỏi tu viện Bát Nhã của họ ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Trong cuộc phỏng vấn với đâi BBC tiếng Việt ngày 02/04/2015, Sư cô Chân Không cho biết, trong chuyến đi thứ hai về Việt Nam năm 2007, sau khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm trai đàn bình đẳng chẩn tế để giải oan cho các nạn nhân chiến cuộc ở cả miền Nam, miền Trung, miền Bắc và trên toàn đất nước, thì được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp. Trong cuộc gặp đó

“Thiền sư đưa ra 10 điểm đề nghị, trong đó có:
“Nên có một bộ công an là đủ rồi, chứ đừng nên có thêm công an tôn giáo.” “Công an tôn giáo đi theo dõi mấy ông thầy tu với mấy ông cha cực quá, chỉ có nước Tàu với nước Việt Nam là có chuyện đó.” “Vì câu đó mà công an họ đập tan hoang, tơi bời.” “Mà họ đập tại vì mình cũng không chịu lo tiền, lo tiền từ Bảo Lộc cho tới Lâm Đồng.” “Nhưng mà mình đã muốn cống hiến cho đất nước năm giới, là năm phép tu tập chánh niệm, nên sẽ phạm giới nếu mình tham nhũng.”

Tường Vũ, giám đốc nghiên cứu Châu Á tại Đại học Oregon cho biết.

“(Chính phủ) lo ngại với bất kỳ nhóm nào có tổ chức, có khối lượng lớn, giống như chính phủ Trung Quốc đối xử với Pháp Luân Công.”

Giới lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam đã chứng minh họ có thể huy động quần chúng.

Các linh mục Thiên Chúa giáo đã lãnh đạo các cuộc biểu tình đòi bảo vệ môi trường, các Phật tử Hòa Hảo đã tiến hành các cuộc biểu tình chống cộng sản, và những người tín hữu Tinh lành ở cao nguyên đã đụng độ với chính quyền về quyền sử dụng đất ở vùng cao nguyên trung phần.

Nhưng các đệ tử Thích Nhất Hạnh nói họ là những người yêu hòa bình. Thích Chân Pháp, một trong những đệ tử thân cận nhất của Thích Nhất Hạnh nói,

“Chúng tôi biết rằng Việt Nam gặp khó khăn, và chúng tôi biết thế giới cũng cố gắng giúp Việt Nam mở ra, để có tự do hơn, được dân chủ hơn … chúng tôi cũng cố gắng giúp đỡ, nhưng chúng tôi làm theo cách Phật giáo.”

Trong những năm 1960, Thích Nhất Hạnh là một trong những người lãnh đạo của phong trào Phật giáo tại miền Nam Việt Nam kêu gọi đàm phán để chấm dứt chiến tranh. 1963 là đỉnh điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo tại đây. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng và cuối cùng là cuộc đảo chính 1 tahsng 11 của quân đội lật đổ chính quyền Đệ nhất Cộng hòa; phe đảo chính đã giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11.

Đến năm 1966, cuộc tranh đấu của Phật giáo ở Miền Trung ngoài việc đưa bàn thờ Phật xuống đường, lập đài phát thanh Tiếng Nói Cứu Nguy Phật Giáo, ban lãnh đạo Phật giáo tại đây còn lập ra “Đoàn sinh viên Quyết tử”.

Cùng năm 1966, Thích Nhất Hạnh đã bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra lệnh trục xuất trong lúc đang ở nước ngoài vận động chống chiến tranh. Ông có nhiều ảnh hưởng trong việc thuyết phục dân Mỹ chống lại sự tham chiến của quân đội Mỹ trong cuộc xung đột ở Việt Nam.

Nguồn: Calming the Fearful Mind: Easyread Edition By Thich Nhat Hanh, trang 115.

Năm 2001, bài nói chuyện ngày 25 tháng Chín tại nhà thờ Riverside ở New York của Thiền sư Thích Nhất Hạnh in lại trong cuốn “Calming the Fearful Mind” của chính ông kể lại chuyện “Bến Tre – 300,000 nóc gia/300,000 người – bị Mỹ bỏ bom tiêu hủy” nổi tiếng và gây tranh cãi. Nguyên văn bài nói chuyện này được Tổ chức Democracy Now lưu trữ trong bài tường thuật “Thousands Gather to Hear Vietnamese Monk and Peace Activist Thich Nhat Hanh Speak On ‘Embracing Anger’ and Working for Peace” của, ngày 26 , và 27 tháng Chín năm 2001.


“…One time I learned that the city of Ben Tre, … three thousand… three hundred thousand people was bombarded by American aviation just because some guerillas came to the city and tried to shoot down American aircrafts. They did not succeed, and after that, they went away. And the city was destroyed.”

“… Thị xã Bến Tre… ba ngàn… ba trăm ngàn người bị máy bay Mỹ bỏ bom chỉ vì vài anh du kích vào thị xã định bắn rơi máy bay Mỹ. Họ không thành công, và đã bỏ đi. Và thị xã đã bị tiêu hủy.” [giờ:phút:giây 1:25:00 – 1:25:50].

Sư cô Đinh Nghiêm nói “Không còn tranh đấu nữa, thầy chỉ tận hưởng thời gian của mình.”

Sư cô Đinh Nghiêm, một phụ tá của thiền sư Nhất Hạnh,  nói rằng sau cả một đời tranh đấu cho hòa bình, nay ông chỉ là ‘tận hưởng thời gian của mình’. Nguồn AFP / Manan Vatsyayana

© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:

– Zen anti-Vietnam war leader Thich Nhat Hanh suffers brain haemorrhage. By Mark John. Reuters, November 18, 2014

– Democracy Now, Thousands Gather to Hear Vietnamese Monk and Peace Activist Thich Nhat Hanh Speak On”Embracing Anger” and Working for Peace, September 26, 2001, https://www.democracynow.org/2001/9/26/thousands_gather_to_hear_vietnamese_monk

– Democracy Now, Thich Nat Hanh, Part 2, September 27, 2001, https://www.democracynow.org/2001/9/27/thich_nat_hanh_part_2

– Devotees, police keep vigil as Vietnam mindfulness monk comes home AFP/na | Chanel NewsAsia | 20 Nov 2018.







No comments:

Post a Comment