Friday, September 21, 2018

BẢN TIN NGÀY 21/9/2018 (Báo Tiếng Dân)




21/09/2018

Sức khỏe Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra sao?
Mặc dù báo chí do đảng kiểm soát không có dòng tin nào nói về sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong thời gian gần đây, nhưng cư dân mạng đồn rằng, ông Quang hiện đang nguy kịch. Nhà báo Phạm Việt Thắng cũng đã đưa tin về sức khỏe ông Quang qua mấy câu thơ, nhưng đã gỡ bỏ ngay sau đó.

Ông Trần Đại Quang với cái trán bị bầm, đã chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hôm 15/9. Ảnh: Chiến Thắng/ báo TU Khánh Hòa

Nhà báo Huy Đức đòi nhân quyền cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong một stt trên Facebook, ông Huy Đức nói viết: “Với hình ảnh của Chủ tịch nước xuất hiện trên VTV tối qua và diễn biến chiều nay, tôi nghĩ là TTX nên bắt đầu phát đi những bản tin đầu tiên về ‘sức khỏe của Đại tướng Trần Đại Quang’Lãnh đạo cũng không tránh khỏi quy luật sinh – lão – bệnh… Người dân có quyền được biết và ông cũng nên được đối xử như một con người, ốm thì phải được nghỉ ngơi chữa bệnh“.

Hình ảnh mới nhất của ông Trần Đại Quang trên VTV

Facebooker Christine Nguyen cũng hé lộ về tin này: “Trong Hội nghị trung ương 8 sắp tới đồng chí Nguyễn Thiện Nhơn sẽ thay đồng chí Trần Đại Quang mần chủ tịch nước, còn đồng chí Quang sẽ yên tâm chờ ngày đi đoàn tụ ông bà“.


Tin nhân quyền
Vụ bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế bị câu lưu ở sân bay Nội Bài ngày 9/9/2018 và bị an ninh Việt Nam trục xuất qua Malaysia, Việt Nam đã bị lên án tại khoá họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

RFA có bài phóng vấn bà Stothard, bà cho biết: “Mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo”.

Cũng tin nhân quyền, VOA đưa tin: CPJ lên án Việt Nam bỏ tù nhà báo phanh phui các vụ cưỡng chế đất. Sau khi kết án nhà hoạt động Đỗ Công Đương 4 năm tù, Việt Nam đã bị Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) lên án về bản án bất công này. CPJ cũng và kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho ông. Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao về Đông Nam Á của CPJ, nói: “Nếu Việt Nam muốn được nghiêm túc coi là một thành viên quốc tế có trách nhiệm thì họ phải ngừng bỏ tù các nhà báo”.


Lãnh đạo Hà Nội và nền chính trị “ngáo đá”
Sau khi đám “trẻ trâu” sử dụng ma túy tại lễ hội “du hành tới mặt trăng” bị sốc thuốc, kẻ thì chết, người thì vào bệnh viện cấp cứu, chúng được lãnh đạo TP Hà Nội ưu ái tới thăm, tặng tiền. Cư dân mạng tìm cách lý giải câu hỏi: Vì sao lãnh đạo Hà Nội dám chơi trội như thế?

Một số người cho rằng, sở dĩ đám “trẻ trâu” đó được lãnh đạo Hà Nội ưu ái là vì chúng là con cái của các lãnh đạo cao cấp. Facebooker Christine Nguyen viết: “Tin không liên quan lắm cho biết, đồng chí gái Ngáo Đập Đá được phó chủ tịch Hà Nội lẫn cán bộ Sở Y tế Hà Nội nghiêm chỉnh xếp hàng vào thăm là con của một đồng chí thứ trưởng có nhà ở quận Đống Đa“.

Facebooker Chánh Lê tiết lộ: “Đây là Trần Thị Tâm sinh năm 1996, Hà Nội, nó là con của một vị quan to hiện đang công tác ở bộ. Con ma túy đá này là 1 trong 5 con còn sống sót, 7 con kia đã đi đoàn tụ với ông bà. Nó nằm viện và một bầy quan chức tới ân cần thăm hỏi, trưởng đoàn là Ngô Văn Quý, phó chủ tịch Hà Nội trao phong bì và còn khoanh tay lễ phép nghiêng mình cung kính“.

