Thursday, September 20, 2018

MIỀN TRUNG-TÂY HOA KỲ ẢNH HƯỞNG RA SAO VÌ CUỘC CHIẾN TRANH MẬU DỊCH MỸ - TRUNG (Jonty Bloom - BBC News)




Jonty Bloom
Phóng viên kinh doanh, BBC News, Wisconsin
20 Tháng 9, 2018

Wisconsin tự gọi nơi này là Dairyland (vùng đất sản xuất sữa) của Hoa Kỳ, nhưng ngay bên ngoài thị trấn nhỏ Wausau bạn có thể tìm thấy một loại cây trồng ít truyền thống - nhân sâm.
Đây được coi là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới và tất nhiên Will Hsu, giám đốc điều hành công ty Nhân sâm Hsu tin như vậy.
Ông và cha mình đã xây dựng một doanh nghiệp lớn đang phát triển, bán và xuất khẩu các loại củ, được sử dụng để làm trà và các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc.

Cây trồng chuẩn bị thu hoạch năm nay đã được trồng từ năm 2013, rất lâu trước khi Tổng thống Trump được bầu, huống hồ trước khi ông phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Nhưng đầu năm nay, sau khi chính quyền Trump bắt đầu áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ, Trung Quốc áp phí nhập khẩu trả đũa lên một loạt sản phẩm của Hoa Kỳ, gồm cả nhân sâm.
Đối với Will Hsu điều đó rất tồi tệ.

"Về cơ bản bạn đang thêm 15% lên mức thuế 7,8% hiện có với nhân sâm, cộng thêm VAT. Vì vậy, về cơ bản bạn đang nói về thuế suất 30%," ông nói khi chúng tôi đang đứng trên cánh đồng nhân sâm.
"Rất khó khăn, thường đó là lợi nhuận trên sản phẩm của bạn, và nếu bạn không đạt được lợi nhuận đó bạn tự hỏi tại sao tôi vẫn bình chân trong lĩnh vực kinh doanh này?"

Nhưng không chỉ nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Dick Okray điều hành một công ty nuôi trồng và chế biến lớn ở Wisconsin. Hầu hết sản phẩm của ông được xuất khẩu, vì vậy bạn có thể nghĩ rằng thuế quan không ảnh hưởng đến ông ấy, nhưng bạn đã sai.
Là vì ông Okray đã chi hàng triệu USD mua sắm trang thiết bị làm sạch, phân loại và đóng gói sản phẩm cho công việc kinh doanh khoai tây của mình.
"Mỗi bộ phận của thiết bị đều hoàn toàn mới, được lắp ráp trong năm ngoái," ông giải thích.

Mỗi cỗ máy khổng lồ chứa hàng tấn thép và nhôm, vì vậy thuế nhập khẩu cao hơn đối với những kim loại này làm cho máy móc của ông ta trở nên đắt hơn.
"Bạn khó có thể làm được gì," ông nói. "Mọi người nói với bạn rằng sẽ có phụ phí với thép, và bạn hỏi là bao nhiêu, và họ chỉ nói rằng họ không biết."

Tại Plymouth, Wisconsin, một thị trấn nổi tiếng tự tuyên bố là thủ phủ phô mai của thế giới, những vấn đề về thuế quan lại hoàn toàn khác.
Sartori, một nhà sản xuất phô mai lớn, có một nhà máy ở trung tâm thị trấn tập trung vào thương mại xuất khẩu.
Cơ sở này gồm các hầm rượu lớn, nơi phô mai được hoàn thành bằng cách ướp trong rượu vang, hoặc phủ bằng ớt xay.
Công ty đã dành nhiều năm, và hàng triệu bảng Anh, thâm nhập vào các thị trường nước ngoài chỉ để tìm thuế mới đã phá hủy lợi nhuận của nó.

Chủ tịch của công ty, Jeff Schwager, nói rằng hiện giờ họ chỉ đơn giản đang chờ đợi ở đó.
"Chúng tôi mất nhiều năm để hiểu được các cửa hàng tạp hóa ở Mexico, vì vậy chúng tôi nghĩ chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chịu mức thuế trả đũa, và hy vọng rằng chúng chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, và hy vọng sau đó chúng tôi có thể phát triển kinh doanh."

