Saturday, September 22, 2018

ĐIỂM TIN NGÀY 22/9/2018 (Báo Tiếng Dân)




22/09/2018

Chủ tịch đang sống bổng dưng từ trần!
Cư dân mạng bàn tán về cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, qua đời lúc 10h05′ sáng ngày 21/9/2018, bởi chẳng ai biết ông Quang bị bệnh gì, bệnh từ khi nào, tự nhiên ông lăn đùng ra chết. Không những thế, ông Quang qua đời chưa đầy 2 tiếng sau thì các báo đồng loạt đưa tin, là điều không đúng với “quy trình” đưa tin về cái chết của nguyên thủ quốc gia ở xứ này.

Sau khi ông Quang qua đời, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nói rằng ông Quang mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại. Ông Triệu nói với VnExpress: “Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian“.

Nói về cái chết “lạ” của ông Quang, PGS TS Mạc Văn Trang viết: “Có hơn 2 năm làm Chủ tịch nước mà ông Quang xọm đi ghê quá. Khi tuyên thệ nhậm chức, trông ông rất cường tráng, lại cao to; nhiều người bảo Chủ tịch nước được cái hình thức oai vệ. Rồi ông mắc bệnh bí hiểm, đi chữa bệnh bí mật bên Nhật; rồi lai đột ngột xuất hiện và ‘làm việc đến giây phút cuối cùng’! Cái chết của ông có điều gì đó bí hiểm?

Một số người so sánh cái chết của ông Quang với cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Nhà văn Tạ Duy Anh viết: “Nhưng rốt cuộc, cả hai ông, khi lên đến đỉnh cao nhất của quyền lực (ông Bá Thanh chỉ còn cách một nấc) thì ngã bệnh, loại bệnh gần giống nhau, cực kì ác hiểm, đều bí mật đi chữa chạy tại những bệnh viện tốt nhất thế giới, tiền phải bỏ ra hàng đống, nhưng hầu như đều vô tác dụng“.

BBC có bài tổng kết “cuộc đời và sự nghiệp” của ông Quang, ý kiến của các nhà báo, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước về ông Quang. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói: “Thực sự dấu ấn đáng kể nhất của ông là thời còn Bộ trưởng Bộ Công an… là đã chỉ huy những chiến dịch đàn áp nặng nề đối với giới đấu tranh, hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam và bắt nhiều người“.

Nhà báo Trân Văn có bài tổng kết về phản ứng của cư dân mạng đối với cái chết của ông Trần Đại Quang. “Tịnh Văn Võ thì “Chúc cả nước ba ngày quốc tang vui vẻ”. Không ít người hẹn nhau ăn nhậu nhân dịp quốc tang và mong có thêm thật nhiều quốc tang! Từ những diễn biến như đã kể trên mạng xã hội và các diễn đàn điện tử, Pham Nguyen Truong nhắc nhở: Toàn đảng và từng đảng viên hãy nhìn phản ứng trước cái chết của Trần Đại Quang mà điều chỉnh ngay lập tức cách hành xử thì may ra mới kịp“.

Facebooker Trịnh Hữu Long nói về “nghĩa tử là nghĩa tận”qua cái chết của Trần Đại Quang: “Muốn thiên hạ có ‘nghĩa’ với mình khi mình chết thì tối thiểu khi còn sống cũng phải có ‘nghĩa’ với thiên hạ. Còn khi sống mà trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tội ác, hoặc im lặng về hùa với kẻ ác, thì đừng trách người ta vui mừng khi mình chết, bởi cái chết đồng nghĩa với việc không còn khả năng gây ra tội ác nữa“.

Báo Dân Việt có bài: Những đại án được phá thời Đại tướng Trần Đại Quang làm Bộ trưởng. Không biết tác giả bài này khen ông Quang hay kể tội ông ta khi nhắc tới vụ án Dương Chí Dũng vì mọi người đều biết trong phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng khai đã đưa hối lộ cho ông Trần Đại Quang và Phạm Quý Ngọ hàng chục tỷ, để rồi hơn hơn 1 tháng sau, ngày 18/2/2014, ông Ngọ lăn đùng ra chết.



Lâm tặc phá rừng phòng hộ
Trang Infonet có bài: Huế: Lâm tặc ‘rộn ràng” rút ruột rừng phòng hộ A Lưới. Phóng viên báo Infonet trực tiếp điều tra, phát hiện lâm tặc đang ngày đêm “xẻ thịt” hàng loạt gỗ quý lâu năm ở rừng phòng hộ A Lưới, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Video clip cho thấy, cận cảnh lâm tặc ‘xẻ thịt’ rừng phòng hộ A Lưới. Trên núi Rur, ở tiểu khu 311, xã Hương Phong, khe Bưởi tiểu khu 297, xã Phú Vinh và rừng phòng hộ A Lưới, huyện A Lưới, đã bị lâm tặc đốn hạ, chỉ còn lại những gốc cây trơ trụi:


Độc quyền sách giáo khoa
Chuyện lạ: Vụ trưởng từng từ chức vì phản đối cách làm chương trình, SGK. Báo Thanh Niên đưa tin, do bất đồng quan điểm trong việc xây dựng chương trình tiểu học và làm sách giáo khoa, năm 2001, ông Nguyễn Kế Hào đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Tiểu học đã viết đơn xin từ chức.

Ông Hào kể rằng, lúc đó có 4 bộ SGK đang được sử dụng rất hiệu quả, nhưng Bộ GD-ĐT muốn làm “một chương trình, một bộ SGK duy nhất”. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “điều động hầu hết thành viên Vụ Tiểu học làm tác giả SGK chương trình tiểu học 2000“, trong đó có ông. Ông Hào nói: “Tôi là vụ trưởng mà tham gia viết sách thì vừa đá bóng vừa thổi còi”. Và ông từ chức.



Cách đọc tin tức
VOA có clip về đọc hiểu tin tức, phân biệt tin thật, tin giả: “Nhu cầu về đọc hiểu tin tức có lẽ đang lớn hơn bao giờ hết. Trau dồi kĩ năng quan trọng này có thể mang đến cho chúng ta sức mạnh tự mình tìm kiếm sự thật. Bởi đã từng có tiền lệ, một vài tin tức tưởng như sự thật nhưng hoá ra lại hoàn toàn là điều dối trá“.

VIDEO :

*







No comments:

Post a Comment