Nhà báo Nguyễn Hồng Lam bình luận: “Không ai trong số những người đang đứng khoanh tay lễ độ và nghiêm trang ấy là trẻ trâu cả. Họ là quan chức trong và đại diện cho bộ máy chính quyền của một thành phố. Hành động, việc làm của họ bao hàm đầy đủ mục đích, ý nghĩa đó… Cái đáng thất vọng về họ là não trạng chứ không phải hành vi. Với vị trí và trọng trách, họ phải ý thức rõ việc mình đang làm, vị trí đang đại diện. Phải chăng họ đang vẽ minh họa cho một nền chính trị ngáo đá?

Báo Giáo Dục VN có bài: Ông Quý Phó chủ tịch nhân văn quá, nhân văn không chịu nổi! Tác giả nhắc lại vụ 400 giáo viên ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bị mất việc từ ngày 1/9/2018, nhưng không thấy lãnh đạo Hà Nội nào tới thăm hỏi, động viên, tặng quà cho họ.

Tác giả đặt câu hỏi: “Giữa những cô giáo đã có trên dưới 20 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người bỗng mất cả nguồn thu ít ỏi từ lương và niềm vui nghề nghiệp, với mấy kẻ xài ma túy bị sốc, ai đáng được thăm hỏi động viên hơn?

Báo Người Đưa Tin đang giúp ông Ngô Văn Quý giải quyết vụ khủng hoảng này: Sao vội lên án… một tấm lòng?! Còn ông Quý thì tìm cách bịt miệng cư dân mạng: Phó Chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý: Đẩy mạnh quản lý thông tin tiêu cực trên mạng.


Kẻ cướp tặng khóa chống trộm
Trong khi Trung Quốc ‘gia tăng tấn công mạng’ nhắm vào Đài Loan, thì ở Việt Nam, Trung Quốc viện trợ Bộ Công an Việt Nam phòng lab giúp Việt Nam vấn đề an ninh mạng. Theo đó, món quà phòng lab này nhằm “thu thập, khôi phục chứng cứ dữ liệu điện tử“, đặt tại TPHCM.

Lễ TQ trao tặng phòng Lab cho CAVN hôm 14/9. Ảnh: BCA

Không riêng Đài Loan, mà các nước khác đều lo ngại các hãng IT của Trung Quốc đánh cắp dữ liệu. Tháng trước, Úc cũng đã ra lệnh cấm hai hãng công nghệ thông tin lớn của TQ là Huawei và ZTE cung cấp thiết bị hệ thống viễn thông cho Úc. Trước đó Mỹ cũng đã cấm mua bán hay sử dụng sản phẩm của hai hãng này vì lo ngại an ninh mạng ở Mỹ.


Nhóm sinh viên trường cảnh sát đánh chết người khi say rượu
Kênh 14 đưa tin: 4 sinh viên trường Cảnh sát liên quan đến vụ truy sát một nam thanh niên đến chết ở Sài Gòn sẽ bị xử lý như thế nào? Nạn nhân là anh Trương Phan Phát Tài, ở Sài Gòn đã bị 4-5 sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân Dân 2, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM, đánh đập đến chết.

Chị O, vợ sắp cưới của nạn nhân cho biết: “Lúc đó nhóm khoảng 4 – 5 thanh niên đi bộ ngang qua rồi buông lời chọc ghẹo tôi nên anh Tài bực tức lao xe máy vào nhóm người này nhưng bị té ngã. Sau đó bị nhóm thanh niên trên lao vào đánh anh khiến anh phải bỏ chạy thoát thân. Khi anh Tài bị té ngã, nhóm người này tiếp tục lao vào đánh tới tấp. Mặc dù đã cầu xin và kêu cứu nhưng nhóm thanh niên hung dữ vẫn tiếp tục đánh cho đến khi nạn nhân tử vong”.

Chi tiết anh Tài bị sinh viên trường CS đánh chết, đã bị đổi thành tự anh lao vào cửa kính, tử vong: “Chồng sắp cưới của tôi đã bỏ chạy vào cửa hàng ven đường để trốn. Do tấm kính cửa hàng trong suốt nên anh Tài không biết đã lao vào khiến tấm kính vỡ nát. Anh Tài bị các mảnh vỡ cắt gây thương tích trầm trọng và tử vong trên đường đi cấp cứu. Giá như lúc đó tôi không giận anh ấy thì đâu có chuyện đau lòng này…”

Phóng viên báo chí nhà nước phải làm theo lệnh của Ban Tuyên giáo và Bộ Truyền thông – Thông tin, đưa tin sai sự thật, dẫn tới việc xem thường độc giả. Hoặc là họ dốt đến mức không hiểu rằng, kính cắt vào người nạn nhân, cho dù cắt kiểu gì đi nữa, cũng chỉ có thể gây thương tích ngoài da, không thể là nguyên nhân gây ra cái chết cho anh Tài hay bất cứ người nào được. Bị các sinh viên trường cảnh sát đánh hội đồng mới là nguyên nhân giết chết anh Tài.