Những chi phí bổ sung này cuối cùng cũng đánh lên người tiêu dùng, họ phải trả nhiều hơn. Sau cùng, thuế quan là các loại thuế áp lên giá cả.

Tổng thống Trump hứa hẹn rằng chiến lược thương chiến của ông có thể có nghĩa là nỗi đau ngắn hạn, nhưng sẽ đảm bảo lợi ích lâu dài, và mang lại công ăn việc làm và thịnh vượng cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại thành phố lớn nhất của Wisconsin, Milwaukee, điều ngược lại đã xảy ra.

Harley Davidson, có lẽ là sản phẩm Mỹ nhất, đã chuyển một số khâu sản xuất ra nước ngoài, nhằm tránh thuế lên xe máy của mình.
Nhưng trong tương lai như những gì Tổng thống Trump tuyên bố là một sự biện minh cho chính sách của ông.

Ở Racine, thị trấn ven hồ xinh đẹp, một trung tâm công nghiệp khổng lồ mới đang được phát triển cho Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử của Đài Loan. Nó sản xuất mọi thứ từ iPhone đến màn hình ti vi, và thường sản xuất ở Trung Quốc và xuất sang Mỹ.
Nhưng giờ đây với việc tạo ra một địa điểm sản xuất hàng tỷ đô la ở Wisconsin, Tổng thống Trump tuyên bố đây là "kỳ quan thứ tám của thế giới".

Trong chuyến tham quan của tôi tới địa điểm này tôi nhìn thấy tấm đầu tiên, của bức tường đầu tiên, của tòa nhà đầu tiên, đang mọc lên. Có vẻ rất lớn nhưng sẽ sớm bị lấn át bới các nhà máy lớn hơn nhiều trải dài vài dặm vuông ở Wisconsin.

Thương mại toàn cầu
Mặc dù Tổng thống Trump có thể cho là Foxconn đến Wisconsin để tránh thuế, và mang việc sản xuất và công ăn việc làm đến Mỹ, Louis Woo, người đứng đầu dự án cho Foxconn, lại tin theo cách khác.
"Chúng tôi đã ở đây trong 30 năm qua, nhưng không phải theo cách huênh hoang của chúng tôi," ông nói. "Quyết định ở lại đây của chúng tôi là để ít phải đối đầu với xung đột thương mại, nhưng được làm việc nhiều hơn với nhân tài và thị trường ở đây."

Đối với Tổng thống Trump thương mại và thương chiến rất đơn giản. Nhưng thực tế là không có cái gì là như vậy.

Thuế quan với thép và nhôm đã đẩy chi phí lên các công ty trong nước, thuế quan trả đũa làm giảm khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, làm hỏng các kế hoạch, cắt giảm lợi nhuận và đe dọa đầu tư - trong khi công ăn vệc làm chuyển tới những nơi không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.

Đầu tư mới ở Mỹ dựa trên lợi thế công nghiệp khổng lồ của nước này và lực lượng lao động tay nghề cao, chứ không phải dựa trên các tweet của Tổng thống Trump hay là thuế quan của ông.

Mỹ đã duy trì nền kinh tế giàu có và mạnh nhất thế giới kể từ năm 1945 bằng cách tạo ra và hưởng lợi từ hệ thống thương mại thế giới hiện nay.
Tổng thống Trump dường như không nhận ra sự thật đơn giản đó, và đang đe dọa phá vỡ hệ thống.

Tại thời điểm này, với nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng hơn 4% một năm, những nỗ lực của ông là để sống sót, nhưng những công ty và những con người ở Wisconsin đang bị ảnh hưởng.

Một chuyến đi đơn thuần qua Wisconsin sẽ chứng minh tất cả trong vài giờ, nhưng nó là một hành trình mà Tổng thống Trump có lẽ sẽ không bao giờ thực hiện.

-----------------------
Xem thêm bài về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:







No comments:

Post a Comment