Việt Nam xếp hạng thấp về “Chính phủ điện từ”
Báo Thanh Niên đưa tin: Chính phủ điện tử Việt Nam xếp hạng thấp vì nhiều cơ quan ngại minh bạch. Báo cáo của Liên Hiệp quốc cho biết, Việt Nam xếp 88/193 quốc gia về xếp hạng chính phủ điện tử, đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN. Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà thừa nhận: “Một số không muốn làm, vì đưa công nghệ vào thì minh bạch hóa toàn bộ quá trình làm thủ tục và rõ trách nhiệm; bất kỳ lúc nào cũng biết lỗi ở đâu, chậm trễ ở đâu”.

Quyền Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, sự thịnh vượng của mỗi quốc gia dựa trên internet, nhưng lại sợ internet không an toàn và khuyến nghị dùng hệ điều hành, phần mềm virus Việt Nam. Có lẽ nguyên nhân chính là do chính phủ lo sợ người dân biết quá nhiều sự thật, theo TT nguyễn Xuân Phúc cảnh báo, “tỉnh táo trước âm mưu đánh phá của thế lực thù địch” và ông Phúc cho rằng, phải có “kỷ luật sắt” để quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử thành công.


Phó chủ tịch và nhiều quan xã xài bằng giả
Báo Dân Việt đưa tin: Quảng Ngãi: Phát hiện khó tin về Phó Chủ tịch UBND xã dùng bằng giả. Theo đó, hàng loạt cán bộ thuộc xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị phát hiện dùng bằng tốt nghiệp THPT giả, trong đó có ông, N.A.Đ, Phó chủ tịch xã An Vĩnh.
Ông Trương Văn Sửu, Trưởng phòng Nội vụ huyện Lý Sơn nói: “Thông tin ông N.A.Đ  – Phó Chủ tịch UBND xã An Vĩnh chưa có bất kỳ bằng cấp chuyên môn gì theo quy định, ngoài bằng trung cấp chính trị mà lãnh đạo chính quyền huyện cung cấp là đúng. Tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào năm 2016 (nhiệm kỳ 2016 – 2021), ông N.A.Đ đã trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch HĐND xã An Vĩnh, đến tháng 7.2017 thì được điều chuyển sang làm Phó Chủ tịch UBND xã này cho đến nay”.

Ông Trần Bút, Chủ tịch xã An Vĩnh viện lý do bao che cho cấp dưới của mình, rằng ông Đ có công lao, công tác nhiều năm, nên tạo điều kiện cho nợ bằng cấp để làm việc cho đến khi về hưu.


Thanh tra sai phạm dự án 250 tỉ tại Bệnh viện Bắc Giang
Báo Dân Trí đưa tin: Phát hiện nhiều sai phạm trong dự án trăm tỷ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Kết luận của thanh tra tỉnh Bắc Giang chỉ ra nhiều sai phạm trong xây dựng các hạng mục tại Bệnh viện Bắc Giang, với tổng mức đầu tư 250 tỉ đồng, trong đó, trách nhiệm lớn nhất thuộc về giám đốc bệnh viện.


Hết tiền xài, tìm cách bóp cổ dân
Trang Zing có bài: Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên khung cao nhất 4.000 đồng/lít. Từ ngày 1-1-2019, mỗi lít xăng dầu sẽ phải cõng thêm thuế môi trường 4000 đồng.

Người dân lại phải tiếp tục gồng mình gánh thêm thuế để bảo vệ cái gọi là “môi trường”. Thế nhưng đất nước như một bãi rác từ nam chí bắc, ô nhiễm môi trường khắp nơi, thường đến từ các dự án được nhà nước chống lưng. Nguồn thu từ việc tăng giá xăng thay vì bảo vệ môi trường, nhưng môi trường càng ô nhiễm dù người dân càng đóng thuế nhiều hơn.



***









No comments:

Post a Comment